Nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 68)

Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức về dân chủ và trách nhiệm thực hiện QCDC ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức chưa đầy đủ, phong cách làm việc quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân còn khá phổ biến trong cán bộ các cấp, các ngành. Ở một số cơ sở, cán bộ chủ chốt sợ triển khai thực hiện QCDC dân sẽ “nổi loạn”, cán bộ mất “oai”, nên chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, nên tỏ ra thờ ơ, không tin tưởng; bộ phận khác thì lợi dụng QCDC để đòi hỏi quá đáng, khi không được đáp ứng thì kiện tụng vượt cấp... Điều này một mặt làm hạn chế tính tích cực, khả năng sáng tạo của nhân dân; mặt khác tạo điều kiện cho những biểu hiện dân chủ cực đoan, vô chính phủ, vô kỷ luật phát triển. Khảo sát thực tiễn với câu hỏi “Ông, bà hiểu như thế nào về QCDC ở

67

cơ sở?” kết quả như sau: phát huy quyền làm chủ của nhân 214/430 tỷ lệ 49,8%; Củng cố chất lượng hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cơ sở 118/430 tỷ lệ 27,4%; Không hiểu 98/430 tỷ lệ 22,8% (Phụ lục 1).

Thứ hai, Công tác chỉ đạo xây dựng cơ sở điểm chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu kiểm tra, đôn đốc tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ đảng chưa thường xuyên, liên tục. Nhiều nơi, cán bộ đảng viên chưa thật sự là những người đi tiên phong, là đầu tàu gương mẫu để quần chúng noi theo. Một số nơi, cấp uỷ chưa xem việc thực hiện QCDC vừa là mục tiêu, động lực, vừa là phương thức quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Có nơi, cấp uỷ còn giao khoán việc triển khai thực hiện QCDC cho chính quyền và đoàn thể nhân dân ở cơ sở, thậm chí giao cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chủ trì. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở không đúng quy trình, lúng túng.

Thứ ba, công tác kiểm tra đôn đốc, sơ kết việc thực hiện QCDC ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Việc rà soát, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân như: Giá đền bù đất, tái định cư, tiền lương, bảo hiểm xã hội…

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về QCDC của các đoàn thể các cấp chưa thường xuyên, chưa sâu rộng trong nhân dân; thiếu những hướng dẫn cụ thể, làm hạn chế khả năng nhận thức về quyền làm chủ của nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền còn thiếu thốn. Nhìn chung, công tác tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, QCDC nói riêng còn mang nặng tính hình thức, chưa đến nơi đến chốn.

Thứ năm, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân một số nơi còn chậm đổi mới phương thức hoạt động, còn có xu hướng hành chính hóa; chưa thực sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân; chưa tích cực tuyên truyền, vận động,

68

tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở. Việc tham gia xây dựng nền dân chủ, xây dựng chính quyền chưa thể hiện được là nhiệm vụ hàng đầu, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, giám sát cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử, giám sát việc thực hiện pháp luật…Đoàn thanh niên tỏ ra ít hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò của đoàn thanh niên ở nông thôn tỏ ra mờ nhạt.

Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) và các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở Thái Bình trong những năm qua rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, xác định đó là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, là giải pháp tích cực có hiệu quả bảo đảm cho sự ổn định vững chắc và phát triển mọi mặt của địa phương, cơ sở. Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở các cấp, các ngành, các cơ sở hằng năm cần có chương trình công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, có chủ trương lãnh đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời cơ sở, đơn vị thực hiện tốt chủ trương của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC.

Hai là, triển khai quán triệt thực hiện QCDC ở cơ sở phải nghiêm túc, sâu rộng làm cho cán bộ đảng viên và quần chúng thông suốt về tư tưởng, chuyển biến nhận thức về cấp độ xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vị trí và vai trò của nó đối với việc huy động trí lực, sức mạnh của toàn dân phục vụ sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa. Các cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh. Chính quyền cần trực tiếp tổ chức thực hiện và tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo thực hiện QCDC hoạt động. MTTQ và các Đoàn thể nhân dân phải tích cực giáo dục tuyên truyền, vận động nhân dân thực

69

hiện QCDC. Các đoàn thể tạo ra môi trường dân chủ thực sự lành mạnh, tạo thuận lợi cho việc phát huy dân chủ, cơ hội cho nhân dân bày tỏ ý kiến và nguyện vọng cá nhân với tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể.

Ba là, việc thực hiện Quy chế dân chủ là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành và của toàn thể nhân dân trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nên phải có kế hoạch cụ thể, xây dựng các quy chế và quy định trên từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu thực hiện.

Bốn là, quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, gắn với cải cách hành chính nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Ở đâu, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức vững vàng về lập trường quan điểm, kiên định về tư tưởng chính trị, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao trình độ năng lực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và thực hiệntốt QCDC thì ở đó chính quyền vững mạnh, dân tin tưởng ở chính quyền, cùng chính quyền tháo gỡ khó khăn, cùng bàn “việc làng, việc nước”, hiệu quả hoạt động và hiệu lực của chính quyền nâng lên rõ rệt.

Năm là: tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy ở từng cơ sở, kết hợp thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ của Đảng, của cán bộ đảng viên trước nhân dân, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tăng cường quan hệ gắn bó giữa cán bộ với nhân dân, nơi nào nội bộ mất đoàn kết, cán bộ có sai phạm thì giải quyết dứt điểm, xử lý phân minh, thực tế đã chứng minh: Đảng đoàn kết dân yên, Đảng trí tuệ dân theo, Đảng trong sạch dân tin.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 68)