6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Bối cảnh thị trường của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của
của ngân hàng trong thời gian qua
a. Bối cảnh chung của toàn VCB
chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ
thẻ tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của VCB cũng chịu nhiều tác động bởi các chính sách này.
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, VCB đã tích cực đẩy mạnh phát triển mạng lưới ĐVCNT và tiếp tục mở rộng khách hàng thanh toán lương qua tài khoản của VCB. Trong 03 năm 2011-2013 mạng lưới ĐVCNT và số
lượng thẻ phát hành, đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa của VCB liên tục tăng. Nếu như năm 2011, số lượng ĐVCNT của VCB phát triển được là 3.845 đơn vị và tổng số thẻ phát hành đạt 1.006.884 thẻ (trong đó thẻ ghi nợ nội địa đạt 836.825 thẻ) thì đến năm 2013, số lượng ĐVCNT phát triển được là 7.085
đơn vị và tổng số lượng thẻ phát hành đạt 1.152.727 thẻ (trong đó thẻ ghi nợ
nội địa đạt 943.378 thẻ).
Thực hiện Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của NHNN quy định về phí dịch vụ đối với thẻ ghi nợ nội địa, đầu năm 2013 VCB đã thực hiện điều chỉnh biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa và biểu phí dịch vụ thẻ ghi nợ quốc tế, trong đó chủ yếu điều chỉnh các phí giao dịch tại máy ATM như phí rút tiền mặt, phí chuyển khoản, phí vấn tin tài khoản, phí sao kê tài khoản. Việc thu phí dịch vụ thẻ đã giúp VCB có thêm nguồn thu từ hoạt động thẻ và bù
đắp một phần chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng hệ thống máy ATM. Tuy nhiên, việc thu phí đã làm hạn chế trong việc tiếp cận, chào mời khách hàng thanh toán lương qua tài khoản của VCB và chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng khác về phí dịch vụ thẻ.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như nâng cao tính cạnh tranh, trong hai năm 2012-2013, VCB đã cho ra đời thêm 01 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa (thẻ đồng thương hiệu Co.opMart - VCB), 02 sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ VCB UnionPay và VCB Cashback Plus
American Express), 04 sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế (Thẻ VCB JCB, VCB UnionPay, VCB VietNam Airline Platinum American Express và VCB Visa Platinum) và đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho chủ thẻ và
ĐVCNT. Tuy nhiên, hầu như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho chủ thẻ và ĐVCNT của VCB đều bị các ngân hàng khác thực hiện tương tự
với ưu đãi hấp dẫn hơn so với ưu đãi của VCB. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ của VCB trong thời gian qua chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác, nhất là lĩnh vực phát triển mạng lưới ĐVCNT. Các ngân hàng thường xuyên dùng các chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thẻ để cạnh tranh và thu hút khách hàng của VCB.
b. Bối cảnh đặc thù của VCB Đà Nẵng
Không nằm ngoài bối cảnh chung của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của VCB Đà Nẵng trong thời gian qua cũng chịu sự tác
động từ các chính sách điều hành của Chính phủ, NHNN và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn.
Trong vài năm trở lại đây, các ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều và phát triển mạng lưới các phòng giao dịch dày đặc trên địa bàn Tp Đà Nẵng. Hầu như nơi nào có phòng giao dịch của VCB Đà Nẵng thì nơi đó cũng có ít nhất 02 phòng giao dịch của ngân hàng khác hoạt động. Tính đến năm 2013, trên địa bàn Tp Đà Nẵng đã có 59 Chi nhánh ngân hàng và 230 phòng giao dịch. Chính điều này đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của VCB Đà Nẵng nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ nói riêng.
Kể từ khi triển khai thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, cuộc đua về
phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới ĐVCNT giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng khốc liệt, đặc biệt về mạng lưới ĐVCNT. Hoạt động phát triển
mạng lưới ĐVCNT của VCB Đà Nẵng trong thời gian qua đã chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn. Các ngân hàng thường xuyên dùng các chính sách ưu đãi về phí dịch vụ như miễn, giảm phí thanh toán thẻ cho các ĐVCNT và chính sách chi hoa hồng nhằm lôi kéo ĐVCNT của VCB Đà Nẵng. Chỉ tính riêng trong năm 2013, số lượng ĐVCNT của VCB Đà Nẵng phát triển được là 261 đơn vị, trong khi đó số lượng ĐVCNT của các đối thủ như Vietinbank phát triển được là 300 đơn vị và Agribank là 206 đơn vị.
Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, VCB Đà Nẵng đã có sựđiều chỉnh linh hoạt về phí dịch vụ thẻ và thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc nhằm giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, thị phần dịch vụ thẻ
của VCB Đà Nẵng trong những năm qua đã bị chia sẻ, nhất là thị phần về thẻ
và ĐVCNT. Hiện nay, Vietinbank đang dẫn đầu thị trường về thẻ và ĐVCNT với 30% thị phần thẻ và 18% thị phần ĐVCNT, trong khi đó VCB Đà Nẵng chỉ chiếm 27% thị phần thẻ và 16% thị phần ĐVCNT.