Tiếp tục thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế nhằm phát huy vai trò làm chủ nông thôn mới của nông dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 79)

làm chủ nông thôn mới của nông dân.

Dân chủ của nông dân trước hết phải hướng vào những nội dung của hai lĩnh vực có quan hệ trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của họ. Đó là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị. Theo Lênin, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Mức độ, chiều sâu của dân chủ trên lĩnh vực chính trị, suy cho cùng, được quyết định bởi mức độ dân chủ trên lĩnh vực kinh tế. Quyền làm chủ trên lĩnh vực kinh tế được Hồ Chí Minh xác định: Từ làm chủ tư liệu sản xuất họ (công nhân) phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động. Theo sự chỉ dẫn của Người, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế đối với mỗi cá nhân công dân là quyền được tham gia vào sở hữu tư liệu sản xuất - dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp; quyền được tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật; quyền được hưởng lợi ích xứng đáng với lao động của mình;

quyền được lao động; quyền có việc làm và có thu nhập chính đáng. Những quyền trên gắn liền với trách nhiệm đóng góp xây dựng đất nước về kinh tế theo qui định của pháp luật: "Các tầng lớp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà" [29, 248]. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nhằm giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện để đẩy mạnh

78

cải tạo quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới cũng chính là quá trình mở rộng dân chủ trên lĩnh vực kinh tế.

Thực hiện mở rộng dân chủ trên lĩnh vực kinh tế nhằm phát huy vai trò làm chủ của nông dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết 02 - NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020” đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là tất yếu khách quan. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, phối hợp tham gia của MTTQ và các đoàn thể chính trị.

Để làm tốt vấn đề này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, phải quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề nông dân, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó nông dân vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng được thụ hưởng.

Với đặc thù là một tỉnh thuần nông, Thái Bình là nơi tập trung gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp, là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về thu nhập, mức sống, về hưởng thụ các điều kiện sinh hoạt xã hội so với mặt bằng chung của toàn xã hội. Nói nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là bởi mục tiêu xây dựng nông thôn mới là vì người dân, hướng đến nông dân. Nói cách khác, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới là để cho mình, vì cuộc sống của bản thân, gia đình mình và cho xã hội. Cho nên, quá trình xây dựng nông thôn mới nhanh hay chậm, thành hay bại đều phụ thuộc vào dân. Chỉ khi nào người dân tự nguyện, tích cực và trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới thì khi đó các mục tiêu của đề án mới trở thành hiện thực.

79

Thực tế đã chứng minh, nơi nào mà nông dân tự giác và tích cực tham gia thì tiến độ xây dựng nông thôn mới ở nơi đó diễn ra rất nhanh và ngược lại. Điển hình như xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ), hưởng ứng chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp và chỉnh trang đồng ruộng, nông dân trong xã đã tự nguyện góp 26m2 đất/khẩu để làm đường giao thông nội đồng, huy động hàng chục ngàn ngày công đào đắp hơn 52.000m3 đất củng cố hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng, góp hơn 800 triệu đồng xây dựng công trình nước sạch, góp 50.000đ/khẩu để xây dựng hệ thống bờ ao trong thôn xóm, góp 30.000đ/khẩu và hàng ngàn ngày công để làm sân nhà văn hóa thôn….

Thứ hai, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải gắn chặt giữa tăng trưởng kinh tế với chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, không ngừng phát huy quyền làm chủ cho nông dân. Xây dựng nông thôn mới phải tạo ra nhiều cơ hội để nông dân đẩy mạnh lao động sản xuất, giúp nông dân tự vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và làm giàu chính đáng. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn suy cho cùng là nhằm tạo ra được nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho nông dân với tinh thần “ly nông bất ly hương” bằng cách đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn; đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học và công nghệ; đặc biệt là khâu tiêu thị nông sản hàng hóa của nông dân. Đây là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ Thái Bình. Bởi mỗi bước phát triển của nông thôn, đời sống vật chất của nông dân được nâng cao càng chứng tỏ đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống. Một khi ý Đảng hợp lòng dân sẽ là điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách an dân.

Cùng với việc đem lại cho nông dân một cuộc sống vật chất đầy đủ, no ấm và sung túc, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

80

đem đến cho nông dân sự phát triển bền vững cả về đời sống văn hóa tinh thần, an sinh xã hội ngày một cao hơn. Cần chú trọng đến các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH và đặc biệt là đảm bảo môi trường sinh thái được bền vững, giữ gìn những nét đặc thù vốn có của người nông dân và địa bàn nông thôn. Điều quan trọng nhất là phải phát huy dân chủ. Một khi dân chủ được đảm bảo sẽ là điều kiện quan trọng phát huy lòng nhiệt tình cách mạng của nông dân, góp phần tạo nên các phong trào hành động cách mạng ở từng địa phương trong phát triển KT-XH. Thực hiện tốt vấn đề dân chủ ở cơ sở sẽ có ý nghĩa rất lớn, trực tiếp quyết định trong việc đưa các giá trị dân chủ trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Thứ ba, phải tiếp tục đổi mới về chính sách đất đai.

Đất đai là vấn đề nhạy cảm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn, ảnh hưởng đến sự ổn định ở các làng xã. Hiện nay, tình trạng lãng phí đất đai còn rất lớn. Việc giải phóng mặt bằng chưa đi liền với đền bù tương ứng và tái định cư ổn định cuộc sống của dân. Hiện tượng đất đai bị chiếm dụng, bỏ hoang, chuyển nhượng trục lợi bất hợp pháp diễn ra trong một diện rộng, gây bất công và bất bình lớn trong dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tiếp tục giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân; những quyền tự do dân chủ rộng rãi cần được hoàn chỉnh thêm trong các quy phạm về quyền sử dụng ruộng đất. Cần kích thích sự tích tụ ruộng đất hợp lý, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất do cơ chế chia ruộng đất bình quân theo nhân khẩu đồng thời cũng khắc phục tình trạng tích tụ ruộng đất tự phát ngoài sự kiểm soát của chính quyền và vi phạm pháp luật do các hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất không có vốn đầu tư cho sản xuất đã bán đất cho người khác.

81

Thứ tư, phát huy vai trò chủ thể của dân trong quản lý KT-XH ở địa phương.

Xây dựng kế hoạch, ngân sách, tài chính một cách dân chủ, công khai phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Việc thu chi tài chính, xây dựng cơ bản của địa phương phải được công khai, phải được dân cử đại diện kiểm tra, giám sát và theo dõi thi công, sau đó phải thanh quyết toán, báo cáo với dân. Những khoản thu của dân phải được thông báo để dân biết trước và phải thanh quyết toán chứng từ, biên lai đến tận hộ, đồng thời niêm yết nơi công sở và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để dân theo dõi.

Thứ năm, phải khuyến khích, tạo động lực và điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đình và trang trại, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chiều sâu. Đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường mới để đảm bảo cho việc tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chuyển đổi cơ cấu đầu tư hợp lý và có hiệu quả để phát triển kinh tế hàng hóa, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bình (Trang 79)