Giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hạn mức tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 78)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

3.3.2. Giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hạn mức tín dụng

xuất khẩu cà phê

Hoạt động của ngân hàng ngày nay diễn ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt nhằm cung ứng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng mang nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau tập hợp đánh giá mức cảm nhận đánh giá của khách hàng về nhóm các yếu tố thuận tiện, công nghệ, trang thiết bị, giao tiếp chăm sóc khách hàng … qua quá trình khảo sát thực tế của 30 doanh nghiệp vừa nêu trên, vì thế HDBank cần cải thiện bằng cách đưa ra một số giải pháp, cụ thể như sau:

Ngân hàng đào tạo chuyên viên nghiệp vụ cao về tính nhạy bén, khả năng tư duy, phân tích mới có thể đáp ứng xử lý một quy trình cho vay xuất khẩu cà phê chặt chẽ, nhiều công đoạn. Thực tiễn qua giai đoạn một trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu cà phê tại HDBank cho thấy nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực này là rất lớn và cấp bách. Ngân hàng cần thiết phải đào tạo chuẩn hóa nguồn chuyên viên tín dụng.

Phòng quản lý tín dụng hội sở tổ chức bộ phận thu thập và phân tích thông tin, có cảnh báo kịp thời tình hình biến động của thị trường cà phê, giúp các chi nhánh ứng phó kịp thời và chọn lọc khách hàng cho vay đảm bảo tính an toàn, hiệu quả. Việc chạy theo thị trường mà thiếu các giải pháp phòng ngừa rủi ro là nguy cơ rất lớn tiềm ẩn nhiều khó khăn đối với ngân hàng.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án và phương án kinh doanh: các dự án vay vốn trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê ngày càng có những diễn biến bất thường hơn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác cao hơn. Do đó công tác thẩm định ngày càng quan trọng hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án và phương án sản xuất kinh doanh chính là việc nhận

định khả năng trả nợ của dự án. Mục đích của thẩm định là lượng hóa rủi ro, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Để quá trình này được nâng cao chuyên môn hóa cần đầu tư công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động thẩm định,vì đây là khâu ảnh hưởng đến kết quả của từng đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống. Việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm sẽ tăng cao.

Nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chánh trong lĩnh vực cho vay, bảo lãnh…hạn chế tối đa gây phiền hà cho khách hàng.

Đối tượng khách hàng là kinh doanh xuất khẩu vì thế nên khai thác tối đa trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ ngân hàng khác nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn góiđến với khách hàng

Trong xu thế hội nhập, công nghệ thông tin giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt kinh doanh của ngân hàng. Vì thế định hướng phát triển công nghệ trước hết là phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô hoạt động kinh doanh chung của HDBank và với hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, tài trợ hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê đã đề ra

HDBank cần quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh chuyên phục vụ các khách hàng doanh nghiệp một cách hợp lý và tập trung được nguồn lực; bên cạnh đó cần đầu tư mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ (chủ yếu là các phòng giao dịch..) chuyên phục vụ các khách hàng cá nhân tại những địa bàn có tiềm năng phát triển ngành cà phê ở nước ta. Việc phát triển mở rộng mạng lưới phù hợp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng tính cạnh tranh, hiệu quả hoạt động cho HDBank mà còn góp phần thực hiện chính sách tín dụng phân tán, chia nhỏ rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Để tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thực sự phát huy hiệu quả , HDBank nên cử cán bộ nghiên cứu học hỏi và tham gia vào quá trình sản xuất, thu hoạch, lưu kho, tư vấn phương án kinh doanh … của các doanh nghiệp; có như vậy mới làm cho các khoản vay thực sự có hiệu quả. Cụ thể như sau:

(i) Nghiên c qu n Tm b Tt quy trình t ] ch qc s Hn xu -t, phân ph vi cà phêđ h t s đó có đæ âc quá trình giám sát tác đ ang h âp lý hi lu qu H.

(ii) H _ tr â công tác giám sát ch -t læ âng café đ h có đ æ âc ch -t læ âng t vi æu đ Hm

b Ho xu -t kh Nu thành công: Chất lượng cà phê đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tình hình giá cà phê luôn biến đổi và thị trường cạnh tranh gay gắt. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cà phê đượcđánh giá qua: Kích cỡ hạt, tỷ lệ hạt lỗi, độ ẩm, tạp chất, hiện có 3 chỉ tiêu chất lượng là R1, R2a, R2b. Tuy nhiên hiện nay chất lượng cà phê của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Nhiều khách hàng đã phàn nàn về độ ẩm trong cà phê của ta rất cao lên tới trên 13%, tỷ lệ hạt lỗi nhiều, nhiều hạt đen, mốc, kích cỡ hạt còn nhỏ, nhiều tạp chất.(Nguồn:http://danviet.vn/35258p1c34/con-duong-ca-phe-tay-nguyen-thach- thuc-moi.htm). Nguyên nhân là do với 85% diện tích và sản lượng thuộc về các hộ nông dân tự trồng trọt và tự thu hái, chế biến trong điều kiện kỹ thuật không đảm bảo, hơn nữa việc thu mua gom hàng hoá về không được tái chế đúng mức và hệ thống sàn phân loại không đủ, đã dẫn đến tình trạng không đồng đều của các lô hàng, thậm chí có những trường hợp trong cùng một lô hàng.

(iii) Tham gia tæ v -n các ho )t đ ang Marketing c oa các doanh nghi lp xu -t kh Nu

cà phê đ Ny m )nh tiêu th m, Bản chất các doanh nghiệp cà phê còn khá yếu trong công tác tổ chức hoạt động marketing và chỉ chú trọng đến sản xuất và những sản phẩm mà mình có.

(iv)Giám sát khâu ph Ln ph vi s Hn ph Nm, đây là khâu đặc biệt quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang thiếu sự nghiên cứu trong kênh phân phối quốc tế. Mức kiểm soát kênh phân phối còn kém, kỹ thuật phân phối đơn điệu, nên khi tiếp xúc với các thị trường có kỹ thuật phân phối phức tạp và tiên tiến như EU, Mỹ…thì chưa hiểu được chi tiết và sự vận động của sản phẩm để đưa ra được những đánh giá chính xác về sản phẩm của mình; do vậy gây ra tổn thất, mất mát

(v) Tham gia h _ tr â khâu bình ]n giá, Ở nước ta, tình hình lộn xộn trong xuất nhập khẩu cà phê dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tranh

mua, tranh bán và ép giá nông dân diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Vài năm gần đây có một số công ty, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam đã núp bóng tư nhân thu mua cà phê và xuất khẩu uỷ thác qua các đầu mối nhà nước làm cho thị trường cà phê Việt Nam thêm rối ren, giá xuất khẩu giảm. HDBank cần nhận biết tình hình và từ đó có được quyết sách hỗ trợ về tín dụng tại các thời điểm giá biến động một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 78)