4.3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
a. Nhân khẩu học
Thị trƣờng Thành phố Cần Thơ có mật độ dân cƣ dày đặc, số dân sinh sống ở trung tâm Thành phố cũng rất lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên, công nhân viên các khu công nghiệp từ các tỉnh lân cận vào Cần Thơ là rất cao. Vì thế, nhu cầu nhà ở và các công trình công cộng cũng tăng lên, đặc biệt nhu cầu xây dựng nhà trọ cho sinh viên và công nhân là rất lớn, tạo điều cho ngành kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung cũng nhƣ xi măng nói riêng, nên đây là yếu tố giúp Công ty phân phối hàng hóa cho các công trình đô thị nhƣ: nhu cầu xây cất nhà ở, hay những công trình xây dựng khu đô thị, khu chung cƣ...
b. Yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng kinh tế không ổn định, tăng giảm qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014
Hình 4.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam năm 2011-2013
Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giảm liên tục so với năm 2011. Cụ thể tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng 4,77% năm 1999 nhƣng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải
50
chuyển trọng tâm chính sách từ ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế sang ƣu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Do đó mà nền kinh tế năm 2013 khởi sắc hơn năm 2012 tăng lên 5.4% so với năm 2012 là 5.03%. Đó cũng là một tính hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tạo một bƣớc tiến cho nền kinh tế năm 2014 có nhiều thành công hơn.
Là một ngành chịu tác động trực tiếp bởi những biến động chung của nền kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng sụt giảm mạnh và không còn là động lực hàng đầu của tăng trƣởng kinh tế nói chung. Mặc dù vẫn đƣợc lợi từ chính sách chung của chính phủ là ƣu tiên phát triển hạ tầng khi cơ sở hạ tầng trong nƣớc còn rất yếu kém, ngành xây dựng bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ. Do đó thị trƣờng xi măng cũng bị ảnh hƣởng theo.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng và là thị trƣờng chủ yếu của Công ty, thu nhập của ngƣời dân ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tiêu thụ xi măng của Công ty.
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014
Hình 4.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời Thành phố Cần Thơ năm 2011- 2013 Qua biểu đồ trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của Cần Thơ tăng khá đều qua các năm, thể hiện mức tăng trƣởng ổn định về kinh tế. Cụ thể năm 2011, thu nhập bình quân chỉ 2.150 USD, năm 2012 tăng 2.514 USD so với năm 2011, năm 2013 tăng 2.989 USD so với năm 2012. Thu nhập bình quân tăng thì ngƣời dân có khả năng chi trả cao hơn cho các nhu cầu thiết yếu
51
nhƣ: ăn, mặc, ở... Số lƣợng nhà kiên cố đƣợc xây dựng ngày càng nhiều, đặc biệt số lƣợng khu dân cƣ và biệt thự mọc lên không ngừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng không ngừng phát triển. Tuy nhiên, các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và kinh doanh xi măng nói riêng cần quan tâm nâng cao chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Mặc dù tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc giảm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 nhƣng Thu nhập của Thành phố Cần Thơ lại tăng liên tục qua các năm cho thấy tiềm năng phát triển rất tốt của Cần Thơ, Công ty cần có chiến lƣợc thích hợp để khai thác triệt để thị trƣờng tiềm năng này.
c. Yếu tố chính trị pháp luật
Trong bối cảnh tình hình thế giới có quá nhiều biến động nhƣ hiện nay thì Việt Nam đƣợc xếp vào những nƣớc có nền chính trị ổn định. Cũng chính nhờ thế mạnh này đã giúp cho mối quan hệ, giao lƣu kinh tế - văn hóa với các nƣớc trên thế giới gặp nhiều thuận lợi. Ngày nay, Việt Nam đang ra sức nỗ lực để cải thiện tốt hơn các thể chế chính trị và hệ thống luật cho phù hợp với nhu cầu mở rộng hợp tác giao lƣu trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, tình hình chính trị ổn định là cơ sở để thu hút nhiều nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo cơ sở vật chất và các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong nƣớc và doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thuế, an toàn, vật giá, cho vay, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trƣờng cho xã hội. Do vậy, chính trị ảnh hƣởng rất lớn đến việc kinh doanh trong và ngoài nƣớc của doanh nghiệp, khi ổn định thì nƣớc ngoài mới vào đầu tƣ. Nếu chính trị không ổn định thì việc kinh doanh khó khăn hơn kéo theo nền kinh tế kém phát triển thì khả năng phát huy ngành kinh doanh cũng kém phát triển.
Xi măng là một trong những mặt hàng trọng điểm của đất nƣớc và thuộc diện quản lý của nhà nƣớc nên luôn chịu sự ảnh hƣởng của Chính phủ. Biện pháp nhà nƣớc áp dụng mạnh nhất là thuế nhập khẩu sản phẩm thô đã ảnh hƣởng mạnh đến giá cả thị trƣờng. Bên cạnh đó nhà nƣớc cũng thƣờng xuyên kiểm tra giá bán và chất lƣợng hàng hóa nhằm kiểm soát tình hình thị trƣờng. Tuy nhiên Hamaco luôn nêu cao quan điểm của mình là chỉ tiêu thụ hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lƣợng và theo dõi thông tin thị trƣờng cũng nhƣ chính sách của nhà nƣớc để kinh doanh phù hợp.
d. Yếu tố tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên bao gồm những tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho các yếu tố đầu vào cần thiết và môi trƣờng hoạt động cho các doanh nghiệp. Việt Nam vốn là nƣớc có nguồn tài nguyên phong phú, giàu khoáng sản và
52
nguyên liệu dầu khí. Hamaco với vị trí thuận lợi, nằm ở Thành phố Cần Thơ là nơi tâp trung nhiều dân cƣ sinh sống, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Hơn nữa, thành phố Cần Thơ còn là trung tâm của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh lân cận, có hệ thống giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và kinh doanh. Ngày nay, sự quan tâm của Chính phủ và cộng động cho môi trƣờng tự nhiên ngày càng đƣợc chú trọng, do đó yêu cầu về chất lƣợng và vệ sinh môi trƣờng đƣợc đặt lên hàng đầu.
e. Yếu tố văn hóa - xã hội
Môi trƣờng văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa, các định chế và các lực lƣợng tác động đến những giá trị cơ bản nhận thức, thị hiếu, cung cách xử sự của xã hội. Cùng với quá trình hội nhập các yếu tố văn hóa ngày càng có ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của các doanh nghiệp. Với lối sống ngƣời miền Tây nói chung cởi mở, niềm nở, và Cần thơ nói riêng chi tiêu phóng khoán, nhu cầu xã hội vui chơi giải trí, nhu cầu về nhà ở, cùng với đó là tốc độ đô thị hóa ngày càng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành hàng vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng. Ngày nay, với trình độ dân trí cao, cùng với thu nhập ngƣời dân tăng lên, khả năng nhận thức nhiều hơn, nên xu hƣớng sử dụng sản phẩm chất lƣợng cao cũng tăng lên.
4.3.2.2 Phân tích môi trường vi mô
a Khách hàng
Đối tƣợng mà Công ty cung cấp dịch vụ tƣơng ứng với từng loại sản phẩm mà Công ty phân phối. Đối với sản phẩm xi măng, Công ty cung cấp chủ yếu là những công trình, gói thầu, đại lý và bán lẻ xây dựng nhƣ: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông, Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Cotec, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây dựng – Thƣơng Mại Tân Việt Tín... Đó là những khách hàng trung thành, có mối quan hệ tốt với Công ty. Công ty luôn không ngừng nổ lực trong việc thu hút khách hàng mới song song với việc giữ chân khách hàng cũ. Cụ thể tình hình phần trăm tiêu thụ sản phẩm xi măng của Công ty cho các đối tƣợng khách hàng nhƣ hình 4.5
Từ hình 4.5 ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty các công trình lớn chiếm 15% cho thấy mức độ tiêu thụ của Công ty là những khách hàng lớn có sức mua cao đòi hỏi Công ty phải luôn có nguồn hàng đầu vào ổn định cao, bên cạnh đó sản lƣợng tiêu thụ hàng năm cho công trình không ngừng tăng do đó ta phải biết nắm bắt cơ hội tốt, có kế hoạch dự báo nhu cầu tăng để tiêu thụ lƣợng sản phẩm nhất định cho Công ty. Kế đó là các cửa hàng bán lẻ bán cho khách hàng dân dụng chiếm khoảng 25% sản lƣợng tiêu thụ, đây là lƣợng khách hàng cần
53
thiết giúp cho doanh thu của Công ty tăng lên nhanh chóng và đó cũng là lƣợng khách hàng mục tiêu mà Công ty nhắm đến trong thời gian sắp tới. Khách hàng thƣơng mại là các đại lý và tổng đại lý chiếm khoảng 60% tuy nhiên do cung cấp cho đại lý làm cho nguồn vốn thu hồi chậm, giảm hiệu suất hiệu quả hoạt động của Công ty cho nên trong thời gian tới Công ty sẽ giảm cung cấp cho lƣợng khách hàng này, bên cạnh đó là tăng tỷ trọng bán lẻ lên. Mặt khác công ty cũng đƣa ra những tiêu chí nhất định để lựa chọn những khách hàng mục tiêu cho mình.
Nguồn: Phòng kế hoạch – marketing, 2014
Hình 4.5: Cơ cấu khách hàng tiêu thụ sản phẩm của xi măng của Công ty
Về công trình: Công ty lựa chọn dựa trên các tiêu chí nhƣ:
- Quy định lƣợng hàng hóa cung cấp. Quy định mức nợ cần thiết khi ký kết hợp đồng mới (hạn mức nợ và đối chiếu công nợ).
- Thời gian thanh toán một hợp đồng (trung bình từ 5 – 15 ngày tùy theo mỗi hợp đồng).
- Quy định các Ngân hàng trung gian thực hiện việc bảo lãnh và xử lý nếu vi phạm hợp đồng.
Về đại lý: Để ký kết làm đại lý của Công ty cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định:
- Đảm bảo việc bán hàng từ Công ty phải đúng chất lƣợng do Công ty cung cấp.
- Việc thanh toán và giải quyết hợp đồng phải đƣợc thõa thuận trƣớc. - Đảm bảo nợ và thu hồi nợ cho Công ty.
Về cửa hàng bán lẻ: Nhìn chung cũng tƣơng đối giống với tiêu chuẩn của các đại lý chỉ khác về cơ cấu thực hiện nhƣ:
54
- Cửa hàng phải kinh doanh những sản phẩm do Công ty cung cấp. - Chịu sự quản lý trực thuộc của Tổng Công ty.
Bảng 4.6: Danh sách khách hàng thân thiết của Công ty tại Cần Thơ
STT Tên Công ty
1 Công ty TNHH Thƣ Thái Sơn
2 DNTN Diễm Ngân
3 Công ty TNHH TM&DV 67 Long Xuyên
4 Công ty CP Vận tải Liên Hiệp Huy Hoàng
5 Công ty Cổ phần Xây dựng Tân An
6 DNTN Tâm Liễu
7 Công ty TNHH Đại Việt
8 Cơ Sở Tín Phát
9 Cty TNHH TMDV XD Vận tải Phan Thành II
10 Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo
11 Cty TNHH MTV VLXD & TTNT Mai Hoa 2
12 Công ty TNHH TMXD Trọng Phủ
13 DNTN Gia Tôn
14 DNTN Thái Bằng
15 Công ty TNHH TM DV Phƣớc Hòa
16 DNTN Thanh Huyền
17 Công ty TNHH TMDV & XD Toàn Tâm
18 Cửa hàng VLXD Việt Trang
19 Công ty TNHH MTV Hoàng Minh
20 Công ty TNHH Mỹ Linh
55
b Nhà cung ứng
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với nhà cung ứng các yếu tố đầu vào. Hơn nữa do đặc điểm là một doanh nghiệp thƣơng mại nên Hamaco phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, đồng thời luôn tìm kiếm những nhà cung ứng có chính sách và chất lƣợng sản phẩm tốt để đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. Sau nhiều năm hoạt động, Công ty đã thiết lập đƣợc mạng lƣới quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng có uy tín và danh tiếng trên thị trƣờng, đảm bảo chất lƣợng đến tay ngƣời tiêu dùng. Những sản phẩm xi măng của Hamaco đƣợc cung cấp bởi những Công ty sau đây:
Bảng 4.7: Danh sách các nhà cung ứng xi măng chính của Công ty
Tên nhà cung ứng Địa chỉ Sản phẩm Năm
Công ty Cổ Phần xi măng Hà Tiên 2 TP. HCM Xi măng Vicem 1995
Công ty liên doanh xi măng Holcim
Việt Nam TP. HCM Xi măng Holcim 1997
Công ty Cổ Phần xi măng Tây Đô Cần Thơ Xi măng Tây Đô 1997
Công ty xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa Xi măng Nghi Sơn 2001
Công ty Cổ Phần xi măng Fico Tây Ninh Xi măng Fico 2008
Nguồn: Phòng kế hoạch-Marketing, 2014.
Nhà cung cấp xi măng cho Hamaco là những tập đoàn lớn, những tên tuổi có tiếng trên thị trƣờng nhƣ Hà tiên 2,Holcim, Nghi Sơn, Tây Đô. Trong đó xi măng Tây đô là nhà cung ứng tốt nhất đối với Hamaco hiện nay. Công ty cổ phần xi măng Tây Đô tiền thân là công ty liên doanh xi măng Hà Tiên 2 Cần Thơ. Và là công ty đâu tiên trong khu vực phía Nam trong ngành xi măng đƣợc cấp chứng nhận hệ thống quản lý môi trƣờng đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành xi măng có cam kết bảo hành chất lƣợng sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty với chất lƣợng cao và luôn ổn định, thời gian giao hàng nhanh chóng (do nhà máy đặt tại Cần Thơ), và chính sách công nợ tốt, xi măng Tây Đô đƣợc xem là nhà cung ứng tốt nhất đối với Hamaco hiên nay.
c Đối thủ cạnh tranh
Việc nhận diện, phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh là điều rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp và Hamaco cũng không năm ngoài ngoại lệ đó. Trên đia bàn Cần Thơ có rất nhiều nhà sản xuất, công ty và cửa hang kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, có thể xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp
56
cùa Công ty là những doanh nghiệp sau đây:
Bảng 4.8: Một số đối thủ cạnh tranh chính của Hamaco tại thị trƣờng Cần Thơ.
STT Công ty
1 Công ty TNHH Quang Giàu
2 Công ty TNHH Phƣợng trân
3 Công ty TNHH Phan Thành
Nguồn: Phòng kế hoạch – Marketing, 2014.
Trong số các đối thủ trên thì có Công ty TNHH Quang Giàu, Công ty TNHH Phƣợng Trân, Công ty TNHH Minh Long 2 là những đối thủ mạnh trên thị trƣờng.
● Công ty TNHH Quang Giàu
Đƣợc thành lập vào ngày 12/3/1997 với tên gọi ban đầu là: “Cửa hàng VLXD số 7” theo giấy phép thành lập DN tƣ nhân số 012201/GPT LDN_01/Tỉnh Cần Thơ, thuộc quyền sở hữu của bà Đỗ Thị Giàu.
Trụ sở chính đƣợc đặt tại 326 đƣờng Tầm Vu, phƣờng Hƣng Lợi, thành phố Cần Thơ. Và đến ngày 29/12/2004, cửa hàng VLXD số 7 đã đăng kí để trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: theo số 5702000716 với tên gọi là “Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thƣơng Mại Quang Giàu”.
Địa điểm kinh doanh 65A đƣờng Tầm Vu, phƣờng Hƣng Lợi, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Dịch vụ chính của công ty:
- Cung cấp nhiều mặt hàng: sắt thép xây dựng (Thép Pomina, Thép Tây Đô, Thép Miền Nam,…), xi măng (Hà Tiên Tây Đô PC30, Hà Tiên Tây Đô PC40, Phúc Sơn, Sao Mai,…), Cát đá (cát to, cát nền, đá 1x2, đá 4x6…) ngoài