Cơ cấu tổ chức của Công

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh địa ốc thu đại thành tỉnh sóc trăng (Trang 32)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hình 3.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty

Giám Đốc: Là người có quyền hạn cao nhất, có nghĩa vụ tổ chức bộ máy quản lý sao cho có hiệu quả, tổ chức phân công, chỉ đạo các Phòng ban, cũng như trực tiếp lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Công ty. Đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và pháp luật về việc chấp hành các chính sách, quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra tại đơn vị.

Phòng kế toán: Là bộ phận quan trọng trong thực hiện các chức năng về

quản lý tài chính ở công ty, xây dựng hệ thống thông tin kế toán, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu thập và xử lý các thông tin ban đầu, thực hiện các chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính. Qua đó cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình tài chính của

Công ty.

Phòng tổ chức hành chính và nhân sự: Tổ chức điều hành công tác quản lý của Công ty về quản lý, tổ chức hành chính quản trị. Lưu trữ tài liệu, hồ sơ, quản lý sử dụng con dấu của Công ty theo nguyên tắc của Nhà Nước, tiếp nhận công văn... Đồng thời thực hiện công tác tổ chức quản trị nhân sự, chế độ chính sách đố ớ ườ độ đả ả ươ ệ đề ệ ệ ệ Giám Đốc Phòng quản lý hành chính và nhân sự Phòng kế toán Phòng kinh doanh Chủ tịch hội đồng quản trị

kiểm tra công tác quản trị hành chính văn phòng, bảo vệ an ninh trật tự. Ngoài ra, còn lập kế hoạch triển khai nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

đề xuất khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên vi phạm, nghiên cứu tổ

chức, sắp xếp lao động cho phù hợp với hoạt động của công ty. Phòng kinh doanh:

Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng thực hiện kế hoạch và phương án kinh doanh. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng từđó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng

đó. Thực hiện công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu cho công ty.

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.3.1 Tổ chức nhân sự 3.3.1 Tổ chức nhân sự

Công ty TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, nghĩa là toàn công ty chỉ có duy nhất một phòng kế toán để tập trung thực hiện toàn bộ các công việc kế toán. Các bộ phận khác chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ hay báo cáo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về phòng kế toán để nhân viên kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. Đơn vị thu thập, phân loại gọi là đơn vị báo sổ.

Hình 3.2: Sơđồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Địa Ốc Thu Đại Thành

Kế Toán Trưởng Đơn vị báo sổ Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán kho Kế toán thanh toán, thủ quỹ

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ

Kế Toán Trưởng - (Ông) Lương Thanh Tùng: Có nhiệm vụ hướng dẫn chế độ kế toán cho mọi thành viên trong phòng. Tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kiểm tra, kiểm soát. Tiến hành hướng dẫn đội ngũ kế toán thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, và là người chịu trách nhiệm về mọi số liệu có trên báo cáo tài chính.

Kế toán công nợ - (Ông) Trần Trung Vi: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình phải thu, phải trả trong nội bộ công ty.

Kế toán tổng hợp - (Bà) Lý Thị Ánh Hồng: Có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết sổ tổng hợp. Phản ánh tất cả các hoạt động tăng, giảm vốn, tài sản, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

Cuối tháng, quý, năm tổng hợp trên sổ sách kế toán điều hành kiểm tra phân loại đối chiếu các bộ phận có liên quan, chỉnh lý lập kế hoạch báo cáo kế

toán trưởng xét duyệt.

Kế toán kho - (Ông) Phạm Văn Cần: Theo dõi tình hình nhập - xuất – tồn hàng hoá từ các bản kê mua hàng và hoá đơn đỏ, tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán định kỳ báo cáo vào cuối tháng, quý, năm.

Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ - (Bà) Nguyễn Thị Ánh Thu: Có trách nhiệm theo dõi và phản ánh các khoản thanh toán của đơn vị với khách hàng, lập phiếu thu, phiếu chi theo quy định và theo dõi các khoản tiền gửi và tiền vay ngân hàng. Theo dõi thời gian đáo hạn các chứng khoán thanh toán để thực hiện chi trả đúng hạn. Theo dõi vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời đúng thời gian, tổng hợp số liệu lên báo cáo tài

chính.

3.3.3 Chế độ kế toán tại Công ty

Chếđộ kế toán đang áp dụng tại Công ty là chếđộ kế toán theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi

3.3.4 Hình thức kế toán tại Công ty

Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệđối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỊA ỐC THU ĐẠI THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quảđó. Dựa vào đó ta sẽ phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của công ty, chi phí nào thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, mức độ kiểm soát chi phí của công ty, dựđoán xu hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được trong ba năm vừa qua.

Căn cứ vào các số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012, ta phân tích kết quả kinh doanh của công ty như

24

Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 )

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu BH và CCDV 1.218.648.895 1.169.983.728 1.600.432.076 -48.665.167 -4 430.448.348 36,8

Các khoản giảm trừ doanh thu 98.105.340 98.105.340

Doanh thu thuần về BH và CCDV 1.218.648.895 1.169.983.728 1.502.326.736 -48.665.167 - 4 332.343.008 28,41 Giá vốn hàng bán 907.235.600 701.300.910 828.852.901 -205.934.690 22,7 127.551.991 18,19 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 311.413.295 468.682.818 673.473.835 157.269.523 50,5 204.791.017 43,7 Chi phí bán hàng 984.556.112 754.197.722 1.668.736.698 -230.358.390 23,4 914.538.976 121,26

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.236.105.867 2.125.753.370 1.196.435.110 889.647.503 72 -929.318.260 -43,72

Lợi nhuận thuần từ HĐKD -1.909.248.684 -2.411.268.274 -2.191.697.973 -502.019.590 -26,29 -219.570.301 -9,1

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -1.909.248.684 -2.411.268.274 -2.191.697.973 -502.019.590 -26,29 -219.570.301 -9,1

Qua kết quả trên cho ta thấy được cái nhìn tổng quát tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012. Trong 3 năm vừa qua tất cả ba khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty diễn biến theo chiều hướng giảm rồi tăng vì doanh nghiệp vừa mới thành lập do đó công tác kinh doanh chưa ổn định và hiệu quả.

4.1.1 Phân tích các khoản chi phí

Trong những năm gần đây, tình hình chi phí càng diễn biến phức tạp nhất là

đối với các mặt hàng thực phẩm, lao động,… từđó làm chi phí đầu vào tăng đáng kể, để thấy rõ tình hình thay đổi chi phí kinh doanh của đơn vị, ta đi vào phân tích tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012.

Nếu trong kinh doanh, doanh thu hoạt động tăng lên là một dấu hiệu khả

quan nhưng khi doanh thu tăng thì chi phí tăng bao nhiêu là phù hợp ? Dựa vào bảng 4.1: tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm ta sẽ thấy rõ. Chi phí giá vốn có sự tăng giảm không ổn định theo từng năm, cụ thể năm 2011 giảm 22,7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,19% so với năm 2011 với mức giảm và tăng lần lượt là 205.934.872đ và 127.551.991đ. Tuy giá vốn hàng bán gia tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng đi cùng với sự tăng lên của giá vốn là sự

tăng lên của doanh thu nên sự gia tăng của khoản mục chi phí này không đáng lo. Chi phí bán hàng cũng có chiều hướng giảm rồi lại tăng qua từng năm, giảm nhiều nhất là vào năm 2011. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 giảm 23,4% tương ứng số tiền là 230.358.390đ, năm 2012 so với năm 2011 tăng đột biến là 121,26% với số tiền tăng lên là 914.538.976đ. Với mức tăng đột biến như thế cho thấy rằng đây là một dấu hiệu không tốt cho Công ty do đó cần tập trung xem xét và có hướng giải quyết thích hợp nhằm ổn định tình hình phát sinh chi phí.

Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động cao, tăng giảm không đều qua từng năm. Cụ thể là vào năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 71,97% so với năm 2010 tương ứng số tiền là 889.647.530đ. Tuy nhiên sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp có sự giảm xuống đáng kể so với năm 2011, cụ thể giảm 43,72% với số tiền giảm tương ứng là 929.318.301đ. Ta thấy rằng, tốc độ tăng của chi phí tăng cao so với tốc độ tăng của doanh thu vì thế mà dẫn

hình biến động của từng khoản mục chi phí trên, ta đi vào phân tích từng khoản mục chi phí.

4.1.1.1 Phân tích chi phí giá vn hàng bán

Giá vốn hàng bán nhằm phản ánh toàn bộ các chi phí có liên quan đến cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí và bao gồm các hoạt

động khác.

Năm 2010 chi phí ở mức 907.235.600đ. Trong thời gian này, do công ty mới đi vào hoạt động nên việc tìm các nhà cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn cũng như tìm các nhà cung ứng đáng tin cậy. Trong khi đó các nguyên liệu sử dụng cho kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tươi, sống không ổn định và không thể để tồn kho lâu như các loại nguyên liệu khác nên khi cần là đơn vị mua về

dùng ngay nên giá mua tuỳ thuộc vào giá cả thị trường. Năm 2011, chi phí giá vốn giảm xuống 701.300.910đ, giảm 22,7% tương ứng giảm 205.934.872đ so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm xuống là do trong quá trình kinh doanh công ty đã khắc phục những khó khăn đã xảy trong năm 2010 về sự biến động sản lượng cũng như giá cả đầu vào bằng cách ký hợp đồng đối với những nhà cung ứng có uy tín trên thị trường.

Năm 2012 khoản chi này là 828.852.901đ, tăng 127.551,991đ với tỷ lệ tăng 18,19% so năm 2011. Nguyên nhân tăng chi phí giá vốn là do công ty tập trung

đầu tư vào hoạt động vũ trường nên đơn vị phải mua thêm nhiều loại rượu, bia, nước giải khát và các sản phẩm khác nhằm phục phục khách hàng tốt hơn.

Chi phí giá vốn hàng bán giảm rồi lại tăng dần qua từng năm, tuy nhiên khoản tăng này tỷ lệ thuận với sự tăng lên của doanh thu. Đây là sự gia tăng không đáng lo ngại và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lợi nhuận của Công ty.

Hình 4.1: Biểu đồ giá vốn hàng bán trong 3 năm 2010 - 2012 907.235.600 701.300.910 828.852.901 0 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 Giá vốn hàng bán 2010 2011 2012

28

4.1.1.2 Phân tích chi phí bán hàng

Bảng 4.2: Bảng chi tiết chi phí bán hàng phát sinh trong giai đoạn 2010 - 2012

( Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 641 năm 2010 - 2012 )

TK chi tiết Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2010 / 2011 2011 / 2012 Số tiền (đồng) Tỷ lệ ( %) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

6411 Chi phí nhân viên 292.584.616 216.545.200 618.491.723 -76.039.416 -26 401.946.523 85,62 6413 Chi phí dụng cụ, đồ dung 80.202.771 62.112.812 10.000.000 -18.089.959 -22,56 -52.112.812 -83,9 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 394.641.332 261.786.111 674.964.642 -132.855.221 -33,66 413.178.531 157,83 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 104.826.401 169.334.525 265.097.560 64.508.124 61,54 95.763.035 6,55 6418 Chi phí bằng tiền khác 112.300.992 196.819.074 100.182.773 84.518.082 5,26 -96.636.301 -49,1

Để thấy được mức độ biến động của chi phí bán hàng thay đổi như thế nào qua 3 năm, ta đi vào phân tích:

Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung có chiều biến động theo hướng giảm nhẹ trong năm 2011 nhưng lại tăng cao trong năm 2012. Năm 2010 chi phí là 984.556.112đ, đến năm 2011 giảm 23,4% so với năm 2010 còn 754.197.722đ và đến năm 2012 chi phí này tăng rất cao là 1.668.736.698đ cụ thể tăng 121,26% so với năm 2011. Năm 2011 chi phí giảm nhẹ là do công ty đã kiểm soát phần nào về chi phí dụng cụ, đồ dùng và chi phí khấu hao TSCĐ. Năm 2012 Chi phí bàn hàng tăng cao là do công ty triển khai chương trình khuyến mãi, tặng quà cho mỗi tiệc cưới, đãi tiệc ngoài (tại nhà khách hàng) nếu khách yêu cầu, nhiều dịch vụ nhận tiệc cưới được thành lập và với nhiều chương trình khuyến mãi cho các dịch vụ khác, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Vì công ty mới đi vào hoạt động không lâu nên cần

đẩy mạnh chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các

đối thủ khác.

Chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí bán hàng của Công ty là chi phí dụng cụ đồ dùng. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 22,56% góp phần làm chi phí bán hàng giảm một lượng là 18.089.959đ. Đến năm 2012 tiếp tục giảm mạnh, giảm 83,9% so với năm 2011 với mức giảm là 52.112.812đ. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền có giảm nhưng không đáng kể.

Chi phí nhân viên bán hàng năm 2011 có giảm 76.039.416đ tương ứng 26% so với 2010 nhưng không đáng kể. Năm 2012 lại tăng lên khá cao cụ thể

tăng 185,62% tương ứng 401.946.523đ. Lý do chi phí nhân công năm 2012 tăng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh địa ốc thu đại thành tỉnh sóc trăng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)