phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh cho tương lai.
- Công ty nên có chính sách thưởng phạt hợp lý đối với các nhân viên như: thưởng với những nhân viên làm việc tích cực, có nề nếp, hoàn thành tốt công việc được giao. Phạt với những nhân viên vi phạm nội quy công ty như: làm việc bất cẩn, sai sót.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tin học cho cán bộ nhân viên để ứng dụng những thành tự mới của công nghệ vào công tác kế toán góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.
5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH
- Giải pháp về doanh thu:
Duy trì và phát triển thị trường truyền thống: nghiên cứu thị trường truyền thống để biết được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi như thế nào, từ đó cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó để giữ chân khách hàng công ty có thể cho hưởng chiết khấu để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Đẩy mạnh thị trường nội địa: Trên thực tế đa số các công ty đang hoạt động trong ngành nghề này đều tập trung cho hoạt động xuất khẩu nhiều hơn thị trường nội địa. Do đó công ty nên xây dựng thương hiệu mặt hàng gạo tiêu thụ trong nước như: tổ chức mạng lưới cửa hàng, đại lý, bán gạo tại Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, rồi mở rộng ra chi nhánh trong cả nước. Thông qua việc tiêu thụ thị trường nội địa cũng giúp công ty nắm bắt nhanh và chính xác hơn sự biến động của thị trường nguyên liệu trong nước.
Tiến hành nghiên cứu thị trường mới để đẩy mạnh xuất khẩu. Thường xuyên tham gia các buổi hội nghị, họp mặt giữa các doanh nghiệp cùng ngành để nắm bắt thông tin mới hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, và giới thiệu sản phẩm của mình.
Tham gia các hội chợ quốc tế hàng nông sản, chào hàng trên Internet với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng với nhiều khách hàng khác nhau. Có như thế Công ty mới giới thiệu được sản phẩm của mình đến với nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Nâng cao cải tiến trang thiết bị máy móc đồng thời tuyển công nhân lành nghề từ đó tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất lao động, … đảm bảo thực hiện chỉ tiêu được giao, thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết. Từ đó nâng cao được uy tín, khả năng cạnh tranh mạnh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Để giữ chân khách hàng cũ thu hút khách hàng mới công ty có thể áp dụng các chính sách chiết khấu.
- Giải pháp về chi phí:
Có kế hoạch và dự kiến cho từng khoản mục chi phí sử dụng, tránh tình trạng sử dụng chi phí vượt định mức so với kế hoạch.
Chi phí giá vốn: đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp, và có năm tăng lên trong khi doanh thu giảm, cho thấy đây là chi phí cần được kiểm soát nhiều nhất, vì vậy công ty nên:
Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách đa dạng hóa mạng lưới thu mua, qua nhiều vùng hoặc nhiều vựa khác nhau để tránh bị động khi nguyên liệu khan hiếm dẫn đến giá tăng cao, xây dựng mối quan hệ tốt với thương lái, đại lý thu mua, đồng thời tìm thêm nhà cung cấp nguồn nguyên liệu mới chất lượng cao giá cả hợp lý để có nhiều sự lựa chọn về chất lượng và giá cả nhằm giảm giá vốn, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Công tác dự báo là thật sự rất cần thiết, dự báo được giá nguyên liệu trong nước và giá gạo thế giới từ đó có quyết định sản xuất, dự trữ và xuất hàng hợp lý, giảm giá vốn hàng bán, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho Công ty, do đó cần có một bộ phận dự báo giá tốt để hạn chế rủi ro làm giảm lợi nhuận.
Đối với chi phí bán hàng: Công ty cần giảm bớt chi phí bán hàng bằng cách quản trị chặt chẽ các chi phí như: chi phí bảo quản, chi phí vật liệu bao bì , đặc biệt là chi phí vận chuyển, khi ký hợp đồng với khách hàng công ty nên chọn những địa điểm giao hàng gần như cảng Cần Thơ để giảm bớt gánh nặng chi phí vận chuyển, bên cạnh đó các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại.., cũng cần tiết kiệm đến mức tối đa.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Biện pháp tốt nhất để tiết kiệm là nâng cao ý thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty phải có ý thức tiết kiệm , chống lãng phí trong từng công việc và từng phần hành do mình quản lý để giảm thiểu chi phí này đến mức tối đa.Với những chi phí như chi phí hội
nghị, tiếp khách Công ty nên có quy định cụ thể về số tiền được chi cho từng cuộc họp, đồng thời cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết.
- Giải pháp về tài sản: Đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất kinh doanh là thực sự cần thiết, nhưng Công ty cần cân nhắc chỉ nên đầu tư khi cơ hội sinh lợi nhuận cao, tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty giảm cho thấy tài sản của công ty nhiều nhưng hiệu quả kém, do đó công ty nên xem xét lại lượng tài sản, tổ chức thanh lý tài sản hư hỏng, tài sản không thật sự cần thiết cho quá trình hoạt động, tài sản kém hiệu quả không còn đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty để thu hồi vốn nhanh, giảm bớt gánh nặng về chi phí như chi phí khấu hao.
- Giải pháp về vốn chủ sở hữu: qua việc phân tích tỷ số ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sỡ hữu của công ty chưa tốt, công ty nên kiểm soát vấn đề tăng vốn chủ sở hữu như hạn chế phát hành cổ phiếu, vì khi phát hành cổ phiếu quá nhiều sẽ dẫn đến giá cổ phiếu thấp, như vậy sẽ thiệt hại cho cổ đông. Bên cạnh đó công ty nên kiểm soát vấn đề chi phí, tăng lợi nhuận để lợi nhuận sau thuế tăng lên, cải thiện tỷ số này trong tương lai tốt hơn.
- Giải pháp khác:
Giải pháp chất lượng: nâng cao chất lượng gạo là một trong những yếu tố góp phần tăng sản lượng bán ra đồng thời tăng giá. Mặt hàng gạo chịu tác động nhiều của yếu tố tự nhiên nhưng bên cạnh đó thì khâu chọn giống, cùng biện pháp canh tác tốt cũng là giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng gạo. Công ty có thể chọn những giống tốt cho nguời nông dân trồng, đồng thời hướng dẫn, trợ giúp trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, đảm bảo lợi ích cả đôi bên. Bên cạnh đó cần chú ý đến bao bì, nhãn mác sản phẩm đảm bảo được chức năng vệ sinh, mẫu mã đẹp vừa mang tính quảng bá thương hiệu.
Giải pháp Marketing: Thành lập bộ phận Marketing, đây là bộ phận quan trọng đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, giúp công ty xây dựng các kênh phân phối, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, cơ cấu lại mặt hàng sao cho đạt lợi nhuận là tối ưu, đồng thời nghiên cứu thị trường để công ty có sự hiểu biết nhất định về nhu cầu thị trường, giúp công ty xác định thị trường tiềm năng có thể phát triển, thị trường chủ lực cần nắm giữ.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ