Vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và thực hiện thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn Thái Bình thành tựu và hạn chế.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 51)

thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn Thái Bình - thành tựu và hạn chế. 2.1.2.1. Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ ở cơ sở đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình.

Ngay từ những ngày đầu chính quyền nhân dân mới được thành lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định: quyền lực nhà nước là của nhân dân, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Trong tổ chức bộ máy nhà nước có các thang, bậc, quyền hạn khác nhau nhưng đều là công cụ thể hiện quyền lực nhân dân. Cán bộ từ trên xuống dưới chỉ làm đầy tớ cho dân.

Người quan niệm mọi "lực lượng đều ở nơi dân", nhìn thấy và tin tưởng ở sức mạnh của dân, nên Người yêu cầu phải "Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể đã giao" [26, 698]. Mọi công việc phải được tiến hành theo qui trình sau:

Thứ nhất, "phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ

ràng: việc đó là vì lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được" [26, 698]. Hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh đã sớm biết khơi dậy sức mạnh của nhân dân bằng cách giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, quyền hạn và bổn phận. Xuất phát từ lợi ích, coi lợi ích là động lực trực tiếp thúc đẩy mọi hành động chính trị của quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu "phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết" [27, 90] và "việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh" [28, 88]. Lợi ích của mỗi người được đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn là nhờ vào vị thế mà họ đã giành được trong quá trình đấu tranh cách mạng. Bởi vậy trong nội hàm của khái niệm "dân hiểu" Hồ Chí Minh muốn cho mỗi người thấy rõ, hiểu thấu đáo ý nghĩa lớn lao của vị thế là chủ của mình, nhất là bà con nông dân là những người có trình độ học vấn thấp hơn so với những giai

50

tầng khác trong xã hội: "Làm sao cho bà con nông dân hiểu mình là người chủ tập thể, làm chủ hợp tác xã, làm chủ Nhà nước..." [31, 404]. Thấy rõ được vai trò, vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển của nền dân chủ trong một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta, Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Bao giờ nông thôn, nông dân thực sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự" [28, 25].

Từ chỗ làm cho dân biết, dân bàn, dân hiểu được địa vị làm chủ của mình, ý thức được về quyền lợi của mình thì cũng phải làm cho dân hiểu, họ đồng thời phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân trong xây dựng quê hương đất nước. Người chỉ rõ: "Các tầng lớp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà" [29, 248]

Thứ hai, khi dân đã được biết, được hiểu thì phải tạo điều kiện cho dân

được bàn bạc. Hồ Chí Minh yêu cầu: "Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương" [26, 698]. Người biết rất rõ nguyện vọng và năng lực của dân, họ muốn được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến, họ rất tốt, rất khôn khéo, họ biết rất nhiều điều mà chúng ta không biết. Rằng "chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý" [29, 216].

Thứ ba, sau khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc xây dựng kế

hoạch của địa phương, cơ sở mình, họ sẽ dùng chính sức lao động của họ vào những việc làm cụ thể, một cách tự giác, lúc này nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo là "động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành".

Trong lúc thi hành "phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân" [26, 699], phải biết "đem tài dân, sức dân, của dân mà mưu cầu hạnh phúc cho dân, làm lợi cho dân".

51

Thứ tư, "khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút

kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng" [26, 699]. Đây là công đoạn cuối cùng của qui trình tiến hành công việc của mỗi tổ chức, đơn vị địa phương, cơ sở theo yêu cầu dân chủ. Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm tra rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp chúng ta tiếp tục thực hiện tốt những nhiệm vụ khác. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ kiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động và "lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên" [27, 9], "nhất là phê bình từ dưới lên" [29, 157]. Kiểm tra chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện một cách khách quan và kín đáo. Thanh tra chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện một cách đột xuất và bất ngờ. Người cũng "rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là: Người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân" [28, 361- 362]. Dân kiểm tra là một nội dung về quyền dân chủ của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước và các đoàn thể nhân dân thật sự vững mạnh, trong sạch; bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Việc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, cậy thế trái phép... chỉ có thể thực hiện có hiệu quả nếu thật sự dựa vào sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được Đảng cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình nói riêng thực hiện một cách có nề nếp và ngày càng được thực tế kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó.

Như chúng ta đã biết, Thái Bình là một tỉnh có truyền thống cách mạng rất đáng tự hào. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, do bất cập của cơ chế quản lý cũ cùng với những nhận thức hạn chế của đội ngũ cán bộ cơ sở về dân chủ, Thái Bình trở thành một điểm “nóng” bất ổn, gây mất dân chủ, vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân lao động ở nông thôn. Vì thế, khi triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của Bộ chính trị (khóa VIII), Nghị định 29-

52

NĐ/CP của Chính phủ "Về việc thực hiện QCDC ở xã" cùng với Chỉ thị số 22/1998 CT-TTg ngày 15/5/1998 "Về việc triển khai Qui chế thực hiện dân chủ ở xã", và Hướng dẫn của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhất là ở cơ sở băn khoăn, lo ngại sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm. Song, được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cơ quan trung ương, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU với 8 giải pháp đồng bộ; xác định những nội dung, biện pháp thực hiện dân chủ nhằm phát huy trí tuệ, sức lực của Đảng bộ và nhân dân nhằm ổn định tình hình cơ sở, củng cố HTCT, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, ổn định tình hình nông thôn.

Tháng 4-1999, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của tỉnh được thành lập gồm 21 thành viên đại diện cho các Sở, ban, ngành có liên quan, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và chọn huyện Hưng Hà, thị xã và 17 đơn vị làm điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Tháng 5-1999, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và chỉ đạo các cấp, các ngành đồng loạt tiến hành triển khai quán triệt đầy đủ các văn bản của Trung ương, của tỉnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên, tuyên truyền và phổ biến nội dung quy chế thực hiện dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, huy động trên 500 cán bộ thuộc các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh thành lập 54 tổ công tác giúp các xã, phường, thị trấn tiếp tục giải quyết ổn định tình hình gắn với việc triển khai thực hiện QCDC.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 51)