Quá trình tổ chức thực hiện hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của HDBank

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 50)

10 sự kiện nổi bậc năm

2.3.2. Quá trình tổ chức thực hiện hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của HDBank

Quá trình tổ chức thực hiện hạn mức tín dụng là quá trình đưa vào áp dụng trong thực tế các chính sách tín dụng giành cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê đã được HDBank hoạch định, được khái quát thành các giai đoạn như sau:

Giai đo )n m at: Tiếp cận và thu thập thông tin, đây là giai đoạn mà bộ phận

chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp cận và thu thập thông tin để khai thác nhu cầu vốn thực tế của khách hàng tiềm năng, thu thập hồ sơ liên quan để xem xét về việc cấp hạn mức tín dụng. Giai đoạn này các đơn vị kinh doanh trong hệ thống HDBank bắt buộc phải am hiểu rõ về khách hàng của mình kể cả bên thứ ba và các điều kiện này cần chứng minh trong các đề xuất cho vay, đặc biệt là với những khách hàng mới. Đơn vị phải nhạy bén trong việc phát hiện nhu cầu của khách hàng, từ đó lựa chọn sản phẩm/dịch vụ tốt nhất để cung ứng cho nhu cầu của khách hàng.

Đơn vị phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, thực hiện các cuộc viếng thăm thường xuyên đến cơ quan/nhà máy/văn phòng của khách hàng và cần có sự hiểu biết sâu rộng về ngành nghề và tình hình hoạt động kinh doanh của

khách hàng, đơn vị luôn nắm bắt trước tình huống và phản ứng nhanh với bất kỳ tình huống bất lợi nào. Các đơn vị khi đề xuất cho vay phải ghi rõ thời điểm viếng thăm khách hàng gần đây nhất…

Giai đo )n hai: Thẩm định, Đây là giai đoạn bộ phận thẩm định sẽ phân tích,

đánh giá trên hồ sơ đề xuất cho vay của bộ phận chuyên viên quan hệ khách hàng để từ đó xác định hạn mức cần thiết đối với khách hàng.

Bộ phận thẩm định sẽ phân tích năng lực tài chính, kết quả kinh doanh dựa trên thông tin các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín. Báo cáo thuế có thể coi được là cơ sở có thể tin tưởng được về mức doanh thu và thu nhập tối thiểu của khách hàng.

Đối với những khoản vay tài trợ trước xuất khẩu, thông thường có hai nguồn trả nợ được xác định, đề cập và phân tích rõ trong tờ trình , trong đó tài sản đảm bảo được coi là một nguồn trả nợ dự phòng. Tuy nhiên, dòng ngân lưu được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng phải được coi là nguồn trả nợ chính cho khoản vay.

Sau khi đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay, đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay, bộ phận này sẽ có đề xuất trình cấp lãnh đạo phê duyệt.

Giai đo )n ba: phê duyệt hạn mức tín dụng, Cấp lãnh đạo phê duyệt hạn mức

dựa trên tờ trình/báo cáo của bộ phận thẩm định (nếu cần thiết sẽ lập tổ tái thẩm định) quyết định hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng.

Giai đo )n b vn: Thực hiện, Sau khi phê duyệt, bộ phận quản lý và hỗ trợ tín

dụng soạn thảo và ký kết các hợp đồng, tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo …để thực hiện giải ngân vốn cho khách hàng.

Đối với những khoản vay được cầm cố bằng cà phê thành phẩm tại HDBank thì khâu tổ chức thực hiện thêm nhiều những bộ phận khác như sau:

- Khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: phối hợp với các Đơn vị, Phòng ban có liên quan tại Hội Sở theo dõi tình hình biến động ngành cà phê để kịp thời điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.

- Trung tâm công nghệ thông tin: có trách nhiệm tạo mã cho mặt hàng cà phê, tạo trường theo dõi giá cảnh báo, giá xử lý và báo cáo cảnh báo cho khách hàng để khách hàng trả bớt nợ hoặc bổ sung thêm cà phê trên hệ thống quản lý của HDBank và để phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá sản phẩm.

- Phòng kế toán: Có trách nhiệm xây dựng và hướng dẫn cách hạch toán cho sản phẩm này theo đúng chế độ kế toán hiện hành của phát luật và của Ngân hàng Nhà Nước.

- Phòng pháp chế: Có trách nhiệm rà soát, cảnh báo, chỉnh sửa các quy định, quy trình, biểu mẫu có liên quan đến sản phẩm này đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, của Ngân hàng Nhà Nước và của HDBank.

- Đơn vị kinh doanh và Tổ công tác thường xuyên: Giám đốc đơn vị kinh doanh của HDBank, tổ trưởng tổ công tác thường xuyên có trách nhiệm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn trong quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, Giám Đốc đơn vị kinh doanh, tổ trưởng tổ công tác thường xuyên phải báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp khắc phục trình ngay cho Tổng giám đốc xem xét chỉ đạo giải quyết.

- Khối Quản lý rủi ro: có trách nhiệm theo dõi việc cấp hạn mức cho vay đối với cho vay cầm cố cà phê cũng như tính tuân thủ quy trình, quy chế trong việc cung cấp sản phẩm cho vay cầm cố cà phê thành phẩm, theo dõi hạn mức cho vay từng khách hàng cũng như tổng mức cho vay của sản phẩm này để tham mưu cho Tổng giám đốc quyết định trong từng thời kỳ nhằm hạn chế rủi ro cho sản phẩm này. Khối Quản lý rủi ro đề xuất mức giá thẩm định trình Tổng giám đốc xem xét ban hành từng thời kỳ.

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng xuất khẩu. Đây là quá trình có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng xuất khẩu, thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính, chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của ngân hàng TMCP phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HD Bank) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)