Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Tên quốc tế: PHUONG NAM COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Trụ sở chính: 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp HCM
NHTMCP Phương Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động NHTMCP số: 030/NH-GP ngày 17/3/1993 của NHNN và Giấy phép thành lập công ty số: 393/GP-UB ngày 15/4/1993. Ngày 19/5/1993, NHTMCP Phương Nam chính thức
đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Trong năm đầu hoạt động, NHTMCP Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng, dư nợ 21,6 tỷ đồng, lợi nhuận 258 triệu đồng với mạng lưới hoạt động gồm 1 Hội sở và 1 chi nhánh.
Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, NHNN đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh. Theo chủ trương đó, HĐQT đã đề ra những chiến lược hoạt động, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của NHTMCP Phương Nam. Cũng trong giai đoạn 1997 – 2003, hoạt động sáp nhập các NH và tổ
chức TD khác vào hệ thống NHTMCP Phương Nam diễn ra mạnh mẽ: − Năm 1997, sáp nhập NHTMCP Đồng Tháp.
− Năm 1999, sáp nhập NHTMCP Đại Nam.
− Năm 2000, mua Quỹ tín dụng Nhân dân Định Công (Hà Nội). − Năm 2001, sáp nhập NHTMCP Nông thôn Châu Phú.
− Năm 2003, sáp nhập NHTMCP Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ).
Năm 2006, NHTMCP Phương Nam đưa vào hoạt động hệ thống nhận diện thương hiệu mới, đặt tên giao dich quốc tế là Southern Bank. Ngày 19/12/2006,
NHTMCP Phương Nam được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp “Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000”. Cũng trong năm 2006, NHTMCP Phương Nam đã triển khai chương trình hiện đại hoá công nghệ thông tin trong mọi mặt hoạt động, chính thức vận hành và đưa vào hoạt động hệ thống công nghệ NH lõi là TCBS (Core Banking), hệ thống này cho phép tất cả các đơn vị nối mạng nội bộ, giao dịch tức thời trên một cơ sở dữ liệu tập trung tại Hội sở.
Ngày 27/12/2007, Tập đoàn tài chính NH UOB (Singapore) chính thức là đối tác chiến lược của NHTMCP Phương Nam, sỡ hữu 15% cổ phần và hiện nay là 20% cổ phần.
Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ
cán bộ nhân viên có trình độ, năng động, có tinh thần trách nhiệm, NHTMCP Phương Nam đã có những bước đi vững chắc và không ngừng phát triển. Đến nay, NHTMCP Phương Nam trở thành một trong những NHTMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo niềm tin cho khách hàng. Đến ngày 31/12/2012, NHTMCP Phương Nam đạt vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 75.269 tỷđồng, tổng số cán bộ và nhân viên hơn 3.000 người, mạng lưới hoạt động gồm 141 đơn vị và 01 công ty trực thuộc trên toàn quốc.
Nhìn chung, trong suốt gần 20 năm hoạt động, NHTMCP Phương Nam luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong chất lượng từng dịch vụ, thủ tục nhanh chon, phục vụ khách hàng chu đáo, … Ban điều hành NHTMCP Phương Nam đã xác
định giữ tiêu chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”, mang sứ mệnh đem sự thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và từng khách hàng.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 – 2012
Trong quá trình hoạt động, NHTMCP Phương Nam luôn giữ vững sự tăng trưởng và ổn định qua từng năm, nhất là giai đoạn trước năm 2008. Tuy nhiên, từ
sau năm 2008, hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Nam cũng như hệ
thống NHTM bị chậm lại và hiệu quả chưa cao, nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới , các chính sách quản lý vĩ mô của NHNN và các
quy định nội bộ của NHTMCP Phương Nam. Điều này được thể hiện qua kết quả
hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 – 2012 như sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của NHTMCP Phương Nam
ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng vốn huy động 18.089,67 31.821,46 55.971,47 65.069,10 69.541,87 2. Tổng dư nợ 9.539,82 19.875,79 31.267,33 35.338,52 45.307,81 3. Tổng tài sản 20.761,52 35.473,14 60.235,08 69.990,87 75.269,55 4. Lợi nhuận trước thuế 136,44 310,92 532,47 248,37 121,97 5. Vốn tự có 2.382,73 2.935,68 3.573,36 4.017,34 4.335,77 Trong đó: Vốn điều lệ 2.027,55 2.568,13 3.049,00 3.212,48 4.000,00 6. ROA 0,65% 0,88% 0,88% 0,35% 0,17% 7. ROE 5,15% 9,33% 12,87% 5,90% 2,88% 8. Tỷ lệ thu ngoài tín dụng/Tổng thu nhập 17,30% 30,70% 13,80% 8,20% 8,05% 9. Tỷ lệ chia cổ tức 7,00% 8,00% 11,00% 7,00% 2,1% Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012
Giá trị các chỉ tiêu hoạt động của NHTMCP Phương Nam hầu hết tăng qua các năm từ 2008 – 2012. Điều này cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo NHTMCP Phương Nam đã có những chính sách phù hợp với từng thời kỳ kinh tếđể điều hành hoạt động kinh doanh tương đối vổn định và an toàn. Tổng tài sản năm 2008 đạt 20.761,52 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 đã đạt đến 75.269.55 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ TD
đều tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh là chưa cao, tốc độ tăng trưởng chậm (thậm chí có năm giảm) thể hiện qua các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế, ROA, ROE, … qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, ROA chỉ đạt 0.17% và ROE chỉ đạt 2,88%.
Năm 2011, thu từ hoạt động TD chiếm 91,8% tổng thu nhập. Năm 2010 và năm 2009, tỷ lệ này là 86,2% và 69,3%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh quá phụ thuộc vào hoạt động TD, nếu hoạt động TD gặp trở ngại thì hiệu quả kinh doanh NH sẽ giảm sút. Điều này lý giải tại sao trong giai đoạn 2008 - 2012 (đặc biệt là năm 2012), các tỷ suất sinh lợi của NHTMCP Phương Nam cũng như một số NHTM giảm khi NHNN thắt chặt tiền tệ.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng giai đoạn từ 2008 – 2012
2.2.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu sự tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là hoạt động TD. Lợi nhuận NH chủ yếu từ hoạt động TD, do vậy, RRTD sẽ tác
động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM, và NHTMCP Phương Nam cũng không ngoại lệ. Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng NHTMCP Phương Nam ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 I. CHO VAY 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633,58 1. Cho vay tổ chức, các nhân trong nước
9.519,73 19.775,09 31.253,25 35.332,08 43.631,61
2. Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá 1,89 Tỷ trọng (%) 0,01 3. Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 14,21 10,70 14,08 5,99 Tỷ trọng (%) 0,15 0,05 0,05 0,02
4. Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 5,88 Tỷ trọng (%) 0,06 II. BẢO LÃNH 84,51 241,50 237,00 219,41 606,43 1. Cam kết trong nghiệp vụ L/C 22,56 87,49 90,44 58,48 131,84 Tỷ trọng (%) 26,70 36,23 38,16 26,65 21,74 2. Bảo lãnh khác 61,95 154,01 146,57 160,93 474,59 Tỷ trọng (%) 73,30 63,77 61,84 73,35 78,26
Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012 Hoạt động TD tại NHTMCP Phương Nam chủ yếu là cung cấp các sản phẩm về cho vay và bảo lãnh, các hình thức TD khác rất ít hoặc chưa triển khai thực hiện.
Cho vay
Hoạt động cho vay của NHTMCP Phương Nam hiện nay bao gồm: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước; cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; cho vay xuất nhập khẩu, cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư; … Các loại hình cho vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, cho vay hợp vốn, … chưa phát sinh tại NHTMCP Phương Nam.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHTMCP Phương Nam ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 1. Dư nợ ngắn hạn 6.172,23 13.730,22 21.715,88 28.990,04 35.893,94 Tỷ trọng(%) 64,70 69,39 69,45 82,04 82,26 2. Dư nợ trung, dài hạn 3.367,59 6.055,57 9.551,44 6.348,48 7.739,64 Tỷ trọng (%) 35,30 30,61 30,55 17,96 17,74
Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012 Về cho vay theo thời hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn và tỷ trọng này nhìn chung tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2012. Nguyên nhân là do đặc thù cho vay của NHTMCP Phương Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong ngắn hạn; một phần nhỏ các cá nhân vay vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ đời sống. Mặt khác, những năm gần đây, nguồn vốn huy động trên thị
trường gặp nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao, các loại tiền gửi tiết kiệm chủ yếu ở
kỳ hạn ngắn; một số NHTM có dấu hiệu mất thanh khoản nên dòng tiền rẽ sang những kênh đầu tư khác, …
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHTMCP Phương Nam
ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 1. Thương nghiệp 3.197,46 6.817,84 14.476,80 17.173,48 19.565,07 Tỷ trọng(%) 3 3 ,5 2 3 4 ,4 6 4 6 ,3 0 48,59 44,84 2. Xây dựng 1.486,08 5.341,04 7.980,80 6.768,64 7.255,49
Tỷ trọng(%) 1 5 ,5 8 2 6 ,9 9 2 5 ,5 2 19,15 16,63
3. Hoạt động phục vụ
cá nhân và cộng đồng
3.116,23 4.369,07 6.163,91 8.436,57 11.974,83
Tỷ trọng(%) 3 2 ,6 7 2 2 ,0 8 1 9 ,7 1 23,87 27,44
4. Kinh doanh tài sản
và Dịch vụ tư vấn 1.404,60 2.464,83 1.735,56 1.496,70 3.087,48
Tỷ trọng(%) 1 4 ,7 2 1 2 ,4 6 5 ,5 5 4,24 7,08
5. Khác 335,45 793,01 910,26 1.463,13 1.750,71
Tỷ trọng(%) 3 ,5 2 4 ,0 1 2 ,9 1 4,15 4,01
Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng NHTMCP Phương Nam
ĐVT: Tỷđồng
Năm
Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng dư nợ 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58
1. Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 6.372,72 15.325,05 24.955,52 26.744,17 31.473,50 Tỷ trọng(%) 66,80 77,45 79,81 75,68 72,13 2. Hộ gia đình và cá nhân 3.115,70 4.367,67 6.162,26 8.435,06 11.975,73 Tỷ trọng(%) 32,66 22,07 19,71 23,87 27,45 3. Doanh nghiệp nhà nước 51,40 93,07 149,55 159.29 184,35 Tỷ trọng(%) 0,54 0,47 0,48 0.45 0,42 4. Khác 0 0 0 0 Tỷ trọng(%) 0 0 0 0
Về cho vay theo ngành kinh tế, dư nợ cho vay thương nghiệp, phục vụ các nhân công đồng và xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành kinh tế khác. Tỷ lệ
cho vay thương nghiệp nhìn chung tăng, tỷ lệ cho vay phục vụ cá nhân cộng đồng giảm trong giai đoạn 2008 – 2012. Về cho vay theo đối tượng khách hàng, dư nợ
cho vay các NHNQD chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là dư nợ cho vay hộ gia
đình và cá nhân. Trong hoạt động cho vay, cho vay tổ chức kinh tế và các nhân trong nước chiếm tỷ trọng rất cao (trên 99%), các loại cho vay khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này chứng tỏ NHTMCP Phương Nam tạp trung cho vay tổ chức và cá nhân để phát triển dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụđời sống , nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, … với TSBĐ hầu hết là BĐS, phương tiện vận chuyển, hàng hoá, chứng từ có giá và không có TSBĐ. Nguyên nhân là do NHTMCP Phương Nam hầu hết áp dụng một mức lãi suất cho tất cả các loại hình và đối tượng cho vay nên chưa thu hút được các DNNN, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp khác có quy mô lớn.
Do vậy, RRTD không được phân tán mà tập trung vào một số đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội và kỳ hạn cho vay ngắn hạn. Nếu RRTD xảy ra sẽảnh hưởng lớn đến hoạt động TD, làm phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu, phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.
Bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của NHTMCP Phương Nam hiện tại bao gồm: Cam kết trong nghiệp vụ bão lãnh L/C (Letter of Credit) và bảo lãnh khác (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, …). Các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh, … chưa phát sinh tại NHTMCP Phương Nam.
Các hình thức tín dụng khác
Các hình thức TD khác như: bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay hợp vốn, … hiện tại chưa phát sinh tại NHTMCP Phương Nam. Về lâu dài, NHTMCP Phương Nam cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện đa dạng hoá hoạt động TD và
phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại nhằm tối đa hoá giá trị
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cần xã hội và giảm thiểu RRTD.
2.2.1.2 Tình hình phân loại nợ và chất lượng tín dụng
Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ tại NHTMCP Phương Nam
ĐVT: Tỷđồng Năm Nhóm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Nợđủ tiêu chuẩn 9.172,18 19.146,26 30.330,96 34.012,14 40.501,12 Tỷ trọng (%) 96,15 96,77 97,01 96,25 92,82 2 Nợ cần chú ý 147,33 177,92 359,62 505,41 1.814,91 Tỷ trọng (%) 1,54 0,90 1,15 1,43 4,16 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 53,71 42,30 416,63 227,28 300.96 Tỷ trọng (%) 0,56 0,21 1,33 0,64 0,69 4 Nợ nghi ngờ 66,33 56,78 31,12 356,60 219,33 Tỷ trọng (%) 0,70 0,29 0,10 1,01 0,50 5 Nợ có khả năng mất vốn 100,27 362,54 129,00 237,09 797,36 Tỷ trọng (%) 1,05 1,83 0,41 0,67 1,83
Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 -2012 Qua bảng 2.6, ta có thể thấy nợ nhóm 2 và nợ nhóm 5 tăng dần qua các năm với tốc độ tăng cao. Nợ nhóm 3 tăng đột biến vào năm 2010 và nợ nhóm 4 tăng đột biến vào năm 2011. Năm 2010, nợ nhóm 2 tăng 102,12% so với năm 2009 và đến năm 2012, nợ nhóm 2 tăng 259,10% so với năm 2011. Nợ nhóm 5 trong năm 2012 tăng 236.31% so với năm 2011.
Bảng 2.7: Chất lượng tín dụng NHTMCP Phương Nam ĐVT: Tỷđồng Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 9.539,82 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 1. Nợ quá hạn 367,64 639,53 936,37 1.326,38 3.132,46 Tỷ trọng(%) 3,85 3,23 2,99 3,75 7,18 2. Nợ xấu 220,31 461,61 576,75 820,97 1.317,55 Tỷ trọng (%) 2,31 2,33 1,84 2,32 3,02
Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 -2012 Năm 2012, dư nợ của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đạt 40.501,12 tỷđồng, tăng xấp xỉ 19% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của nhóm nợ này gần bằng tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay (xấp xỉ 23%), điều này chứng tỏ NHTMCP Phương Nam tăng trưởng dư nợ trên cơ sở có kiểm soát TD. Qua bảng 2.6 và 2.7, nhìn chung chất lượng TD của NHTMCP Phương Nam qua các năm từ 2008 – 2012 có nhiều biến động. Dư nợ của nhóm nợ quá hạn năm 2012 đạt 3.132,46 tỷ đồng, tăng 1.806,08 tỷđồng so với năm 2011, trong đó nợ nhóm 2 tăng 259,10%, nợ nhóm 5 tăng xấp 236,28%. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn (7,18% > 5%) và tỷ lệ nợ xấu (3,02% > 3%) tương đối cao, vượt mức khuyến cáo của NHNN. Mặc khác, tốc độ
tăng của nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2008 – 2012 là khác cao, đặc biệt là năm 2009 và năm 2012. Năm 2009, nợ quá hạn tăng 73,96%, nợ xấu tăng 109,53%. Năm 2012, nợ quá hạn tăng 136,17%, nợ xấu tăng 60,49%. Sở dĩ tốc độ tăng của nợ
quá hạn và nợ xấu cao một phần là do tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp sa sút. Ngoài ra, điều này còn chứng tỏ công tác về thẩm định, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ là chưa đạt hiệu quả cao.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từng thời điểm trong năm còn có thể