Triển vọng thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 65)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

3.1.2. Triển vọng thị trường Việt Nam

Đến nay, cả nước có 500.000 ha cà phê, sản xuất hằng năm khoảng 1 triệu tấn, chủ yếu là cà phê vối (Robusta) ở Tây Nguyên và cà phê chè (Arabica) ở phía Bắc Tây Bắc.

Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc; chỉ trong vòng hơn 10 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Trong vài năm trở lại đây, do sự kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch.

Bảng 3.2: Sản lượng và kim ngạch cà phê của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012

Năm Tổng thị trường Diễn biến Tấn USD Tấn (%) USD (%) 2001 733.900 499.785.900 2002 931.100 393.855.300 26,87 -21,20 2003 722.200 309.101.600 -22,44 -21,52 2004 749.400 482.613.600 3,77 56,13 2005 976.200 598.410.600 30,26 23,99 2006 912.700 840.596.700 -6,50 40,47 2007 980.900 1.084.875.400 7,47 29,06 2008 1.232.100 1.860.000.000 25,61 71,45 2009 1.059.460 2.111.263.166 -14,01 13,51 2010 1.183.523 1.730.602.417 11,71 -18,03 2011 1.170.000 1.763.000.000 -1,14 1,87 2012 1.203.930 2.700.916.000 2,90 53,20 T.Bình 987.951 1.197.918.390 5,86 20,81

Nguồn: Gso.gov.vn và tổng hợp của tác giả Tình hình phát triển vượt ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước. Chính vì thế, sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động

quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê đến thời kỳ khủng hoảng sản xuất thừa.

Nguyên nhân trước hết của thực trạng trên là, nước ta chỉ độc canh cà phê vối, trong khi đó địa hình miền Bắc hoàn toàn phù hợp để triển khai trồng cà phê chè, mà hiện tại lượng cà phê chè được tiêu thụ mạnh, chiếm tới 70% lượng sử dụng trên thế giới. Biến đổi khí hậu (lượng mưa không ổn định, hạn hán...) cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những khó khăn, tác động không nhỏ. Giá nguyên liệu, vật tư cao, giá bán giảm liên tục … dẫn đến trữ hàng chưa muốn bán chờ giá tăng. Bên cạnh đó, cà phê ở nước ta được trồng từ những năm 80 của thế kỷ XX, đến nay đều trên 20 năm tuổi nên già cỗi, năng suất thấp. Kỹ thuật trồng cà phê cũng chưa tốt như, tưới nước, bón phân, chặt cây che bóng không đúng cách …

Trước vấn đề lớn chưa có giải pháp hữu hiệu chính xác về sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Trong khi những bất lợi về sản xuất quy mô nhỏ, lẻ, chia rẽ, chất lượng càphê thấp, không đồng đều cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng hiện tại. Ngành cà phê đang đối mặt với những vấn đề như: thông tin không đầy đủ, chất lượng thông tin kém, không hiệu quả, thiếu vốn để quản lý, nghiên cứu phát triển, tiếp thị và quảng bá sản phẩm kém, chưa tạo được ấn tượng đối với khách hàng, thiếu sự tham gia của những tác nhân trong việc hoạch định và triển khai chính sách, giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng thấp do thiếu kỹ thuật trong khâu chế biến sản phẩm, thiếu sự kết nối giữa các cấp quản lý, lãnh đạo với nông dân, người buôn bán nhỏ, các công ty kinh doanh và người tiêu dùng trong quá trình xây dựng, triển khai và đánh giá chính sách, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu kỹ thuật và hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ chưa gắn kết và chưa theo định hướng thị trường...

Việt Nam tuy đứng sau Braxin về sản lượng cà phê nói chung nhưng Việt Nam có lợi thế chính là có sản lượng cà phê robusta (cà phê vối) lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới. Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) là nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới trong thời gian tới sẽ tăng. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại cho ngành cà phê Việt Nam một thị

trường khổng lồ và kim ngạch nhập khẩu cao..là cơ hội đối với Việt Nam phát huy những thuận lợi sẵn có, giá thị trường trong và ngoài nước, ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ cả về giá và thị trường trong thời gian tới nếu áp dụng chính sách phương án đầu tư hạn chế những rủi ro như đã phân tích. Hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam đã và đang có những ảnh hưởng quan trọng đến thị trường cà phê thế giới. Vì vậy, đó cũng là cơ hội gia tăng xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, ngành cà phê Việt Nam cần sớm có biện pháp khắc phục tình trạng chất lượng cà phê không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản lạc hậu và đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư còn thấp. Đặc biệt, việc Việt Nam chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế đã khiến ngành cà phê Việt Nam chịu không ít thiệt thòi. Người trồng và đơn vị chế biến kinh doanh cà phê phải thống nhất quy chuẩn, đầu tư nâng cao chất lượng cà phê từ khâu thô đến khâu tinh chế. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có lộ trình liên kết, phát triển sàn giao dịch có kỳ hạn để chủ động về giá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 65)