4.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động
Bảng 4.2: Tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty
Nguồn : Phòng kế toán a) Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là 1 chỉ tiêu quan trọng vì xác định được mức tồn kho hợp lý đảm bảo được mục đích doanh số, chi phí và lợi nhuận. Trên cơ bản vòng quay hàng tồn kho càng nhanh càng tốt vì sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho. Qua bảng số liệu ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng giảm qua các năm. Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 10,91 vòng, giảm 0,34 vòng so với năm 2011 và trung bình 33 ngày hàng tồn kho sẽ quay một vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho (55,53% ) nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (50,82%), năm 2012 nhu cầu gạo trên thị trường tăng, công ty ký được nhiều hợp đồng mới, trước sự biến động của thị trường công ty tăng lượng gạo dự trữ trong kho để có đủ hàng phục vụ khi cần thiết, do đó hàng tồn kho tăng, vòng quay hàng tồn kho giảm. Sang năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 0,78%, hàng tồn kho bình quân giảm 7,46%, vòng quay hàng tồn kho tăng 0,98 vòng so với năm 2012 và trung bình 30 ngày hàng tồn kho quay một vòng, cho thấy hàng tồn kho của công ty luân chuyển nhanh hơn. Mặc dù vòng quay hàng tồn kho năm
STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
1 Doanh thu thuần Trđ 307.804 471.884 461.134
2 Tài sản lưu động bình quân Trđ 123.992 142.910 136.891
3 Tài sản cố định bình quân Trđ 32.250 49.486 55.578
4 Tổng tài sản bình quân Trđ 173.280 208.525 206.939
5 Giá vốn hàng bán Trđ 294.564 444.273 447.750
6 Hàng tồn kho bình quân Trđ 26.173 40.706 37.671
7 Khoản phải thu bình quân Trđ 28.978 29.884 22.800
8 Doanh thu bình quân/ngày Ngày 855 1.311 1.281
9 Vòng quay hàng tồn kho vòng 11,25 10,91 11,89
10 Kỳ thu tiền bình quân ngày 34 23 18
11 Vòng quay tài sản lưu động vòng 2,48 3,30 3,37
12 Vòng quay tài sản cố định vòng 9,54 9,54 8,30
2012 có giảm so với năm 2011 nhưng với hệ số vòng quay như vậy cũng khá cao. Cho thấy công ty quản lý hàng tồn kho tương đối tốt.
b) Kỳ thu tiền bình quân
Từ bảng phân tích ta thấy tỷ số này giảm qua các năm, năm 2011 là 34 ngày cho thấy với một khoản nợ thì công ty cần 34 ngày để thu hồi, sang năm 2012 là 23 ngày, giảm 11 ngày so với năm 2011. Năm 2013 cần 18 ngày để thu hồi một khoản nợ và giảm 5 ngày so với năm 2013. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty là khá thấp, cho thấy công ty ít bán chịu hàng hóa hoặc bán chịu với thời hạn ngắn dưới 30 ngày, cho thấy vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều.
c) Vòng quay tài sản lưu động
Năm 2012, vòng quay tài sản lưu động là 3,30 vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân tạo ra được 3,30 đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này tăng 0,82 vòng tương đương tăng 33,06% so với năm 2011. Năm 2013 tăng lên 3,37 vòng tức một đồng đầu tư vào tài sản doanh nghiệp thu về được 3,37 đồng doanh thu thuần và tăng 0,07 vòng. Cho thấy công tác quản lý tài sản lưu động của công ty tốt, đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Nhìn chung qua ba năm công ty sử dụng tài sản lưu động đạt hiệu quả.
d) Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định cho ta biết trong năm một đồng tài sản cố định
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Vòng quay TSCĐ ổn định ở năm 2011 và 2012 là 9,54 vòng. Năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần là 53,31% gần bằng tốc độ tăng của TSCĐ là 53,44%, tuy năm 2012 công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng hiệu quả sử dụng vẩn chưa cao do đó vòng quay TSCĐ vẩn giữ nguyên. Năm 2013 là 8,30 vòng giảm 1,24 vòng tương đương 13% so với năm 2012, do TSCĐ bình quân tăng 12,31% nhưng doanh thu thuần lại giảm 2,28%. Qua việc phân tích trên cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. Công ty chỉ nên đầu tư vào những tài sản có khả năng sinh lời cao, khai thác hết hiệu quả hạt động và thanh lý những tài sản cố định không sử dụng.
e) Vòng quay tổng tài sản
Năm 2012 tài sản được luân chuyển với tốc độ 2,26 vòng có nghĩa là mỗi một đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được 2,26 đồng doanh thu thuần. So với năm 2011 tăng 0,48 vòng tương đương 26,97%, do năm 2012 doanh thu thuần tăng 53,31%, tài sản bình quân tăng 20,34%, tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn nên vòng quay tổng tài sản năm 2012 cao hơn năm 2011.
Năm 2013 tài sản được luân chuyển với tốc độ chậm lại là 2,23 vòng có nghĩa là cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản doanh nghiệp thu được 2,23 đồng doanh thu, do tốc độ giảm của doanh thu thuần là 2,28% nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản 0,76%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.
4.2.2 Đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 4.3: Đánh giá khả năng sinh lời của công ty
(nguồn phòng kế toán) 4.39 11.11 7.81 1.83 6.6 4.13 0.46 1.59 1.03 0 2 4 6 8 10 12 % 2011 2012 2013 Năm (ROS) (%) (ROE) (%) (ROA) (%)
Hình 4.18: Đồ thị biến động tỷ suất lợi nhuận
STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
1 Lợi nhuận gộp Trđ 13.240 27.611 13.384
2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 13.527 8.619 2.124
3 Doanh thu thuần Trđ 307.804 471.884 461.134
4 Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ 121.803 130.586 133.690 5 Tổng tài sản bình quân Trđ 173.280 208.525 206.939 6 Tỷ lệ lãi gộp % 4,3 5,85 2,9 7 (ROS) % 4,39 1,83 0,46 8 (ROE) % 11,11 6,60 1,59 9 (ROA) % 7,81 4,13 1,03
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá thấp và giảm qua các năm. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty không tốt. Năm 2011 đạt 4,39% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4,39 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng sang năm 2012 đạt 1,83% giảm 2,56% cụ thể doanh
thu tăng 53,31% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 36,28%, năm 2012 công ty
đẩy mạnh tiêu thụ nên doanh thu tăng đáng kể nhưng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng cao kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế giảm, nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiếp tục giảm xuống 0,46% và giảm 1,37% so với năm 2012, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty chỉ thu về được 0,46 đồng lợi nhuận sau thuế nguyên nhân là do doanh thu giảm 2,28% và lợi nhuận sau thuế giảm 75,36%, đặc biệt ở năm này là sự tăng lên của giá vốn 0,78% và chi phí bán hàng 30,20 % nhưng doanh thu bán hàng lại giảm do đó làm cho ROS năm 2013 giảm. Đây là báo hiệu một xu hướng không tốt cho thấy công ty kiểm soát chi phí chưa hiệu quả, cần có những biện pháp quản lý chi phí tốt hơn.
b) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
Dựa vào số liệu ở bảng 4.3 cho thấy tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 đạt 6,60% giảm 4,51% so với năm 2011 có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp thì thu được 6,60 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh từ 6,60% xuống còn 1,59% tức giảm 5,01% so với năm 2012. Trong 3 năm vốn chủ sở hữu điều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty thì giảm liên tục. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty chưa tốt, công ty nên kiểm soát vấn đề tăng vốn chủ sở hữu, hạn chế phát hành cổ phiếu để tránh thiệt hại cho cổ đông.
c) Tỷ suất sinh lời của tài sản
Đây là hệ số phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011 tỷ số này là 7,81% tức là cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì doanh nghiệp thu về được 7,81 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 giảm xuống 4,13% và giảm 3,68% so với năm 2011 nguyên nhân là tài sản bình quân của doanh nghiệp tăng thêm 20,34% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 36,28%, công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị vào sản xuất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản chưa được khai thác tốt. Chỉ số này tiếp tục giảm ở năm 2013 ở mức 1,03% giảm 3,1% so với năm 2012, nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế 75,36% nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản
0,76%, như vậy với một đồng đầu tư vào tài sản doanh nghiệp chỉ nhận được 1,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm liên tục qua 3 năm điều này cho thấy khả năng sinh lời của tài sản thấp, việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả.
d) tỷ lệ lãi gộp
Lãi gộp có ý nghĩa rất lớn, bởi đây là phần lợi nhuận đầu tiên sau khi trừ
đi chi phí cơ bản tạo nên hàng hóa. Tỷ lệ lãi gộp năm 2012 là 5,85% tăng
1,55% so với năm 2011, cho thấy năm 2012 giá vốn của doanh nghiệp thấp hơn 2011, doanh nghiệp có mức độ an toàn trong kinh doanh cao hơn, có thể đương đầu với sự gia tăng của chi phí. Sang năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống 2,9% và giảm 2,95% so với năm 2012 cụ thể doanh thu thuần giảm 2,28%, lợi nhuận gộp giảm 51,53% mức độ giảm của lợi nhuận gộp nhanh hơn so với doanh thu, nguyên nhân là do năm 2013 giá gạo nguyên liệu tăng đột ngột, để đảm bảo uy tín công ty vẩn phải mua gạo nguyên liệu với giá cao do đó chi phí giá vốn cao, bán ra với giá thấp nên lợi nhuận gộp giảm, dẫn đến tỷ lệ lãi gộp giảm mạnh. Tỷ số này không được cải thiện thì nguy cơ lỗ sẽ rất cao. Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện tỷ lệ lãi gộp trong tương lai, nhằm tăng khả năng an toàn trong kinh doanh, có thể đương đầu với sự gia tăng của chi phí hoặc tiến hành giảm giá dành thị phần một cách dể dàng.
Chương 5
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán
5.1.1.1 Nhận xét về thực hiện chế độ kế toán
- Các chứng từ, mẫu sổ, hệ thống báo cáo tài chính đều sử dụng theo mẫu của Bộ Tài Chính, nội dung đầy đủ, rõ ràng phản ánh kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Công ty đã tiến hành khai báo danh mục hệ thống tài khoản kế toán căn cứ theo hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính quy định, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng tài khoản trong phần mềm kế toán. Để đáp ứng nhu cầu quản lý Công ty có cụ thể hóa thêm tài khoản cấp 2 với TK 515_”Doanh thu hoạt động tài chính”, cấp 3 với TK 511_”Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 632_”Giá vốn hàng bán”, nhằm phản ánh chi tiết , cụ thể hơn tình hình biến động của doanh thu, chi phí giúp cho kế toán ghi chép đơn giản, rõ ràng, mang tính thuyết phục và xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn.
5.1.1.2 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán
- Ưu điểm:
Công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này đơn giản và giảm được khối lượng ghi chép do nghiệp vụ phát sinh nhiều, việc lựa chọn hình thức này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, bên cạnh đó được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Misa tự động hóa các công tác kế toán của doanh nghiệp, giúp cho các nhân viên kế toán tiết kiệm được thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin kế toán tài chính kịp thời đối với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán trưởng căn cứ vào chuyên môn mỗi kế toán viên để phân công trách nhiệm ở những công việc nhất định, thường xuyên theo dõi lẫn nhau đồng thời chịu sự giám sát trực tiếp của kế toán trưởng và kế toán phó. Phát huy được năng lực chuyên môn từng kế toán viên và không bị trùng lắp công
việc, đáp ứng được yêu cầu hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí nói riêng.
Về chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu phản ánh đúng kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo cơ sở pháp lý, được kiểm tra, lưu trữ, giám sát chặt chẽ giúp cho bộ phận quản lý đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đối với các chứng từ được thiết kế dùng làm căn cứ ghi sổ đầy đủ về nội dung, có 1 số chứng từ không đầy đủ chữ ký nhưng được kế toán trưởng ký duyệt và kèm theo các chứng từ gốc, cho thấy chứng từ đã được kiểm soát và đảm bảo được tính hợp lý.
Về tổ chức sổ sách kế toán: nội dung rõ ràng, các khoản mục hợp lý đúng theo quy định, đầy đủ chữ ký. Cuối tháng sổ sách được in ra và đóng thành quyển lưu trữ tại phòng kế toán, đề phòng được rủi ro khi phần mềm bị lỗi và mất dữ liệu.
Công ty đã thiết lập một quy trình bán hàng tương đối chặt chẽ, xây dựng được trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp với điều kiện cũng như đặc điểm của bộ máy kế toán công ty, giúp công tác đối chiếu kiểm tra dễ dàng, từ đó xác định kết quả kinh doanh cũng chính xác hơn.
Về hạch toán hàng tồn kho: công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý vì phải nắm được số lượng hàng trong kho chính xác để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Về hạch toán doanh thu, chi phí : mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan doanh thu, chi phí đều được ghi nhận chính xác, kịp thời, đầy đủ từ đó công tác xác định kết quả kinh doanh của công ty cũng chính xác và kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
- Những mặt hạn chế:
Tuy bộ máy kế toán được phân công công việc tương đối rõ ràng nhưng không tránh khỏi sự phân công không đều, một nhân viên kế toán đôi khi phải phụ trách nhiều công việc, điều này dễ dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm việc, kế toán thanh toán kiêm kế toán công nợ.
Phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho, việc lập phiếu xuất kho nên để cho Kế toán kho lập do kế toán kho là người nắm rõ nhất lượng hàng nhập xuất trong kho, và như vậy cũng giảm được công việc cho Phòng kinh doanh.
Về bán hàng công ty chưa áp dụng chính sách bán hàng như: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại để thu hút khách hàng.
Việc áp dụng phần mềm giúp cho công tác kế toán tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào sổ sách do đó đòi hỏi
mỗi nhân viên kế toán phải nhập liệu chính xác và nắm vững nghiệp vụ tránh sai sót dẫn đến sai sót đồng bộ.
Trong tình hình hiện nay, việc cung cấp, xử lý, phân tích thông tin một cách linh hoạt từ đó giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được phương thức