Các nguyên tắc đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ kim loại tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 25)

9. Kế hoạch nghiên cứ u

1.2.4Các nguyên tắc đánh giá

a.Đánh giá phải khách quan: Việc đánh giá không có tình cảm và các tác nhân ngoại lai xen vào kết quả điểm số. Phù hợp với trìnhđộthực tếkết quảhọc tập của SV. Để đạt được nguyên tắc khách quan trong đánh giá ta phải xác định đúng đắn đối tượng đánh giá. Bài kiểm tra nhằm mục đích khảo sát kiến thức, kỹ năng,

kỹxảo, thái độcủa SV thì việc đánh giá phải theo sát mục đích đó.

b.Đánh giá phải dựa vào mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục là khởi

-Việcđánh giá là xem xét mục tiêu đãđạt được đến mức độ nào. Do đó đánh

giá phải lấy mục tiêu giáo dục làm chuẩn.

-Mục tiêu giáo dục này không do GV tùy tiện đặt ra.

c.Đánh giá phải toàn diện: Đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV phải bao gồm nội dung đã được xác định, đánh giá không chỉ chú trọng vào kiến thức của SV mà còn cả về tư tưởng chính trị, tác phong, thái độ và cảkiến thức về

khoa học kỹthuật.

d.Đánh giá phải thường xuyên và có kếhoạch: Kiến thức, kỹ năng, kỹxảo cũng như mọi hoạt động của con người đều có quá trình vận động và phát triển không ngừng, cho nên kết quả đánh giá chỉ có giá trị thực sự ngay trong thời điểm

đánh giá. Do đó đánh giá chính xác, phải thực hiện thường xuyên và có kế hoạch trong quá trình dạy học.

e.Đánh giá phải nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn chỉnh chương trình học: Qua các kỳ kiểm tra cũng như thi, GV cũng như các cơ quan giáo dục tìm hiểu những tác nhân đưa đến kết quả vạch ra những ưu điểm để phát huy, phát hiện những nhược điểm đểsửa chữa, cải tiến phương pháp giảng dạy, sửa

đổi chương trình học cho thích hợp với mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ kim loại tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 25)