PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 32)

6. Các nhận xét khác:

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đạt được thông qua những số liệu có thể thu thập ở công ty như những báo cáo có liên quan phục vụ cho quá trình phân tích trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Ngoài ra thu thập thông tin thông qua việc quan sát, tìm hiểu tình hình của công ty để có thể định hướng những giải pháp cũng như những phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Đồng thời thu thập nguồn thông tin từ một số trang Web, từ sách có liên quan đến nội dung phân tích.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. Phương pháp này gồm có :

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế:

ΔF = Ft – F0

Trong đó:

Ft : chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích

F0: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.

Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2

Sử dụng phương pháp liên hệ cân đối nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trong đó, các chỉ số nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số. Để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch hoặc thực tế so với các kỳ kinh doanh trước), giữa các nhân tố mang tính chất độc lập.

Giả sử chỉ tiêu cần phân tích là Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a,b,c và mối quan hệ giữa 3 nhân tố này với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp với hiệu số:

Q = a + b + c

Kỳ kế hoạch: Q0 = a0 + b0 + c0

Kỳ thực hiện:Q1 = a1 + b1 + c1

Đối tượng phân tích:

Số tuyệt đối:ΔQ = Q1 – Q0 = a1 + b1 + c1 – (a0 + b0 + c0 )

Các nhân tố ảnh hưởng:

Ảnh hưởng của nhân tố a: Δa = a1 – a0

Ảnh hưởng của nhân tố b: Δb = b1 – b0

Tổng hợp, phân tích:ΔQ = Δa + Δb + Δc

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

Phương pháp san bằng mũ (trích “Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế” của Ts. Mai Văn Nam, trang 170)

Hầu hết các mô hình dự đoán trong nguyên lí thống kê đều có chung một nhược điểm là đánh giá vai trò của các mức độ trong dãy số thời gian như nhau . Chỉ có phương pháp san bằng mũ dựa trên cơ sở các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét một cách không như nhau. Các mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần phải được chú ý nhiều hơn. Nhờ vậy, mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với những sự biến động mới nhất của hiện tượng trong dãy số thời gian.

Gọi:

+ yt là mức độ thực tế tại thời điểm t hiện tại. + yt là mức độ dự báo tại thời điểm t hiện tại. + yt1 là mức độ thực tế tại thời điểm t-1 trước đó. + yt1 là mức độ dự báo tại thời điểm t-1 trước đó +  là các hệ số san bằng nằm trong khoảng [0,1].

Ta có công thức dự báo cho thời điểm t như sau:

1 1 (1 )        t t t y y y  

Nếu chọn  càng lớn thì mức độ quan trọng của các năm liền trước đó có mức độ ảnh hưởng càng cao và ngược lại.Cụ thể:

+ Nếu dãy số có nhiều biến ngẫu nhiên thể hiện các mức độ của dãy số lên xuống bất thường: ta chọn  lớn.

+ Nếu dãy số có nhiều biến ngẫu nhiên thể hiện các mức độ của dãy số lên xuống bất thường: ta chọn  nhỏ.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC ĐỨC 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Phúc Đức là một doanh nghiệp tư nhân Tên giao dịch: Công ty TNHH Phúc Đức.

Trụ sở chính: 522B Trần Hưng Đạo, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ. Mã số thuế: 1800628589

Điện thoại: 0710.3915373 - 2463079 Fax: 0710.3915373

Email: PhucĐucPlastic@yahoo.com.vn

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, sự tiến bộ khoa học áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để dần trở thành một nước công nghiệp.

Cùng với sự tăng trưởng này và cùng với việc Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO, một cơ hội đã và đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện đó, công ty TNHH Phúc Đức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 5702001109 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư cấp ngày 02/02/2006.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất chai, nắp, nút, lọ nhựa, bao bì y tế. Thiết kế in ấn bao bì nhựa, thùng carton các loại.

Công ty là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, được quyền sử dụng con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, vay vốn và mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

3.1.2 Quá trình hoạt động và phát triển

Do nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng, nên Công ty đã sản xuất ra một khối lượng hàng hóa tương đối nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với một số sản lượng cơ bản. Nhờ đó Công ty đã góp phần thúc đẩy cho ngành công nghiệp bao bì y tế cũng phát triển theo. Góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho gần 100 cán bộ công nhân viên trong công ty.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG3.2.1. Chức năng 3.2.1. Chức năng

Được chủ động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã được đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Công ty TNHH Phúc Đức được quản lý và chịu trách nhiệm về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị.

3.2.2. Nhiệm vụ

Căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu của thị trường, chủ trương của nhà nước, của ngành. Công ty TNHH Phúc Đức có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất... tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.

Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động hiện hành; hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước; tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ. Đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm an toàn trong kinh doanh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.

Nghiên cứu áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: phương thức phục vụ văn minh, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại, áp dụng các định mức khoa học kỹ thuật hiện đại, biện pháp quản lý gọn nhẹ, hiệu quả...

Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo đúng hướng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ kinh doanh. Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị.

3.2.3. Lĩnh vực hoạt động

Công ty TNHH Phúc Đức chuyên sản xuất các loại sản phẩm về bao bì cấp 1 như: chai nhựa, lọ nhựa, bao bì y tế.

3.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ

Bộ máy quản lý của cộng ty gọn nhẹ, gồm một số cán bộ chủ chốt giàu kinh nghiệm, sáng tạo, đồng thời đội ngũ cán bộ và nhân viên giữa các phòng ban luôn hỗ trợ và phối hợp rất linh hoạt, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm kỹ thuật và xử lý tình huống. Sơ đồ tổ chức và quản lý được tóm gọn như sau:

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Quản Lý tại công ty TNHH Phúc Đức

a. Phòng Giám đốc

Là người đại diện trước pháp luật, có nhiệm vụ điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế. Có nhiệm vụ dự thảo, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lựơc sản xuất kinh doanh của công ty cho phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh chung của công ty, chỉ đạo các công việc cho các bộ phận chức năng. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhất đối với mọi họat động của công ty, giải quyết xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị.

b.Phòng hành chánh

Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng có chức năng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, hành chính quản trị thể hiện trên các mặt công tác chủ yếu sau:

- Công tác tổ chức cán bộ, tổ chức tiền lương Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Hành Chính Phòng Kế Toán

- Hành chính quản trị, thanh tra bảo vệ - An toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động

Nhiệm vụ: Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy, nhân sự của toàn Công ty, phù hợp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển và đạt hiêu quả cao nhất trong từng giai đoạn phát triển.

Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý lao động, quản lý và quy hoạch cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc cho tất cả các chức danh của Công ty.

Hàng năm xây dựng và bảo vệ với Công ty kế hoạch lao động tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo hàng năm, đào tạo nâng bậc, đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về kinh doanh, kế toán, kỹ thuật cho CBCNV.

Hàng tháng, quý, năm thực hiện công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.

Có trách nhiệm tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty.

c. Phòng kỹ thuật

Chức năng: Phòng Quản lý kỹ thuật là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện trên các mặt:

- Khai thác và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Công tác giao nhận, kỹ thuật hàng hóa.

- Công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trưòng. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch và thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn Công ty.

Tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra công tác kiểm định các loại khuôn, mẫu, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khác.

Xây dựng, ban hành và giám sát thực hiện các định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, định mức hao hụt hàng hóa (các công đoạn nhập nguyên liệu, tồn chứa, pha chế...) trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý theo dõi tài sản, tài liệu kỹ thuật, trình ra quyết định và phối hợp với phòng nghiệp vụ thực hiện quyết định về điều động tài sản, vật tư, thiết bị theo chương trình của Công ty.

Có trách nhiệm về tổ chức tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng cấp trên và các cơ quan hữu quan, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ khác và các đơn vị trực thuộc, để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Phòng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty.

d. Phòng kế toán

Quản lý và theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ về nguyên tắc tài chính Nhà nước, báo cáo lên cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và vạch ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý đem lại lợi ích cho công ty

- Tổ chức thực hiện tòan bộ công tác tài chính kế toán vá các thông tin tài chính của công ty theo đúng qui định hiện hành.

- Giúp ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách, đồng thời thực hiện việc thanh toán tiền cho khách hàng.

- Đồng thời chịu trách nhiệm lập báo cáo kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đóng thuế và các khoản phải nộp nhà nước và thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng quy định, phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể.

Hình thức ghi sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” và sử dụng sổ sách theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” là:

+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các tài khoản đối ứng nợ.

+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép.

+ Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

Các loại sổ kế toán sử dụng gồm: - Nhật ký chứng từ

- Bảng kê - Sổ cái

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. - Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản.

3.3.2. Tình hình nhân sự

Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty TNHH Phúc Đức năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)