Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (từ năm 1998 đến năm 2010).

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 54)

ở nông thôn tỉnh Thái Bình (từ năm 1998 đến năm 2010).

Thực hiện thông báo số 07-TB/TW, ngày 23-5-2002 của Ban chỉ đạo Quy chế Dân chủ trung ương, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 74-QĐ/TU và Quyết định số 20-QĐ/TU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban chỉ đạo của tỉnh gồm 23 thành viên do đồng chí Phó bí thư thường trực tỉnh

53

ủy làm trưởng ban, đồng chí Trưởng Ban dân vận làm phó ban thường trực. Từ đó, việc chỉ đạo kiểm tra và tổ chức thực hiện QCDC ngày càng cụ thể, sâu sát hơn và đạt được kết quả cao ở tất cả các loại hình cơ sở và trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với khối xã, phường, thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 29-NĐ/CP và sau đó Nghị định 79-NĐ/CP của Chính phủ thành nề nếp. (năm 2001 khi sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế Dân chủ có 58% số cơ sở xếp loại khá, 31% trung bình, 11% yếu; năm 2003 có 35,5% số cơ sở làm tốt, 42,7% cơ sở khá, 16,8% cơ sở trung bình và 5% cơ sở yếu kém [49, tr.6] ; năm 2006 có 66% số cơ sở xếp loại tốt, 27% khá, 5% trung bình và 2% số cơ sở yếu kém) [43]. Tất cả các xã, phường, thị trấn đã căn cứ vào Nghị định 29, Nghị định 79 và tình hình thực tế tiến hành rà soát, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định thực hiện QCDC trên từng lĩnh vực. Các quy chế, quy định tập trung vào , hoạt động chính của cơ sở là: Quy chế làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, quy chế quản lý sử dụng đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản; quy chế giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, quản lý giao thông, sử dụng điện ở các xã, thôn; quy chế tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; quy chế thực hiện “cơ chế một cửa” về giải tỏa mặt bằng làm đường giao thông và xây dựng khu công nghiệp, xây dựng hương ước, quy ước, làng văn hóa và quy định về việc cưới, việc tang….Hiện nay, trên 60% số xã, phường, thị trấn có từ 11 đến 15 bản quy chế, quy định, gần 40% có trên 15 văn bản, cá biệt có nơi xây dựng trên 20 quy chế, quy định [46, tr.9].

Những việc cần thông báo cho nhân dân biết được các xã, phường, thị trấn thực hiện khá tốt: chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, luật đất đai, thuế nhà đất, các quy định về khuyến công - nông - ngư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm.

54

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp gồm: mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, lập và thu chi các loại quỹ, quy ước, hương ước làng, xã văn hóa, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, thành lập ban giám sát công trình từ nguồn vốn do dân tự nguyện đóng góp và bảo vệ sản xuất được thực hiện nghiêm túc theo phương thức họp thôn, làng, tổ dân phố hoặc phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình tạo sự đồng tình thống nhất cao của nhân dân và thực hiện có kết quả. Qua tiếp xúc, khảo sát với nhiều đối tượng khác nhau ở một số cơ sở, với câu hỏi: “Những việc ông, bà được tham gia bàn bạc, góp ý để HĐND, UBND (xã, phường, thị trấn) quyết định có được thống nhất cao không?”, kết quả như sau: Thống nhất cao đạt 394/430 phiếu đạt 91,6%; không cao đạt 36/430 phiếu đạt 8,4%. (xem phụ lục 1).

Thực hiện tốt QCDC đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách xây dựng và sửa đổi luật, về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp ý kiến về hoạt động của HĐND các cấp về ứng cử viên HĐND và nhân sự Đại hội Đảng, Quốc hội và Đoàn thể ở cơ sở.

Thứ hai, đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế, đã cụ thể hóa Nghị định 71 của Chính phủ thành quy chế, quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, nội dung các quy chế, quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, tập trung vào các vấn đề như: chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, kinh doanh, kinh phí hoạt động thông qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, duy trì chế độ giao ban tuần, tháng trong lãnh đạo các phòng, ban, giao ban tháng giữa lãnh đạo với cán bộ công chức trong cơ quan để phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, tạo điều kiện cho cán

55

bộ công chức được bàn bạc tham gia về công tác quản lý điều hành của lãnh đạo, chương trình công tác của cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hằng năm để cán bộ công chức, viên chức được tham gia bàn bạc biện pháp thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan với công đoàn cơ sở, giữa thủ trưởng với công đoàn, các tổ chức quần chúng cũng được tạo điều kiện hoạt động, góp phần phát huy dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong công tác cán bộ, việc tuyển dụng cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đúng quy trình được quy định tại Nghị định 116/2003/NĐ-CP, ngày 10-10-2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Thông tư số 10/2004/TT-BNV, ngày10-2-2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều trong Nghị định 116; Hướng dẫn số 180-HD/SNV, ngày 13-5-2005 của Sở Nội vụ như: thông báo về chỉ tiêu, tiêu chuẩn xét và thi tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại văn phòng cơ quan, tiến hành thành lập hội đồng xét và thi tuyển có sự tham gia của các đơn vị trực thuộc, có người tham gia tuyển dụng và phòng chức năng của cơ quan, đơn vị theo quy định. Việc bổ nhiệm, đề bạt, quy hoạch đào tạo được thực hiện theo quy trình có ý kiến nhận xét giới thiệu của đại diện tổ chức quần chúng.

Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 19/2004/UBND của ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính các cấp, các huyện, thành phố, nhiều ngành, cơ quan đã xây dựng và tổ chức thực hiện đề án thực hiện cơ chế “một cửa” tại văn phòng cơ quan. Bố trí phòng thực hiện cơ chế “một cửa” và cử 2-3 cán bộ tiếp nhận và giải quyết các công việc của tổ chức và công dân. Niêm yết công khai các chế độ, chính sách và điều kiện của từng lĩnh vực về thực hiện cơ chế “một cửa” để tổ chức, cá nhân đến quan hệ công việc biết và thực hiện; đồng thời, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ, công chức được giao thực thi nhiệm vụ. Các cơ quan chưa

56

xây dựng đề án thực hiện cơ chế “một cửa” đều có quy định, hướng dẫn về thủ tục hành chính khi giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền cuả cơ quan để giảm bớt phiền hà và thời gian cho công dân. Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại bằng hình thức như quy định phòng tiếp dân, ngày tiếp dân hoặc hòm thư góp ý, thông qua Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Điển hình như ở huyện Vũ Thư, thực hiện đề án cải cách hành chính, UBND huyện đã tiếp tục triển khai cơ chế một cửa trên 6 lĩnh vực liên quan đến công dân. Năm 2010, UBND huyện đã tiếp nhận và giải quyết 1.253 thủ tục hành chính đạt 100%, UBND các xã, thị trấn tiếp nhận 45.780 thủ tục, giải quyết 45.740 thủ tục đạt 99,8%. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân được thực hiện nghiêm túc. UBND huyện đã tiếp nhận 150 lượt công nhân của 28 xã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 44 vụ việc. Toàn bộ đơn thư, kiến nghị được các ngành, địa phương giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp nhà nước. Đã tổ chức tốt việc thực hiện QCDC theo Nghị định 07/1999/NĐ-CP như thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các thành viên, có quy chế hoạt động và triển khai chương trình công tác hàng năm. Qua các đợt kiểm tra, hệ thống các văn bản về quy chế, quy định ở các doanh nghiệp nhà nước được xây dựng đúng yêu cầu triển khai thực hiện bảo đảm và phát huy dân chủ, tạo bầu không khí dân chủ, đoàn kết, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, chế độ chính sách và quyền lợi của người lao động được thực hiện đầy đủ. Ở các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, việc phát huy dân chủ được thực hiện thông qua những quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Công đoàn, phương thức thực hiện dân chủ thông qua đại hội cổ công kết hợp với đại hội công nhân viên chức và người lao động hằng năm. Việc phát huy dân chủ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do quản lý hướng dẫn của Nhà nước còn

57

buông lỏng, công tác tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước còn rất hạn chế.

Thứ tư, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện QCDC ở cơ sở đã huy động được sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân Thái Bình vào việc giải quyết ổn định tình hình ở nông thôn, đẩy mạnh phát triển KT-XH và củng cố An ninh - Quốc phòng. Do phát huy được trí tuệ, công sức của cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia tích cực vào việc thanh tra kinh tế ở 242/284 xã, phường, thị trấn, giải quyết những tồn đọng về đất đai, thu hồi kinh tế, xử lý các vụ việc tiêu cực về vi phạm pháp luật, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở, tình hình mất ổn định nghiêm trọng trên diện rộng ở nông thôn của tỉnh đã được giải quyết tốt, tạo khí thế đẩy mạnh công cuộc đổi mới đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đời sống mọi mặt của nhân dân được cải thiện, hiện nay tỉnh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, còn 15%; toàn tỉnh đã cơ bản xóa xong nhà dột nát theo tiêu chí cũ, phấn đấu đến hết năm 2015, hoàn thành xóa nhà dột nát (theo tiêu chí mới) cho đối tượng chính sách và hộ nghèo.[56]

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã gắn việc thực hiện QCDC với phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới…Thực hiện QCDC, các địa phương đã có nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, tổ chức cho dân bàn bạc tháo gỡ những khó khăn, thảo luận những vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển và mở rộng ngành nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; công khai thu - chi tài chính, các khoản đóng góp của nhân dân….Việc làm đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm chủ thực sự trên lĩnh vực phát triển KT-XH. Về vấn đề này, qua thăm dò dư luận, với câu hỏi “Ông, bà có thường xuyên nhận được thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Đảng và chính quyền

58

cơ sở không?” kết quả như sau: Thường xuyên: 374/430 phiếu, tỷ lệ 87%; không thường xuyên 56/430, tỷ lệ 13% (Xem phụ lục 1).

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”, chỉ trong hơn 10 năm, nhân dân Thái Bình đã đóng góp hơn 200 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn của toàn tỉnh được trải nhựa hoặc bê tông hóa với tổng chiều dài hơn 5000 km. Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện 6 chương trình lớn ở khu vực nông thôn: Điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. Giờ đây, tất cả các loại xe có thể về tận các thôn, làng để đón khách hoặc chở hàng nông sản về thành phố. 100% số xã, thôn có điện thắp sáng và phục vụ sản xuất với gần 99% số hộ được sử dụng điện. Nhiều thôn, làng có hệ thống chiếu sáng ngoài đường. Tất cả các xã có hệ thống thông tin liên lạc.

Sau hơn 25 năm đổi mới, nông thôn Thái Bình có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực. Từ một vùng độc canh cây lúa, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã giảm từ 54% (năm 2000) xuống còn 39% (năm 2007). Số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82% (năm 2001) xuống còn 58% (năm 2008). Đồng thời, số hộ làm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng lên, tới hơn 16%. Năng suất lúa hàng năm ổn định ở mức bình quân 120 - 130 tạ/ha từ 37 đến 50 triệu đồng. Toàn tỉnh có 507 trang trại và hơn 2.320 gia trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, từng bước chuyển từ chăn nuôi phân tán, tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp và nửa công nghiệp. [58]

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Quyền làm chủ của nhân dân ở lĩnh vực này được thể hiện tập trung ở nâng cao trình độ dân trí, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh ở cơ sở, củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng, giáo dục truyền thống đạo đức, văn hóa cũng như nâng cao ý thức chính trị cho nhân dân.

59

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được các cơ sở đưa vào thực hiện trong các chương trình văn hóa - xã hội rất cụ thể, như chương trình xây dựng thôn xóm mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư do ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, chương trình xóa nhà tạm, xã hội hóa công tác giáo dục và y tế, chăm sóc giáo dục trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội.... Thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần tích cực cải thiện môi trường văn hóa, giáo dục, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử trong từng gia đình và trong cộng đồng. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, mại dâm, ma túy... ở nhiều khu dân cư đã giảm hẳn. Việc tang, việc cưới và tổ chức lễ hội theo nếp sống mới được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đã trở thành chỉ tiêu thi đua của các khu dân cư. Cụm thể thao văn hóa, điểm vui chơi giải trí của cộng đồng, thư viện, phòng đọc sách…được xây dựng ở nhiều nơi.

Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã có 85% số thôn, làng, khu dân cư xây dựng được quy ước, hương ước thôn, làng văn hóa; quy định về việc cưới, tang…bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có 13 đến 18 quy chế, quy định. Hàng năm, họp bình xét các gia đình đủ tiêu chuẩn văn hóa để biểu dương khen thưởng. 100% khu dân cư đăng ký thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 608/1976 khu đạt “khu dân cư tiên tiến”, 315 khu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 54)