Trong hoạt động TD, cho vay là hoạt động chính nên để tìm hiểu về quy trình TD của NHTMCP Phương Nam, tác giả xin trình bày quy trình cho vay (quy trình về hoạt động bảo lãnh và các hình thức TD khác hiện chưa ban hành nhưng có thể tham khảo quy trình cho vay và quy chế của từng loại hoạt động để thực hiện).
Quy trình cho vay tại NHTMCP Phương Nam: (Phụ lục 1)
Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Các cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động TD của NHTMCP Phương Nam đều được chấm điểm và xếp hạng. Việc chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong việc đưa ra các quyết định cấp TD và làm cơ
sở trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được đầy đủ và chính xác, đồng thời hoạch định các chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh chung của NHTMCP Phương Nam.
− Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho khách hàng doanh nghiệp:
Tương tự bước 2 và hai phần đầu của bước 3 của quy trình cho vay.
Bước 2: Xác định ngành kinh tế:
NVTD căn cứ ngành kinh tế chính đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và phân loại. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì căn cứ vào ngành nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp (Phụ lục 2, phần 2.1).
Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp:
NVTD chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp dựa vào quy mô vốn, lao động và doanh thu thuần và giá trị nộp Ngân sách nhà nước. Trong đó:
Quy mô vốn được xác định dựa vào tiêu chí vốn chủ sở hữu. Quy mô lao
động được xác định dựa vào số lao động thực tế sử dụng (nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính) tính bình quân 3 năm gần nhất. Doanh thu thuần được xác định dựa vào báo cáo thu nhập của năm liền kề trước đó. Nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước thì chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hàng năm(Phụ lục 2, phần 2.2).
Sau khi cộng điểm theo từng tiêu chí, xác định quy mô doanh nghiệp như
sau:
Quy mô Lớn Trung bình Nhỏ
Điểm Từ 17 – 24 điểm Từ 8 – 16 điểm Nhỏ hơn 8 điểm
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính:
Căn cứ bước 2 và 3, số liệu từ báo cáo tài chính, NVTD lựa chọn 1 trong 4 bảng để chấm điểm. (Phụ lục 2, phần 2.3, 2.4, 2.5, 2.6)
Bước 5: Chấm điểm các chỉ số phi tài chính:
Bao gồm chấm điểm theo các tiêu chí: lưu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín về quan hệ TD của khách hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác (Phụ lục 2, phần 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11).
Sau khi chấm điểm theo từng tiêu chí, NVTD tiến hành nhân với từng trọng số theo bảng dưới đây để xác định tổng sốđiểm đối với tiêu chí phi tài chính:
STT Tiêu chí DNNN DNNQD DNĐTNN
1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% 2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 27% 33% 27%
3 Uy tín về quan hệ tín dụng 33% 33% 31% 4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%
5 Các đặc điểm khác 13% 7% 8%
Tổng cộng 100% 100% 100%
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp:
NVTD xác định tổng sốđiểm của khác hàng bằng cách nhân sốđiểm của các chỉ tiêu tài chính (bước 4) và phi tài chính (bước 5) với trọng số theo bảng sau:
BCTC không được kiểm toán BCTC được kiểm toán
DNNN DNNQD DNĐTNN DNNN DNNQD DNĐTNN
Các chỉ số
tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55%
Các tiêu chí
phi tài chính 75% 65% 55 65% 55% 45%
Bước 7: Đánh giá RRTD theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp:
NVTD thực hiện xếp hạng khách hàng thành 6 hạng theo quy định của NHTMCP Phương Nam có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AA, A, BB, B, CC, C.
Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro
87 – 100 AA Xuất sắc Rất thấp
74 – 86 A Tốt Thấp
61 – 73 BB Trung bình Trung bình 48 – 60 B Dưới trung bình Trung bình
35 – 47 CC Dưới chuẩn Cao
< 35 C Rủi ro không thu hồi cao Rất cao
Bước 8: Đánh giá mức độ rủi ro của TSBĐ:
NVTD tiến hành chấm điểm và phân loại TSBĐ(Phụ lục 2, phần 2.12). TSBĐđược chia thành 6 cấp độ như sau:
STT Thang
điểm
Phân
loại Nhận xét
1 100 AA Khả năng thanh khoản cao, khả mãi cao, rủi ro thấp 2 90 – 99 A Khả năng thanh khoản, rủi ro trung bình, khả mãi cao 3 70 – 89 BB Khả năng thanh khoản, khả mãi, rủi ro trung bình 4 50 – 69 B Khả năng thanh khoản thấp, khả mãi, rủi ro trung bình 5 40 – 49 CC Khả năng thanh khoản thấp, khả mãi trung bình, rủi ro cao 6 30 – 39 C Khả năng thanh khoản thấp, khả mãi thấp, rủi ro cao
Trường hợp khách hàng có nhiều TSBĐ thì tính điểm bình quân của các loại TSBĐ theo công thức: Điểm bình quân TSBĐ = (ΣAi.Bi)/HMTD. Trong đó: Ai là số điểm của tài sản loại i (30≤Ai≤100, 1≤i≤ + ∞); Bi là số tiền cấp TD dựa trên tài sản loại i.
Căn cứ kết quả xếp hạng khách hàng và phân loại TSBĐ, NVTD sử dụng ma trận đánh giá mức độ rủi ro (Phụ lục 2, phần 2.13) để xác định rủi ro của doanh nghiệp. Nếu kết quả rơi vào các ô có mức độ rủi ro chấp nhận, trung bình, lành mạnh, tốt thì cấp TD; ngược lại rơi vào ô từ chối thì không cấp TD.
Bước 9: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng:
Trên cơ sở tờ trình về kết quả chấm điểm của NVTD và đề xuất của Lãnh đạo phòng kinh doanh, Lãnh đạo đơn vị phê duyệt kết quả chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng.
Bước 10: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ:
Sau khi tờ trình được phê duyệt, NVTD cập nhật kết quả chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng vào hệ thống thông tin TD của NH.
− Quy trình chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng cá nhân:
Bước 1: Thu thập thông tin: tương tự bước 1 của quy trình doanh nghiệp.
Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản:
NVTD chấm điểm các thông tin cá nhân của khách hàng (Phụ lục 2, phần 2.14). Nếu khách hàng đạt tổng điểm <0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ
Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với NH: (Phụ lục 2, phần 2.15).
Bước 4: Tổng hợp điểm của khách hàng cá nhân:
NVTD tổng hợp điểm đã chấm ở bước 2 và bước 3 để xếp hạng khách hàng.
Bước 5: Xếp hạng khách hàng và đánh giá RRTD:
NVTD xếp hạng khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro theo 6 hạng như sau:
Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro
≥401 AA Xuất sắc Rất thấp
351 – 400 A Tốt Thấp
301 – 350 BB Trung bình Trung bình 251 – 300 B Dưới trung bình Trung bình
201 – 250 CC Dưới chuẩn Cao
151 – 200 C Rủi ro không thu hồi cao Rất cao
Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro của TSBĐ.
Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng.
Bước 8: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ: Tương tự bước 8, bước 9 và bước 10 của quy trình doanh nghiệp.
Quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay, tình hình sử dụng vốn vay và thu hồinợ vay:
Nguyên tắc chung của việc kiểm tra, giám sát khoản vay phải được thực hiện nghiêm túc, nhất quán từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, sau giải ngân.
− Kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay:
Tương tự các bước 2, bước 3 của quy trình cho vay. Riêng phần kiểm tra quá trình giải ngân, NVTD cần kiểm tra các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay do khách hàng cung cấp như: hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ; bảng kê các khoản chi phí, biên bản nghiệm thu, … Rà soát lại tính pháp lý và các điều kiện cần thiết của hợp đồng TD, hợp đồng thế chấp, kiểm tra toàn bộ các giấy tờ của TSBĐ. Sau
đó, NVTD trình Lãnh đạo Phòng kinh doanh xem xét và ký kiểm soát trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký duyệt khoản vay. Sau cùng, NVTD kiểm tra, so sánh các chứng từ kế toán sau khi giải ngân cho khớp đúng với hồ sơ vay.
− Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay:
Lãnh đạo đơn vị phân công ít nhất hai NVTD thực hiện kiểm tra tình hình sử
dụng vốn vay định kỳ, đột xuất đối với mỗi khoản vay (lập biên bản kiểm tra theo mẫu). Kiểm tra lần 1 chậm nhất là 30 ngày sau giải ngân lần đầu tiên, sau đó là 1 quý/lần. Dựa vào kết quả kiểm tra, Lãnh đạo đơn vị có hướng xử lý kịp thời và báo cáo BTGĐ, HĐQT đối với những hồ sơ vay có dấu hiệu rủi ro.
NVTD cần kiểm tra, giám sát các nội dung: mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng không; kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tiến
độ thực hiện phương án/ dự án của khách hàng; kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo; kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng TD, hợp đồng thế chấp tài sản, các cam kết khác (nếu có), …
Trong thời gian khách hàng còn dư nợ tại NH, NVTD cần phải thu thập thông tin bổ sung về khách hàng, khoản vay từ các nguồn:báo cáo định kỳ của khách hàng (báo cáo tài chính, tờ khai thuế, hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, …), tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, … Từđó tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng.
− Kiểm tra, giám sát quá trình thu hồi nợ vay:
Đôn đốc thu hồi lãi và nợ gốc đúng hạn. Căn cứ thời hạn/ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay trên hợp đồng TD, NVTD thông báo bằng văn bản cho khách hàng tối thiểu trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ. Nội dung thông báo thể hiện thời hạn trả nợ, tổng số nợ phải trả (nợ gốc và/ hoặc lãi đến hạn), thông báo được lãnh đạo phê duyệt trước khi gởi cho khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm hoặc có nợ quá hạn phát sinh, nội dung thông báo cần nêu rõ thêm các biện pháp NH sẽ áp dụng trong trường hợp trả nợ không đúng hạn như: mức lãi phạt áp dụng, ngưng giải ngân tiếp các hợp đồng TD đã ký, xử lý TSBĐ, chuyển nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn, chấm dứt hợp đồng TD trước thời hạn, …
NVTD cần kết hợp kiểm tra các nguồn thu của khách hàng nhằm chủ động thu hồi nợ vay khi đến hạn như: kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng,
đối chiếu các bộ chứng từ xuất khẩu chờ thanh toán, kiểm tra kế hoạch chuyển tiền về tài khoản của khách hàng, … Trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn, NVTD cần thông báo ngay cho Lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời như: phong toả tài khoản tiền gửi, xử lý các khoản tiền đang hoặc sắp được thanh toán của khách hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm biện pháp giải quyết.
Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan và có văn bản đề nghị NH điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay, NVTD xem xét và thẩm định nhu cầu thực tế của khách hàng, sau đó trình Lãnh đạo
đơn vị giải quyết theo đúng quy định của NHTMCP Phương Nam.