- 12 Tổng hợp lợi nhuận kế toán
14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.3.7 Công tác quản trị và điều hành sản xuất
Mục này sẽ tập trung phân tích về công tác quản trị tại Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Tân Hoàn Cầu theo các nội dung: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra nhằm mô tả năng lực quản trị của công ty.
Công tác hoạch định: Công ty chú trọng xây dựng kế hoạch trong ngắn hạn – thời gian 1 năm. Mặt tích cực là đã tập trung đánh giá phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và các số liệu của năm trước làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho năm sau. Nhiệm vụ kế hoạch được xây dựng chi tiết cho các bộ phận, phòng, ban nhằm thống nhất nhận thức và hành động. Mặt tiêu cực là do thiếu một chiến lược dài hạn, công ty rất dể bị ảnh hưởng trong điều kiện các yếu tố môi trường thay đổi. Vì thiếu quan tâm đến công tác hoạch định trong thời gian dài nên từ trước đến nay, công ty chưa xây dựng các chiến lược phát triển cho trung hạn, dài hạn. Công tác dự báo cũng chưa được chú trọng đúng mức.
Công tác tổ chức : Tính theo thời điểm hiện tại (2012) , công ty có số lao động bình quân là 90 nhân viên. Trong đó:
Trình độ đại học: 10 nhân viên
Trình độ cao đẳng, trung học: 24 nhân viên
Công nhân kỹ thuật , công nhân sản xuất: 56 nhân viên
Tình hình lao động nhìn chung ít biến động. Chất lượng nguồn nhân lực theo đánh giá là trung bình, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo, huấn luyện để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên.
Công ty áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu Chuẩn ISO 9001: 2008. Với hệ thống này các thủ tục quy trình và các hướng dẫn công việc cụ thể
trong các hoạt động như: sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát chất lượng, nghiên cứu phát triển… công tác quản lý hoạt động của công ty đã vào nề nếp và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, công tác điều hành sản xuất chủ yếu vẫn do Giám đốc giao nhiệm vụ cho các phòng ban thực hiện. Chưa có sự chủ động ở các phòng ban và sự phối hợp gắn kết cũng chưa cao.
Công tác kiểm tra: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đo lường việc thực hiện các hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh, so sánh với những dữ liệu đã được hoạch định từ trước. Từ đó có thể xác định được nguồn gốc và nguyên nhân sai xót và đề ra cách khắc phục.
Việc công ty đang áp dụng vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã có những chuyển biến nhất định trong việc đảm bảo các mục tiêu đề ra, sớm nhân ra các sai lệch nảy sinh trong quá trình thực hiện và tiến hành điều chỉnh. Tuy nhiên, việc phân tích các nguyên nhân gây ra sai lệch đó không phải lúc nào cũng được thực hiện thấu đáo.
Hạn chế trong công tác kiểm tra: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiếu tính khoa học, coi nhẹ quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, nặng về kiểm tra thành phẩm cuối cùng dẫn tới tỉ lệ sản phẩm phải sữa chữa lớn, chi phí khắc phục lớn. Tuy có lịch bảo trì máy định kỳ, tuy nhiên công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc ít được tuân thủ định kỳ.