Tình hình phân loại nợ và chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Trang 53)

Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ tại NHTMCP Phương Nam

ĐVT: Tỷđồng Năm Nhóm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Nợđủ tiêu chuẩn 9.172,18 19.146,26 30.330,96 34.012,14 40.501,12 Tỷ trọng (%) 96,15 96,77 97,01 96,25 92,82 2 Nợ cần chú ý 147,33 177,92 359,62 505,41 1.814,91 Tỷ trọng (%) 1,54 0,90 1,15 1,43 4,16 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 53,71 42,30 416,63 227,28 300.96 Tỷ trọng (%) 0,56 0,21 1,33 0,64 0,69 4 Nợ nghi ngờ 66,33 56,78 31,12 356,60 219,33 Tỷ trọng (%) 0,70 0,29 0,10 1,01 0,50 5 Nợ có khả năng mất vốn 100,27 362,54 129,00 237,09 797,36 Tỷ trọng (%) 1,05 1,83 0,41 0,67 1,83

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 -2012 Qua bảng 2.6, ta có thể thấy nợ nhóm 2 và nợ nhóm 5 tăng dần qua các năm với tốc độ tăng cao. Nợ nhóm 3 tăng đột biến vào năm 2010 và nợ nhóm 4 tăng đột biến vào năm 2011. Năm 2010, nợ nhóm 2 tăng 102,12% so với năm 2009 và đến năm 2012, nợ nhóm 2 tăng 259,10% so với năm 2011. Nợ nhóm 5 trong năm 2012 tăng 236.31% so với năm 2011.

Bảng 2.7: Chất lượng tín dụng NHTMCP Phương Nam ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 1. Nợ quá hạn 367,64 639,53 936,37 1.326,38 3.132,46 Tỷ trọng(%) 3,85 3,23 2,99 3,75 7,18 2. Nợ xấu 220,31 461,61 576,75 820,97 1.317,55 Tỷ trọng (%) 2,31 2,33 1,84 2,32 3,02

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 -2012 Năm 2012, dư nợ của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đạt 40.501,12 tỷđồng, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của nhóm nợ này gần bằng tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay (xấp xỉ 23%), điều này chứng tỏ NHTMCP Phương Nam tăng trưởng dư nợ trên cơ sở có kiểm soát TD. Qua bảng 2.6 và 2.7, nhìn chung chất lượng TD của NHTMCP Phương Nam qua các năm từ 2008 – 2012 có nhiều biến động. Dư nợ của nhóm nợ quá hạn năm 2012 đạt 3.132,46 tỷ đồng, tăng 1.806,08 tỷđồng so với năm 2011, trong đó nợ nhóm 2 tăng 259,10%, nợ nhóm 5 tăng xấp 236,28%. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn (7,18% > 5%) và tỷ lệ nợ xấu (3,02% > 3%) tương đối cao, vượt mức khuyến cáo của NHNN. Mặc khác, tốc độ

tăng của nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2012 là khác cao, đặc biệt là năm 2009 và năm 2012. Năm 2009, nợ quá hạn tăng 73,96%, nợ xấu tăng 109,53%. Năm 2012, nợ quá hạn tăng 136,17%, nợ xấu tăng 60,49%. Sở dĩ tốc độ tăng của nợ

quá hạn và nợ xấu cao một phần là do tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp sa sút. Ngoài ra, điều này còn chứng tỏ công tác về thẩm định, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ là chưa đạt hiệu quả cao.

Trên thực tế, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từng thời điểm trong năm còn có thể

cao hơn do hiện tại NHTMCP Phương Nam đang thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng của QĐ 493 và QĐ 18. Chênh lệch về thời gian khá lớn

(các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày phân nhóm 2, từ 91 ngày đến 180 ngày phân nhóm 3, …) thực hiện phân loại nợ chậm trễ, … sẽ không phản ánh một cách trung thực tình hình nợ quá hạn và nợ xấu. Đặc biệt theo QĐ 780, NHNN quy

định các khoản nợ sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ

nguyên nhóm nợ như trước khi điều chình, gia hạn nếu TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ

tốt. Việc đánh giá này nếu không thực hiện khách quan thì QĐ 780 trở thành “tấm lá chắn” vô cùng hiệu quả trong việc che giấu nợ xấu cho các NH.

2.2.1.3 Tình hình trích lp và s dng d phòng để x lý ri ro tín dng

Trên cơ sở phân loại nợ nêu trên, NHTMCP Phương Nam tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự

phòng chung là 0,75% của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ trích lập dự

phòng cụ thể là 0%, 5%, 20%,50%, 100% theo thứ tự các nhóm nợ từ 1 đến 5. Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt

động của NHTMCP Phương Nam tuân thủ theo QĐ 493, QĐ 18 của NHNN.

Bảng 2.8: Trích lập dự phòng RRTD tại NHTMCP Phương Nam ĐVT: Tỷđồng Năm Khoản mục 2008 2009 2010 2011 2012 Dự phòng chung Tại ngày 01 tháng 01 15,88 29,47 151,45 236,53 260,46 Trích lập trong năm 13,88 121,98 85,09 23,93 62,24 Kết chuyển sang dự phòng cụ thể -11,37 Tại ngày 31 tháng 12 29,47 151,45 236,53 260,46 31,33 Dự phòng cụ thể Tại ngày 01 tháng 01 30,00 31,22 45,81 46,04 221,38 Trích lập trong năm 4,64 20,47 1,22 177,33 376,28 Sử dụng trong năm -3,43 -5,88 -0,99 -1,98 Tại ngày 31 tháng 12 31,22 45,81 46,04 221,38 597,66 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012

Việc trích lập dự phòng rủi ro giúp NHTMCP Phương Nam bù đắp các tổn thất xảy ra trong quá trình cấp TD. Trong các năm qua, NHTMCP Phương Nam cũng ít sử dụng nguồn dự phòng này, cụ thể trong các năm từ 2008 đến 2012 chỉ sử

dụng 12,28 tỷđồng để bù đắp rủi ro nhằm xoá các khoản nợ khó đòi. Việc sử dụng khoản dự phòng để bù đắp rủi ro được thực hiện để xoá nợ cho các khoản vay sau khi Hội đồng xử lý rủi ro TD xét thấy mọi nỗ lực hợp lý để thu hồi nợ, kể cả các hành động pháp lý đều không hiệu quả. Các khoản vay được xoá nợ theo quy định trong QĐ 493.

Về mặt kế toán, dự phòng RRTD là con số âm nhưng ởđây, chúng ta xét về độ lớn để thấy được con số dự phòng đã trích lập. Dự phòng RRTD là số dư cuối kỳ, nó sẽ bằng số dưđầu kỳ cộng với dự phòng trích lập trong kỳ trừđi dự phòng đã sử dụng trong kỳ. Do đó, nếu dự phòng RRTD thấp có thể là do nợ quá hạn giảm hoặc do việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD gia tăng và ngược lại. Dự phòng RRTD đã trích lập giai đoạn 2008 – 2012 nhìn chung gia tăng theo từng năm, đặc biệt trong năm 2011 và 2012. Năm 2011, dự phòng cụ thể trích lập trong năm là 177,33 tỷđồng, tăng gấp rất nhiều lần so với những năm trước. Đến năm 2012, con số trích lập dự phòng cụ thể trong năm đạt 376,28 tỷđồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy công tác thẩm định, phân loại nợ, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ chưa đạt hiệu quả cao.

2.2.1.4Đánh giá chung v hot động tín dng, ri ro tín dng

Hoạt động TD của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012 có mức tăng trưởng dư nợ khá cao trong giai đoạn 2008 – 2010, tuy nhiên, đến năm 2011 và 2012, mức tăng trưởng thấp vì thực hiện theo các quy định của NHNN. Tuy nhiên, cơ cấu TD phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay, chưa phát triển mạnh các mảng TD khác như bảo lãnh, bao thanh toán, … Về hoạt động cho vay, chủ yếu cho vay ngắn hạn thực hiện các phương án sản xuát kinh doanh, phục vụđời sống, chưa chú trọng các mục đích khác và thiếu các sản phẩm kết hợp.

Về RRTD, giai đoạn 2008 – 2012, nợ quá hạn và nợ xấu của NHTMCP Phương Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, đến năm 2011 và 2012, tốc

độ tăng của nợ quá hạn và nợ xấu là khá cao, dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng đột biến trong năm 2011 và 2012. Thực tế, nợ quá hạn và nợ xấu có thể

cao hơn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống cơ sở dữ liệu và xếp hạng TD nội bộ chưa hoàn thiện. Hiện tại, NHTMCP Phương Nam chỉ mới có

được phần mềm chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng, nhưng phần mềm này nhìn chung chưa phản ánh hết các yếu tố của RRTD, chưa hỗ trợ nhiều trong quyết

định cấp TD.

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

2.2.2.1 Cơ chế t chc và quy chế Hi đồng tín dng

Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản TD, NHTMCP Phương Nam thường tổ chức thành các cấp HĐTD được cơ cấu theo trình tự từ thấp đến cao như sau: HĐTD tại các SGD/CN?PGD, HĐTD tại các Miền, HĐTD Hội sở, HĐTD NHTMCP Phương Nam.

HĐTD NHTMCP Phương Nam bao gồm bốn thành viên, trong đo một thành viên HĐQT giữ nhiệm vụ Chủ tịch, hai thành viên BTGĐ giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một thành viên của Phòng liên quan giữ nhiệm vụ Thư ký HĐTD. HĐTD Hội sở

bao gồm bốn thành viên, trong đó Tổng giám đốc giữ nhiệm vụ Chủ tịch, một Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh (đối với hồ sơ TD nội địa) hoặc một phụ trách thanh toán quốc tế (đối với hồ sơ tài trợ xuất nhập khẩu) giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một Trưởng/ Phó P.QLCCN (đối với hồ sơ TD nội địa) hoặc Phòng Thanh toán quốc tế

(đối với hồ sơ tài trợ xuất nhập khẩu) giữ nhiệm vụ Uỷ viên, môt thành viên của Phòng liên quan giữ nhiệm vụ Uỷ viên kiêm Thư ký HĐTD (nếu có). HĐTD tại các Miền bao gồm ba thành viên, trong đó Phó tổng giám đốc phụ trách miềm giữ

nhiệm vụ Chủ tịch, Giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh SGD/CN thuộc phạm vi Miền giữ nhiệm vụ Uỷ viên HĐTD. HĐTD tại các SGD/CN/PGD bao gồm ba thành viên. Trong đó Giám đốc SGD/CN hoặc Trưởng PGD giữ nhiệm vụ Chủ tịch, Trưởng phòng hoặc Phụ trách kinh doanh giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một NVTD tại

đơn vị không trực tiếp tham gia thẩm định giữ nhiệm vụ Uỷ viên kiêm Thư ký HĐTD.

Quyết định của HĐTD dựa trên nguyên tắc biểu quyết đa số hiện diện, nếu số ý kiến đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì ý kiến phía có chủ tịch HĐTD hoặc thành viên khác của HĐTD được uỷ quyền làm chủ toạ là quyết định cuối cùng.

HĐTD có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định lại nội dung trên hồ sơ TD; trình bày quan điểm, ý kiến, đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan cho các thành viên thẩm

định tại cuộc họp, … HĐTD có quyền đưa ra ý kiến biểu quyết đồng ý, không đồng ý về hồ sơ TD tại cuộc họp và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình; có quyền yêu cầu các thành viên thẩm định tiến hành thẩm định lại hoặc bổ sung các tài liệu liên quan, … Hạn mức phán quyết TD của từng HĐTD do Chủ tịch HĐQT phân cấp và thay đổi trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)