Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Trang 42)

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chứng khoán hóa bất động sản và các khoản nợ, từđó tạo ra những chuỗi giá trị ảo: cho vay thế chấp – chứng khoán hóa các khoản cho vay – dùng tiền thu được tiếp tục cho vay mà nguyên nhân là do các NH sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao và cho vay quá dễ dãi, công tác thanh tra giám sát chưa kịp thời, …. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008 đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là rất rõ rệt: lạm phát cao, chính sách vĩ mô thiếu ổn định, thị trường BĐS đóng băng, nhiều NH có dấu hiệu mất khả năng thanh khoản, nợ xấu gia tăng, cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh,…

Qua kinh nghiệm QTRR của một số nước trên thế giới và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đến hệ thống NHTM trong thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:

− Nguy cơ khủng hoảng tài chính không loại trừ bất cứ quốc gia, tổ chức nào. Quốc gia, tổ chức càng lớn thì nguy cơ khủng hoảng càng cao do bắt nguồn từ sự

yếu kém của công tác quản trị rủi ro, để rủi ro vượt quá tầm kiểm soát.

− Rủi ro khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn, liên quan đến RRTD, đặc biệt là RRTD của các NHTM. Vì vậy, các NH cần tuân thủđúng và đầy đủ các quy

thẩm định của NVTD; đánh giá khả năng trả nợ, phương án kinh doanh hiệu quả

hơn là chú trọng đến TSBĐ của khách hàng; có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau giải ngân và đánh giá khách hàng định kỳ.

− Yêu cầu vốn tối thiểu đối với các NH là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa

đủđểđảm bảo tính ổn định cho hoạt động của NH.

− Các NHTM phải chú trọng công tác quản trị rủi ro và công tác thanh tra, giám sát rủi ro để kịp thời phát hiện và kiểm soát rủi ro nói chung.

− Khi các loại hình hoạt động kinh doanh khách phát triển như: mua bán nợ, mua bán công ty, csc sản phẩm phái sinh, … sẽ làm cho công tác quản trị rủi ro ngày càng khó khăn. Các NH cần nâng cao công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động để tạo sựổn định và phát triển cho NH.

− Các NHTM Việt Nam phải lựa chọn cho mình một mô hình QTRRTD thích hợp nhất nhằm đo lường và kiểm soát tốt RRTD trong hoạt động TD. Đặc biệt, các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn của Basel II về

QTRRTD nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động QTRRTD, đưa ra lộ trình phù hợp áp dụng Basel III nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động NH và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường tài chính trong nước và thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về RRTD và QTRRTD: khái niệm về RRTD NH, nguyên nhân gây ra RRTD, những thiệt hại do RRTD, khái niệm RRTD, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác QTRRTD, khái niệm hiệu quả QTRRTD, ý nghĩa nâng cao hiệu quả QTRRTD, các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả QTRRTD, các mô hình đo lường RRTD, … Đồng thời, từ kinh nghiệm QTRRTD tại một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước mới nổi (có nền kinh tế phát triển ở mức Việt Nam đang hướng tới trong tương lai không xa) và xuất phát từ nội lực, quy mô của các NH, tác giả rút ra bài học cho NHTM Việt Nam trong việc đảm bảo tuân thủ lý luận đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh các hiệu ứng đô-mi-nô.

Các chuẩn mực Basel đang được các nước trên thế giới sử dụng làm cơ sở và nền tảng cốt yếu cho hoạt động quản trị rủi ro của hệ thống NH. Ở Việt Nam, Chính phủ và NHNN đã và đang nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản trị rủi ro và đưa ra lộ trình vận dụng các nguyên tắc của Basel cho hệ thống NHTM, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa và kiểm soát tốt các loại rủi ro, giảm thiểu các tác động tích cực của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệở khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)