Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng và các đoàn thể trong xây dựng chế độ dân chủ.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 32)

dựng chế độ dân chủ.

Trong xây dựng chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng vai trò của Nhà nước mà Người còn nhấn mạnh vai trò của Đảng cầm quyền. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã "trước hết nói về Đảng" và khẳng định "Đảng ta là một Đảng cầm quyền" [32, 510].

Trong tác phẩm Đường kách mệnh (1927), Hồ Chí Minh đặt vấn đề:

"Cách mệnh trước hết phải có cái gì?" và Người đã tìm ra lời giải: "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi" [24, 267-268]. Người sớm nhận thức vai trò của Đảng không những trong điều kiện đấu tranh giành chính quyền mà cả khi đã giành được chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày

31

đầu tiên, khi Đảng trở thành đảng cầm quyền đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng Đảng.

Người đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên và xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở. Người coi đó là nền tảng, là cơ sở trực tiếp đảm bảo sự vững mạnh và trong sạch của Đảng "vì mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là đảng được mạnh thêm một phần, mỗi đảng viên kém, chi bộ kém là những khâu yếu của đảng" [31, 166]. Người nói: "Đảng viên tốt thì chi bộ mới tốt. Muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng chí nhiệm vụ của đảng viên là gì? Tư cách của đảng viên là thế nào? Đồng thời giúp đỡ đảng viên hàng ngày tự kiểm điểm mình" [32, 80] và "cần phải ra sức củng cố các chi bộ để tất cả các chi bộ trở nên thật sự là hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở mọi bộ, mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi" [31, 27]. Người quan tâm rất nhiều đến việc đảm bảo dân chủ trong mối

quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Mối quan hệ này thể hiện trước hết ở quan điểm

tất cả vì quyền lợi của dân. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh, chi phối toàn bộ quá trình hoạt động của đảng cầm quyền. Quan điểm thứ hai về mối quan hệ giữa đảng với dân là xác định trách nhiệm của đảng cộng sản cầm quyền

vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quan điểm thứ ba, Hồ Chí Minh xác định đảng phải tránh nguy cơ xa rời dân, làm tổn hại đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân. Quan điểm thứ tư của Hồ Chí Minh là đảng lãnh đạo nhân dân, nhưng không theo đuôi quần chúng, phải giáo dục và nâng cao dân trí. Mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân đó được thực hiện chủ yếu thông qua vai trò của chi bộ, tức là tổ chức Đảng ở cơ sở. Là một nhà hoạt động chính trị thực tiễn, một lãnh tụ nhưng luôn gần dân, hiểu dân nên Người thấy rất rõ vai trò của tổ chức Đảng ở cơ sở, do đó đã có những chỉ dẫn cụ thể, tinh tế:

"Tác dụng của Chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng. Nhiệm vụ của Chi bộ là:

32

- Luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân và tổ chức nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng.

- Luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cáo cho cấp trên biết rõ.

- Luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân, đồng thời giáo dục, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề cho nhân dân.

Chỉ có làm đầy đủ những công việc ấy, thì Đảng mới liên hệ chặt chẽ với quần chúng" [28, 243].

Đây là những chỉ dẫn thiết thực, cần thiết và quý báu cho chúng ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi công tác xây dựng Đảng, tăng cường sức mạnh của HTCT cơ sở do Đảng lãnh đạo đang trở nên một yêu cầu bức xúc.

Nói về nhiệm vụ của đoàn thể, Người nhấn mạnh phải phấn đấu cho dân và bênh vực quyền lợi của dân. Chẳng hạn: "Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp", "Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên".

Riêng với Mặt trận dân tộc thống nhất, Người coi đó là một liên minh chính trị của các giai cấp, các tầng lớp, tôn giáo và dân tộc. Mặt trận càng rộng rãi, chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết càng mạnh mẽ, bền chặt bấy nhiêu. Người nêu khẩu hiệu: thật thà đoàn kết, tinh thành đoàn kết (tinh tế trong ứng xử; chân thành, thật thà trong động cơ) tất cả vì lợi ích của nhân dân, dân tộc. Người chủ trương quy tụ, đoàn kết và hòa hợp mọi lực lượng của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh. Đây cũng là nét độc đáo trong tư duy chính trị và hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp lực lượng cách mạng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn thử thách để giành thắng lợi. Xây dựng củng cố các đoàn thể quần chúng và Mặt trận là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân

33

chủ nhân dân và cả trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ như vậy các đoàn thể quần chúng mới phát huy được vai trò của mình là sợi dây nối liền Đảng cộng sản với nhân dân, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng nền dân chủ phát triển ở nước ta để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ và làm chủ của dân.

1.3.Thực hành dân chủ ở nông thôn để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nông dân theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 32)