10 sự kiện nổi bậc năm
2.3.1. Các chính sách cấp hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê của HDBank
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản là đối tượng được HDBank quan tâm phục vụ. Trong số đó có một số khách hàng chuyên về xuất khẩu cà phê. Nhằm tài trợ nguồn vốn vay đối với nông dân, doanh nghiệp thu mua, sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê , nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường các nước khu vực cũng như quốc tế, HDBank luôn tích cực hỗ trợ các hộ nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê với nguồn vốn dồi dào, lãi suất ưu đãi, thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng. Qua chương trình này, HDBank một lần nữa khẳng định cam kết luôn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam, phát triển kinh tế đất nước.
Theo định hướng của HĐQT, Ban TGĐ về việc đa dạng hóa sản phẩm của Ngân hàng, chính sách tín dụng giành cho sản phẩm cà phê được hình thành và đã cho một số kết quả chung như sau:
Bảng 2.3: Hạn mức và dư nợ tín dụng xuất khẩu cà phê của HDBank 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 8.912,000 6.175,000 8.231,000 11.728,000 13.848,000 Hạn mức tín dụng lĩnh vực Café 1.000,000 1.000,000 2.000,000 2.000,000 1.500,000 Tỷ trọng hạn mức trên tổng dư nợ 11,22% 16,19% 24,30% 17,05% 10,83% Dư nợ lĩnh vực café 1.000,000 550,000 1.400,000 1.950,000 965,000 Tỷ lệ cho vay/ Hạn mức tín dụng café 100,00% 55,00% 70,00% 97,50% 64,33% Nợ xấu lĩnh vực café 0,05% 0,91% 0,35% 0,11% 0,85% Nguồn: Bộ phận tín dụng xuất khẩu HDBank và tổng hợp của tác giả
Bảng 2.4: So sánh năm sau với năm trước (%) hạn mức và dư nợ tín dụng XK cà phê 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ -30,71% 33,30% 42,49% 18,08% Hạn mức tín dụng lĩnh vực Café 0,00% 100,00% 0,00% -25,00% Tỷ trọng hạn mức trên tổng dư nợ 44,32% 50,04% -29,82% -36,48% Dư nợ lĩnh vực café -45,00% 154,55% 39,29% -50,51% Tỷ lệ cho vay/ Hạn mức tín dụng café -45,00% 27,27% 39,29% -34,02% Nợ xấu lĩnh vực café 1720,00% -61,54% -68,57% 672,73% Nguồn: bộ phận tín dụng xuất khẩu HDBank và tổng hợp của tác giả
Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy, hạn mức tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu của HDBank luôn giao động trong biên độ từ 1000 tỷ đến 2000 tỷ trong giai đoạn 2008 – 2012; nó cho thấy HDBank luôn săn sàng giành một phần tín dụng cho hoạt động này. So với tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống HDBank, thì hạn mức tín dụng cho xuất khẩu cà phê chiếm tỷ trọng 11,22% năm 2008, tăng lên 24,3% năm 2010 và giảm 17,05% năm 2011; suy giảm mạnh còn 10,83% năm 2012. Nguyên nhân là do tổng mức dư nợ của tín dụng của HDBank không ngừng gia tăng về quy mô từ mức 8912 tỷ năm 2008 lên 13848 tỷ năm 2012; trong khi tín hạn mức tín dụng cà phê thì gần như đứng yên trong một khoảng biên độ. Mặt khác trong giai đoạn 2008 – 2012, hoạt động xuất khẩu nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam bị suy giảm, khiến cho việc quyết định hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê của HDBank có xu hướng co hẹp lại và tập trung vào một số khách hàng lớn truyền thống.
Như vậy có thể thấy, chính sách tín dụng của HDBank được xây dựng nhằm đề ra những hành động phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, với những quy định trong hệ thống HDBank nhằm mục đích quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng HDBank. Và được biểu hiện bằng những quyết sách cụ thể như sau:
HDBank ưu tiên chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đồng thời phát triển doanh nghiệp lớn có lựa chọn. HDBank chú trọng xem xét tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có dòng tiền luân chuyển thường xuyên, ổn định qua HDBank và có tài sản đảm bảo tốt.
Trong điều kiện kinh tế hiện tại, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên việc đánh giá năng lực và nguồn trả nợ của khách hàng là điều hết sức quan trọng. Trong thời gian tới, HDBank sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tín dụng kiểm soát chặt chẽ rủi ro và tăng trưởng theo từng ngành cụ thể.
Các đơn vị cần chủ động thu hồi các khoản nợ xấu, khách hàng không có khả năng duy trì kinh doanh và hoàn trả khoản vay, hoặc bất hợp tác với HDBank trong việc điều chỉnh lãi suất.
HDBank hướng tới tài trợ hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là những khách hàng lâu năm, có quan hệ tốt để cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói.
Đặc thù nguồn vốn huy động chủ yếu ngắn hạn nên mục tiêu quan trọng là sẽ chú trọng tài trợ vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp có thời gian luân chuyển vốn nhanh thông qua các hình thức, chiết khấu bộ chứng từ có giá, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…Tài trợ dự án trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lực lợi ích mà HDBank có thể có được như thu hút doanh số giao dịch, xuất nhập khẩu và cho vay vốn lưu động về HDBank.
Với đặc điểm vùng miền của nước ta do đó có những thế mạnh về một số mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông sản như: cà phê, gạo, tiêu, điều …. Nắm bắt tình hình chung HDBank ưu tiên có những chính sách tín dụng xuất khẩu nhằm tạo nguồn lực tài chính thúc đẩy phát triển đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê, đồng thời mang lại những ưu thế về khía cạnh ngân hàng.
Chính sách tài trợ trước và sau xuất khẩu cà phê của HDBank
Chính sách cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của HDBank thông qua hai hình thức chủ yếu như sau:
Tài trợ trước xuất khẩu2: là hình thức mà HDBank cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn nhằm thực hiện sản xuất, thương mại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê.
- Đối tượng khách hàng: Khách hàng mà HDBank ưu tiên hướng đến là những doanh nghiệp có thị phần ổn định, kinh doanh các ngành nghề mà các chính sách kinh tế quốc gia khuyến khích tăng trưởng, khả năng tự chủ về tài chính tương đối, phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, có hiệu quả được HDBank thẩm định và chấp thuận cho vay. Các doanh nghiệp này phải đảm bảo hồ sơ pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của NHNN, của HDBank.
- Xác định hạn mức cho vay: Việc xác định hạn mức cho vay dựa trên nhu cầu vốn của doanh nghiệp thông qua tình hình tài chính, hợp đồng ngoại thương, tình
2
hình kinh doanh phát triển ngành nghề, chu kỳ luân chuyển vốn, nhu cầu vốn thực tế...
- Tỷ lệ tài trợ: Tỷ lệ tài trợ có thể lên đến 90% nhu cầu vốn cho từng phương án sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu cụ thể theo từng hợp đồng ngoại thương. Để đạt được tỷ lệ tài trợ này đòi hỏi các doanh nghiệp phải là khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vòng quay tiền nhanh, có tài sản đảm bảo, có phương án kinh doanh khả thi...theo quy định.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định theo từng phương án cụ thể dựa vào nguồn thu thông qua Hợp đồng ngoại thương, L/C ….và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng không quá 12 tháng.
- Loại tiền cho vay: VNĐ hoặc USD
- Lãi suất: HDBank áp dụng lãi suất linh hoạt theo từng doanh nghiệp khác nhau dựa vào việc xếp hạng tín dụng của doanh nghiệpđó tại HDBank.
Tài trợ sau xuất khẩu3: là việc cấp tín dụng mà HDBank dựa vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp và bộ chứng từ hàng xuất thông qua hình thứcnhư bên dưới đây:
- Chiết khấu chứng từ có giá: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn mà HDBank nhận mua và trả tiền trước cho những chứng từ chưa đến hạn thanh toán cho nhà nhập khẩu theo số tiền bằng trị giá của bộ chứng từ sau khi đã chiết khấu trừ tiền lãi chiết khấu, hoa hồng và các lệ phí khác.
- Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất: Dạng tài trợ này cho phép các nhà xuất khẩu nhận trước được phần lớn số tiền sẽ thu, đáp ứng kịp thời cho các doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình mà tài sản đảm bảo chính là bộ chứng từ.
- Tỷ lệ tài trợ: HDBank có thể tài trợ lên đến 95% giá trị bộ chứng từ.
- Lãi suất: Lãi suất chiết khấu linh hoạt theo từng thời điểm và phụ thuộc vào việc xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp đó tại HDBank.
3
Bảng 2.5: Tài trợ trước và sau xuất khẩu cà phê của HDBank
2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ lĩnh vực cà phê 550,000 1.400,000 1.950,000 965,000 Tài trợ trước xuất khẩu 150,000 790,000 810,000 210,000 Tài trợ sau xuất khẩu 380,000 570,000 1.010,000 615,000 Tỷ lệ tài trợ trước XK/ tài
trợ sau XK (%)
39,47 138,60 80,20 34,15
Nguồn: Bộ phận tín dụng xuất khẩu HDBank và tổng hợp của tác giả Bảng 2.6: So sánh diễn biến năm sau với năm trước (%) của
tài trợ trước và sau xuất khẩu cà phê
2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ lĩnh vực café -45,00 154,55 39,29 -50,51
Tài trợ trước xuất khẩu -66,67 426,67 2,53 -74,07 Tài trợ sau xuất khẩu -30,91 50,00 77,19 -39,11 Tỷ lệ tài trợ trước XK/ tài
trợ sau XK -51,75 251,11 -42,14 -57,42
Nguồn: Bộ phận tín dụng xuất khẩu HDBank và tổng hợp của tác giả Đây là một loại hình cho vay ngắn hạn mà HDBank khuyến khích tăng trưởng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho HDBank. Ngoài ra, HDBank còn cung ứng các dịch vụ tín dụng khác nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê phát triển, cụ thể như: HDBank ký kết các hợp đồng nguyên tắc về việc cho vay vớicác đại lý, cá nhân thu mua cà phê cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.
Bảng 2.7: Cơ cấu (%) của tài trợ trước và sau xuất khẩu café
2008 2009 2010 2011 2012
Tài trợ trước xuất khẩu/ Tổng dư nợ cà phê
45,00% 27,27% 56,43% 41,54% 21,76%
Tài trợ sau xuất khẩu/ Tổng dư nợ cà phê
55,00% 69,09% 40,71% 51,79% 63,73%
Bảng 2.5, 2.6, 2.7 cho biết diễn biến các hình thức tài trợ trước và sau xuất khẩu café cũng như chênh lệch giữa hai hình thức:
Tài trợ trước xuất khẩu có xu hưởng giảm dần về tỷ trọng so với tài trợ sau xuất khẩu và với tổng mức dư nợ xuất khẩu cà phê. Nguyên nhân của vấn đề là do chính sách cho vay, tài trợ ngắn hạn trong giai đoạn 2008 – 2012 được ưu tiên nhiều hơn và có độ rủi ro thấp hơn; trong khi tài trợ trước xuất khẩu bản chất là cho vay trung và dài hạn. Vấn đề này cũng phù hợp với diễn biến chung của ngành ngân hàng về việc cho vay và huy động ngắn hạn cao hơn cho vay và huy động trung dài hạn.
Trái ngược với tài trợ trươc xuất khẩu, tài trợ sau ngày càng được ưu tiên gia tăng mạnh. Nguyên nhân là do bản chất an toàn của các khoản vay đã được đảm bảo bởi các hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ và được xoay vòng khá nhanh hơn tại trợ trước xuất khẩu.
2.3.2. Quá trình tổ chức thực hiện hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của HDBank