Kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 92)

T hứ hai, củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở

2.3.2.5.Kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Trong chế độ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân không phải là những khẩu hiệu mang tính hình thức, đó là bản chất của chế độ xã hội. Để xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ngày càng hoàn thiện, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải kiên quyết chống chủ nghĩa quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, bất cứ mọi biểu hiện nào của bệnh quan liêu dù nhỏ hay lớn đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Người nói : "Chống tham ô, lãng phí quan liêu là dân chủ ". [27, tr.271]. Người lại nói : "Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ". [27, tr.285 ]. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng không chỉ bằng phê phán, bằng dư luận, mà còn phải trừng trị bằng pháp luật. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, tham nhũng là yếu tố nguy hiểm nhất đối với tiến trình đổi mới. Dũng cảm và kiên quyết chống tham nhũng là phẩm chất đạo đức của người cán bộ đảng viên. Mọi thành công trong việc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hành dân chủ phụ thuộc vào việc phát huy cao độ sức mạnh và quyền làm chủ của nhân dân.

Sức mạnh của nhân dân, trí tuệ của nhân dân là nguồn lực vô tận, tất cả mọi việc nhân dân đều biết. Cho nên, lực lượng quan trọng nhất đấu tranh với bọn giặc "nội xâm" này là nhân dân.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu, hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.[31, tr. 576].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, BCH TW Đảng, khóa VIII đã chỉ rõ: “Chỉ có dựa vào sức mạnh của dân mới xây dựng được chính quyền trong sạch, vững

91

mạnh, giữ vững kỉ luật, kỉ cương, an ninh quốc phòng, tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội.”

Thực tiễn trong phong trào xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn với 4 mục tiêu “điện - đường - trường - trạm” ở tỉnh Thái Bình, việc huy động sức dân là rất lớn nhưng do vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc, buông lỏng quản lý dẫn đến gây lãng phí thất thoát ngân sách xã, tiền của đóng góp của nhân dân. Một bộ phận không nhỏ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Thêm vào đó là tư tưởng chủ quan nóng vội, huy động quá sức dân. Nhưng quan trọng và sâu xa là những nguyên nhân về vi phạm dân chủ, tác phong quan liêu, độc đoán, xa rời cơ sở và mất dân chủ với nhân dân của một bộ phận cán bộ có chức có quyền. Chính quyền một số nơi lạm dụng biện pháp xử phạt hành chính, cưỡng chế, phụ thu lạm bổ tùy tiện. Nhiều việc làm lớn liên quan trực tiếp đến dân, tiền của nhân dân đóng góp đã không được bàn bạc dân chủ, thanh quyết toán kịp thời và báo cáo công khai với nhân dân.

Chẳng hạn như, qua thanh tra 242/ 285 xã phường, thị trấn, tập trung vào 4 nội dung cơ bản là đất đai, ngân sách xã và HTX, xây dựng cơ bản, chính sách xã hội, kết luận, tổng số tiền sai phạm phải thu hồi là 46.087 triệu đồng, tính bình quân 190 triệu đồng/ xã. Số sai phạm về trách nhiệm phải xử lý là 34.547 triệu đồng, chiếm gần 3/4 tổng số sai phạm. Số tiền tham ô cá nhân phải thu hồi là 11.540 triệu đồng, chiếm gần 1/4 tổng số sai phạm. [44, 432]

Căn cứ vào những số liệu nêu trên có thể thấy thiệt hại là không lớn nếu so sánh với những vụ án tham nhũng lớn đã được phanh phui. Nhưng trong điều kiện một tỉnh thuần nông nghèo như Thái Bình thì với người nông dân là rất lớn, họ phải đổ biết bao mồ hôi, công sức mới có được. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

92

Để mở rộng dân chủ XHCN và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở nông thôn Thái Bình có hiệu quả, cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

+ Xây dựng và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trên cơ sở hoàn thiện đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.

+ Tôn trọng lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, phải phân tích mức độ đúng sai về những ý kiến phản ánh của nhân dân; mặt khác phải bảo vệ người có ý kiến phát hiện những sai sót của cán bộ, công chức.

+ Qua kinh nghiệm thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực cho thấy một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là thực sự tin dân và dựa vào dân, phát động nhân dân đấu tranh, tố giác những hành vi tham nhũng. Muốn thực hiện được điều này thì các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác hại của tham nhũng và quy định theo pháp luật về đấu tranh chống tham nhũng.

+ Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, công khai hóa nhưng việc có liên quan đến quy hoạch đất đai, các khoản huy động, đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án liên quan đến công trình phúc lợi, giải quyết có hiệu quả vấn đề khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Các cấp, các ngành phải coi trọng việc tiếp dân và giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân.

+ Phát huy vai trò của HĐND các cấp trong việc giám sát hoạt động điều hành của UBND là biện pháp quan trọng để tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đấu tranh chống tham nhũng.

93

Tiểu kết chƣơng 2

Việc để xảy ra mất ổn định nghiêm trọng trên diện rộng trong những năm 1996 - 1998, là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Đảng bộ Thái Bình, đã để lại hậu quả rất nặng nề. Tuy tình hình diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành ở Trung ương, sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trong những năm năm triển khai thực hiện đồng bộ 8 giải pháp mà Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy đề ra, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định.

Nhìn lại quá trình xây dựng, củng cố và phát triển ở Thái Bình nhằm giữ vững ổn định và phát triển, trong những năm qua bằng mọi sự nỗ lực, cố gắng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã khai thác các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội (như lao động, làng nghề, kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp; đồng thời đã phát huy hiệu lực của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, tạo ra một bước chuyển mới về thế và lực trên các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, làm cho Thái Bình từ chỗ mất dân chủ đến ổn định và hiện nay về cơ bản là ổn định và phát triển. Đó là kết quả của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế - chính trị - văn hóa -

94

xã hội v.v …nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC cơ sở do Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra trong những năm vừa qua. Đó là sự nỗ lực, cố gắng của các ban ngành, đoàn thể và của quân và dân Thái Bình trong thời kỳ đổi mới.

Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất và của nhiều cơ quan, ban ngành và các đoàn thể quần chúng nhân dân trong tỉnh; phải tiến hành đồng bộ hệ thống các giải pháp. Thực hiện tốt điều đó sẽ tạo ra những yếu tố vật chất, tinh thần quan trọng đảm bảo cho sự thành công của quá trình triển khai thực hiện Quy chế.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới ngày nay trên đất nước ta với sự dẫn dắt của tư tưởng Hồ Chí Minh đang là một cuộc cải biến cách mạng sâu sắc với lực lượng phát động của dân chủ hóa. Đảng ta coi dân chủ hóa mọi mặt đời sống để phát huy mọi tiềm năng to lớn của nhân dân, của xã hội là mục tiêu và động lực của đổi mới.

Hồ Chí Minh là con người của lý tưởng dân chủ, tư tưởng dân chủ của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giá trị của dân chủ; về địa vị và quyền lợi của người dân; về bộ máy nhà nước dân chủ; về dân chủ trong Đảng và vai trò của Đảng cùng các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ; về giải pháp thực hiện dân chủ. Tư tưởng và phong cách dân chủ Hồ Chí Minh là những bài học quý giá soi sáng trong giai đoạn hiện nay, gắn chặt với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm tăng cường mối liên hệ giữa đảng với nhân dân, thực hiện tốt đẹp đặc trưng chính trị hàng đầu của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ do nhân dân lao động làm chủ.

Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là một trong những giá trị nổi bật của di sản tư tưởng mà Người để lại, là một trong những trọng điểm cần được vận dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt đổi mới phương thức bộ máy và phương

95

thức hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, trong lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, cải cách bộ máy nhà nước để xây dựng Nhà nước dân chủ pháp quyền vững mạnh cùng với xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng dân chủ của Người cần phải được chú trọng vận dụng cả giáo dục nhận thức, xây dựng thể chế lẫn thực hành trong lối sống - lối sống nêu cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Hơn bao giờ hết và hơn ai hết, Đảng và Nhà nước phải làm gương trong cuộc vận động dân chủ hóa này, bắt đầu bằng chống quan liêu, tham nhũng, thực sự đảm bảo và phát huy quyền dân chủ và làm chủ cho nhân dân, trước hết ở cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới ánh sáng tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua hơn 10 năm thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tuy còn nhiều hạn chế, nhưng có thể khẳng định rằng ý thức, năng lực làm chủ của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân có rất nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, “quê lúa” đang dần dần thay da đổi thịt. QCDC ở cơ sở đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thật sự tạo động lực to lớn, khơi dậy tinh thần làm chủ của nhân dân.

Đối với Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, thực hiện QCDC ở cơ sở không chỉ là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn là nhiệm vụ chính trị lâu dài. Cho nên, để thực hiện có hiệu quả, cần nghiên cứu quán triệt sâu sắc tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với tình thực tiễn của địa phương, để đưa ra được những giải pháp tích cực trong quá trình xây nông thôn mới và thực hiện CNH, HĐH.

Việc vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện QCDC ở Thái Bình có thể đem lại những định hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dân chủ không chỉ đối với Thái Bình, mà còn đối với các cơ quan, các tỉnh

96

thành khác trong cả nước. Ngoài ra, đây còn là nền tảng, cơ sở để tác giả có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về vấn đề dân chủ, ví dụ như dân chủ cơ sở ở Đồng bằng sông hồng hay rộng hơn là dân chủ cơ sở ở Việt Nam sau khi tác giả hoàn thành luận văn này./.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 92)