Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 86)

đảng viên và nhân dân.

Để tự mình thực hiện dân chủ ở cơ sở người dân cần có trình độ học vấn và văn hóa nhất định. Trong phiên họp chính phủ đầu tiên (3/9/1945), Hồ Chí Minh đưa ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là phải diệt giặc dốt. Theo người: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi","văn hóa phải vào sâu trong quần chúng". Những quan niệm nổi bật đó về vai trò của văn hóa đang chỉ dẫn chúng ta. Vì vậy khi chúng ta tiến hành thực hiện chủ trương thực hành dân chủ rộng rãi, thực chất và trực tiếp từ cơ sở trong điều kiện những yếu tố trên còn hạn chế thì điều cần thiết trước tiên là phải nâng cao

85

trình độ mọi mặt cho nhân dân lao động để trong quá trình tập dượt quyền làm chủ này, năng lực thực hành dân chủ của họ từng bước được nâng lên.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, sau hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, QCDC ở cơ sở đã có những tác động tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về QCDC trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn cần được tiếp tục nâng cao.

Thứ nhất, đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cần tổ chức học tập quán triệt một cách nghiêm túc. Ban chỉ đạo cần tiếp tục tổ chức học tập nghiên cứu lại để quán triệt nội dung, ý nghĩa của QCDC và tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC đối với các tổ chức và đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị. Rèn luyện phong cách dân chủ, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bởi vì, đội ngũ này là nhân tố quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Thứ hai, đối với nhân dân: để thực sự làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, dân không thể chỉ trông chờ vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo quản lý, mà chính nhân dân cũng cần phải có trình độ, có năng lực thực hành dân chủ. Năng lực thực hành dân chủ của nhân dân phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật. Dân trí thấp sẽ không thể hiện được vai trò chủ thể của quyền lực.

Do vậy, để nâng cao nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, cổ động giúp mọi người nhận thức đầy đủ nội dung của Quy chế và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí. Trình độ dân trí cao thì khả năng hiểu biết của nhân dân về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, về thời cuộc, nhiệm vụ cũng như con đường đi lên của sự nghiệp cách mạng sẽ tốt hơn, có ý thức hơn về nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng và toàn xã hội. Như vậy, quyền làm chủ của nhân dân cũng sẽ được phát huy

86

tốt hơn. đồng thời, phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân, thực hiện xã hội hoá pháp luật.

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục QCDC ở cơ sở cho nhân dân, trước mắt cần cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo chí, đài phát thanh truyền hình của tỉnh. Tổ chức phát hành báo chí khắp các vùng nông thôn để nhân dân có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách kịp thời. Đồng thời, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, lực lượng tuyên truyền miệng ở cơ sở; đầu tư phương tiện cần thiết bảo đảm hoạt động có hiệu quả, mức độ và hình thức thông tin phải phù hợp, sát thực để người dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành.

Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt dân chủ phong phú, đa dạng nhằm lôi cuốn, tập hợp đông đảo nhân dân tham gia. Tăng cường đối thoại với dân để hiểu dân hơn, học dân, thông cảm với dân, để dân có cơ hội tham gia bàn bạc, giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 86)