MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
3.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hạn mức
Quá trình cấp hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê được phải thường xuyên được cải tiến nhằm xây dựng hợp lý, chặt chẽ và để đạt hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát hạn mức này cần bổ sung một số giải pháp cụ thể như sau:
Ngân hàng c Ln quantâm đ dn giai đo )n ki hm tra sau cho vay, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. Kiểm tra sau cho vay tại HDBank chưa thực hiện nghiêm túc. Vì chạy theo chỉ tiêu hoặc thiếu sự kiểm soát của nhân viên tín dụng mà việc bổ sung chứng từ sau khi cho vay đa số được thực hiện, bổ sung đầy đủ khi có yêu cầu kiểm tra hồ sơ từ ban kiểm toán và biên bản thường mang tính hình thức, đối phó.
Thành l 5p b a ph 5n nghiên c qu và d ó báo kinh t d v› mô; việc thu thập thông tin ngành đôi khi gặp khó khăn vì việc phân tích chủ yếu dựa vào phán đoán, nhận biết và sự hiểu biết mang tính chủ quan của chuyên viên tín dụng. Hệ thông cung cấp thông tin ngành nghề của HDBank hiện nay chỉ mang tính định lượng, đưa ra những con số mà chưa có sự nhận định đáng tin cậy của những chuyên gia kinh tế. Việc thiết lập bộ phận này trong tình hình hiện nay khi mà các biến động diễn ra mạnh mẽ hàng ngày về thị trường cà phê thế giới, nội địa. Bộ phận này co nhiệm vụ tổng kết rủi ro ngành cà phê, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư của HDBank. Như thế vừa giảm áp lực cho chuyên viên tín dụng giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn, giúp HDBank có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm cho vay, giúp
cho việc mợ rộng cấp hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
Nâng cao n ng l óc qu Hn tr p đ vi v ci c -p qu Hn tr p; với quy mô ngày càng mở rộng, yêu cầu quản lý phức tạp và có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng các cấp quản trị cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị nhất là khả năng lãnh đạo, hoạch định và ra quyết định. Chính sách, quy trình cấp hạn mức tín dụng phải được quan triệt và tránh lôi kéo khách hàng trước các áp lực về tăng trưởng dư nợ hay phục vụ cho các mụcđích cá nhân. Thực tiễn cho thấy ngân hàng chỉ có thể thu hút khách hàng bằng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa dịch vụ, tiện ích sản phẩm cho vay …Ngược lại, nếu xem nhẹ công tác quản lý dẫn đến vi phạm chính sách, không tuân thủ quy trình, gia tăng rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng. Mục địch nâng cao hiệu quả kiểm soát hạn mức tín dụng đòi hỏi mọi thành viên trong hệ thống phải nắm vững chính sách, quy trình để thực thi và phối hợp một cách nhanh chóng. Do vậy, nhà quản trị ngoài việc hoạch định chính sách thì phải tổ chức tốt nhiệm vụ truyền đạt, huấn luyện cho nhân viên thừa hành. Đây là nhiệm vụ quan trọng không thể xem nhẹ trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Từ thực tiễn tại HDBank đã cho thấy rằng nhiều trường hợp vi phạm chính sách dẫn đến hậu quả tiêu cực cũng có nguyên nhân là người thừa hành không hiểu một cách đầy đủ và chính xác những quy định, mục đích yêu cầu của chính sách.
Nâng cao vai trò c oa b a ph 5n ki hm tra ki hm soát n ai b a; chức năng kiểm tra kiểm soát của bộ phận này giúp cho nhà quản trị phát hiện và khắc phục những sai sót trong quy định quy trình và thực tiễn từng bộ phận kinh doanh của ngân hàng. Kiểm tra kiểm soát phải thực hiện liên tục bằng nhiều biện pháp như giám sát từ xa và kiểm tra hồ sơ trực tiếp theo quy định trách nhiệm của kiểm soát viên.
Xây d óng c ch d qu Hn lý các kho Hn n â x -u; HDBank cần xây dựng bộ phận nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề và xem xét sửa đổi các quy định, quy trình xử lý các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế mức thấp nhất các tổn thất khi xảy ra rủi ro. Cần có quy định về việc nhận tài sản đảm bảo thay thế cho nghĩa vụ trả nợ đối với trường hợp xử lý nợ kéo
dài. Áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng rủi ro theo các quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu. Thực hiện phân cấp ủy quyền cho các đơn vị kinh doanh quyết định áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay như việc quyết định xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện…
Ngân hàng c Ln ph Hi hoàn thi ln h l th vng thông tin và các mô hình ch -m đi hm
x dp h )ng khách hàng h _ tr â cho công tác phòng ng sa và h )n ch d r oi ro. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung, đặc biệt là rủi ro tín dụng nói riêng của các ngân hàng. HDbank cần phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm thực hiện phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín dụng của mình có như vậy mới có thể kiểm soát tín dụng hiệu quả.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các mô hình chấm điểm đối với khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và định chế tài chính. Ngoài ra, hệ thống này cũng xây dựng tiêu chí để chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống cũng được thiết kế một số sản phẩm tín dụng đặc thù riêng của HDbank. Đây là công cụ hiệu quả trong công tác thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp HDbank đánh giá chính xác mức độ rủi ro từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp.
Ngân hàng c Ln ph Hi tuân th o đúng các quy đ pnh v f phân lo )i n â, trích l 5p d ó
phòng r oi ro và các quy đ pnh v f an toàn ho )t đ ang kinh doanh ngân hàng11.Để đối phó với các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, HDBank phải trích dự phòng rủi ro
11
Hiện nay, các nội dung liên quan đến kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được điều chỉnh tương đối toàn diện; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ là các quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đó là các Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 15/2006/TT-NHNN ngày 10/8/2006 của Ngân hàng Nhà
nước quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với
tổ chức tín dụng; Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
hàng năm. Họ coi đó là “của để dành” nhằm bù đắp cho những thất thoát trong quá trình cho vay. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (22/4/2005) chỉ rõ rằng, nợ có chất lượng càng kém, tỉ lệ trích lập dự phòng càng lớn. Cụ thể hơn, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không trích rủi ro, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trích 5%, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trích 20%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trích 50% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trích 100%.
Ngoài ra, các HDBank phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Điều đáng chú ý, số tiền trích lập dự phòng cụ sẽ được khấu trừ tùy theo tính thanh khoản và giá trị của tài sản đảm bảo từ thấp đến cao. Trong đó, tiền gởi và tiết kiệm được khấu trừ cao nhất (100%), bất động sản (50%) và các tài sản khác (từ 30 đến 95% ). Trên cơ sở đó, tất cả các khoản nợ cho vay của HDBank đều phải được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro hằng năm theo đúng quy định nêu trên.