Thực hành dân chủ ở nông thôn để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nông dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 40)

của nông dân.

Ở nước ta, cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) chính là nền tảng của chế độ, là nơi “chính quyền trong lòng dân”, “là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất”. Cấp cơ sở (đặc biệt là cấp xã) còn là nơi kết hợp sinh động vấn đề nông dân - nông nghiệp - nông thôn, trong đó người nông dân là chủ thể sáng tạo. Tuy là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị nước ta, nhưng lại là cấp chính quyền gần dân nhất, tiếp nhận và trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời theo dõi, giám sát, kiểm tra việc công dân thực hiện các nghĩa vụ, pháp luật. đây cũng là nơi nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình. Hồ Chí Minh đã khẳng định “nền tảng của mọi công tác là cấp xã”, “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Có thể nói cơ sở là “chiếc cầu nối” giữa Dân với Đảng, là cái “vi mô” nhưng thực chất là cái “vĩ mô” thu nhỏ. Nhận thức rõ nhu cầu của đời sống dân chủ nước ta, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW về “xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 11/05/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29-NĐ/CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Sau một thời gian triển khai thực hiện, ngày 28/03/2002 Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Tiếp đó, ngày7/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP về “Ban hành Quy chế thực hiện

39

dân chủ ở xã” kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã thay thế cho Nghị định 29/1998.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là cơ sở để Nhà nước giám sát, bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Mục đích của “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân cấp xã (cả phường và thị trấn), động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Đại hội Đảng lần thứ XI).

Phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn chính là để phát triển được sức dân, giải phóng mọi tiềm năng to lớn của dân mà nông dân là người làm chủ, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt này, không được nhấn mạnh hay hạ thấp mặt nào.

Thứ hai, phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp; đồng thời thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân trực tiếp tham gia bàn bạc và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của họ.

Thứ ba, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

40

Thứ tư, nội dung của các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải hợp Hiến, hợp pháp thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống tham nhũng, quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

Thứ năm, gắn quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với công tác cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn.

Bên cạnh đó, trong thực hiện dân chủ, thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi nào người lao động thực sự làm chủ về kinh tế, thì họ mới là lực lượng quyết định toàn bộ quá trình phát triển xã hội. Do đó, sự phát triển của KT-XH, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên là tiêu chuẩn cao nhất, là thước đo quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở. Bên cạnh đó, phương thức tổ chức, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cùng với phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở được củng cố và nâng cao cũng là một tiêu chí quan trọng. Bởi đó chính là những điều kiện bảo đảm cho thực thi dân chủ có hiệu quả.

Ngoài ra, khi thực hiện QCDC ở nông thôn cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật cho nhân dân ở cơ sở. Vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí. Chỉ khi nào người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là công dân có tri thức, có văn hoá... thì mới thực sự có điều kiện thực hiện dân chủ.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện đẩy nhanh chiến lược xây dựng nông thôn mới, thực hiện QCDC cần thiết phải gắn với quá trình

41

này, làm sao để người nông dân nhận thức được đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của mình, nhận thức được vai trò mình là chủ thể xây dựng nông thôn mới.

Nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, mục tiêu của chiến lược này là vì người dân, hướng đến nông dân. Nông dân xây dựng nông thôn mới là để cho mình, vì cuộc sống của bản thân và gia đình mình. Quá trình xây dựng nông thôn mới nhanh hay chậm, thành hay bại đều phụ thuộc vào dân. Chỉ khi nào người dân tự nguyện, tích cực và trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới thì khi đó các mục tiêu của đề án mới trở thành hiện thực. Người dân không chỉ tham gia vào một khâu trong quá trình xây dựng mà tham gia vào tất cả các khâu, từ xây dựng chủ trương, góp ý kiến, giám sát kiểm tra, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ kinh phí, hiến đất….Điển hình như ở xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), hưởng ứng chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và chỉnh trang đồng ruộng, nông dân trong xã đã tự nguyện đóng góp 26m2 đất/ khẩu để làm đường giao thông nội đồng, huy động hàng choc ngàn ngày công đào đắp hơn 25.000m3 đất củng cố hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng, góp hơn 800 triệu đồng xây dựng công trình nước sạch….

Như vậy, ban hành và thực hiện QCDC ở cơ sở, có thể nói, đó là một việc làm thiết thực để xây dựng thể chế nhằm tạo ra ổn định chính trị một cách chủ động và tích cực, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, tạo lập đời sống tinh thần, xây dựng văn hóa tinh thần phù hợp với sự trưởng thành về ý thức chính trị của dân chúng. Đây là một trong những bước đi của văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ ở thời kỳ đương đại.

Tiểu kết chƣơng 1

Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là một trong những giá trị nổi bật của di sản tư tưởng mà Người để lại, là một trong những trọng điểm cần được vận dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức

42

hoạt động của HTCT, nhất là HTCT ở cơ sở, trong lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, cải cách bộ máy nhà nước để xây dựng Nhà nước dân chủ pháp quyền cùng với xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Đối với Hồ Chí Minh, dân chủ không thể là lời bàn suông mà là việc làm, bằng các hành động thực tế. "Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia công việc quản lý của nhà nước" [29, tr. 590]. Người thấy rất rõ rằng: "Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được, không có thì việc gì cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra" [26, 294].

Ngày nay phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là thể hiện tư tưởng đó của Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng dân chủ của Người cần phải chú trọng giáo dục nhận thức, xây dựng thể chế lẫn thực hành trong lối sống - Một lối sống nêu cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Hơn bao giờ hết và hơn ai hết, Đảng và Nhà nước phải làm gương trong cuộc vận động dân chủ hóa này, bắt đầu bằng chống quan liêu, tham nhũng, thực sự đảm bảo và phát huy quyền dân chủ và làm chủ cho nhân dân,

trước hết ở cơ sở. Cơ sở lý luận về dân chủ trên đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu thực trạng thực hiện QCDC cơ sở ở Thái Bình sau thời kỳ điểm nóng 1997 và xác định những giải pháp đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ trình bày trong chương 2 dưới đây.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 40)