Phân tích môi trường kinh doanh của PVDrilling

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại tổng công ty cổ phần Khoan dầu khí đến năm 2018 (Trang 41)

6. Bố cục luận văn

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của PVDrilling

2.2.1.1. Môi trường kinh tế

Lạm phát gia tăng, biến động tỷ giá, lãi suất ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của ngành và Công ty. Kéo theo đó là ảnh hưởng tất yếu đến giá cổ phiếu của công ty.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải đối diện với biến động tỷ giá VNĐ/USD. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng nhà nước thu hút một lượng lớn VNĐ về để kiềm chế lạm phát đã dẫn tới việc giá USD tăng mạnh trong thời gian qua.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ tăng ổn định, mặc dù gặp không ít khó khăn trong những năm qua do những nguyên nhân xuất phát từ lạm phát, nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chính vì vậy xét trên tổng thể kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của ngành vẫn rất khả quan.

Để tài trợ cho việc đóng mới các giàn khoan, PV Drilling hiện đang gánh chịu một khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ (khoảng gần 500 triệu USD). Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực này là việc trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật Việt Nam. Năm 2012, Công ty cũng trích lập dự phòng lỗ tỷ giá khoảng 243 tỷ đồng, khiến cho khoản lợi nhuận sau thuế bị thu hẹp lại đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, có đến 90% doanh thu của PV Drilling là bằng ngoại tệ, được sử dụng để thanh toán các khoản chi bằng ngoại tệ, và việc

đánh giá lại giá trị tài sản các giàn cũng bằng ngoại tệ, nên Công ty sẽ giảm được nhiều khoản lỗ tỷ giá thật về dài hạn. Việc ghi nhận khoản lỗ trên sổ sách kế toán là khoản dự phòng, sẽ được giảm dần khi PV Drilling trả dần nợ vay qua các năm. Nhận định việc dành ra một khoản tiền lớn dự phòng không những giúp Công ty có thêm dòng tiền để hoạt động, mà còn tạm thời tránh được khoản thuế suất đánh vào số tiền này.

Việt Nam phải đối đầu với rất nhiều vấn đề vĩ mô gồm lạm phát tăng cao, sự biến động của tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán ảm đạm và thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng. Mặc dù đã phần nào được kiềm chế nhưng sự mất cân đối này vẫn có thể ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động của PV Drilling xét về khả năng tạo ra lợi nhuận và huy động vốn, nhất là khi công ty đang cần các nguốn vốn để tài trợ cho các dự án đầy tham vọng đang tiến triển.

Do 85% doanh thu của công ty là USD nên việc đồng USD mất giá so với đồng Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên, do 60% chi phí đầu tư của PV Drilling cũng bằng USD nên những ảnh hưởng bất lợi do sự biến động tỷ giá cũng phần nào được trung hòa. Vì vậy, rủi ro tiền tệ hiện không phải là một mối quan tâm lớn nhưng điều đó không có nghĩa là PV Drilling hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng từ rủi ro này.

Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2007 - 2008) và giảm 50% trong vòng 05 năm (2009 - 2013). Các công ty liên doanh của PV Drilling cũng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tùy từng công ty.

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho PV Drilling là 10%, 5%, 0% tương ứng với doanh thu của từng loại dịch vụ. Ngoài ra, do công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nên được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại tổng công ty cổ phần Khoan dầu khí đến năm 2018 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)