Yếu tố tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 55)

6. Các nhận xét khác:

4.4.2.Yếu tố tài chính

Đây là yếu tố hàng đầu mà các đơn vị hay cá nhân luôn quan tâm khi bước vào hoạt động kinh doanh, khi đi vào hoạt động kinh doanh thì yếu tố về tài chính càng khẳng định vai trò của nó, công ty phải tích cực để huy động được nguồn vốn. Về phần này chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần phân tích và đánh giá các yếu tố về hiệu quả kinh doanh của công ty, điều mà

ban quản lý của công ty cần quan tâm và đề ra chương trình hành động cho toàn công ty về việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất.

4.4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu của công ty được hình thành từ 2 yếu tố là giá bán bình quân và sản lượng tiêu thụ. Giá bình quân dựa trên doanh thu bán ra và sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng

đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1. Giá (đồng) 877 886 758 758 776 2. Số lượng (sản phẩm) 15.596.490 19.369.113 20.467.044 8.596.158 10.419.778

Bảng 4.7: Giá và sản lượng bán ra từ năm 2011 đến quý II năm 2014

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Bảng 4.8: Biến động các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu từ năm 2011 đến quý II năm 2014 Đvt: Đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 so với 2013 1. Biến động về giá (Δp) (đồng) 174.321.900 (2.619.781.980) 187.556.276 2. Biến động về sản lượng (Δq) (Sản phẩm) 3.308.714.100 972.766.980 1.382.303.960

3. Biến động doanh thu (ΔDT = Δp + Δq) (đồng)

3.483.036.000 (1.647.015.000) 1.569.860.236

Nguồn: Phòng kế toán công ty

a. Năm 2012 so với năm 2011.

Δp = 17.161.034.000 – 16.986.712.100 = 174.321.900 Δq = 16.986.712.100 – 13.677.998.000 = 3.308.714.100 => ΔDT = 174.321.900 + 3.308.714.100 = 3.483.036.000

Doanh thu năm 2012 tăng 3.483.036.000 đồng so với năm 2011 do giá tăng 174.321.900 đồng và sản lượng tăng 3.308.714.100 đồng.

b. Năm 2013 so với năm 2012.

Δp = 15.514.019.000 – 18.133.800.980 = -2.619.781.980 Δq = 18.133.800.980 – 17.161.034.000 = 972.766.980 => ΔDT = -2.619.781.980 + 972.766.980 = -1.647.015.000

Doanh thu năm 2013 giảm 1.647.015.000 đồng so với năm 2012 do giá giảm 2.619.781.980 đồng và sản lượng tăng 972.766.980 đồng.

c. Sáu tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013.

Δp = 8.085.748.000 – 7.898.191.724 = 187.556.276 Δq = 7.898.191.724 – 6.515.887.764 = 1.382.303.960 => ΔDT = 187.556.276 +1.382.303.960 = 1.569.860.236

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1.569.860.236 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 do giá tăng 187.556.276 đồng và sản lượng tăng 1.382.303.960 đồng.

4.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Bảng 4.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty TNHH Phúc

Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1. Doanh thu 13.682.303 17.165.454 15.516.667 6.516.947 8.086.302 2. Giá vốn hàng bán 11.345.018 14.426.565 13.062.496 5.224.998 6.718.667 3. Chi phí 2.161.368 2.516.457 2.286.357 1.209.783 1.275.158

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Ta có: Lợi nhuận được thể hiện qua công thức sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – giá vốn hàng bán – tổng chi phí.

Gọi

b: Giá vốn hàng bán

c: Tổng chi phí.

Q1: chỉ tiêu lợi nhuận năm báo cáo

Q0: chỉ tiêu lợi nhuận năm gốc

Đối tượng phân tích được xác định là : ΔQ = Q1 - Q0

Năm hiện tại: Q1 = a1 - b1 - c1

Năm gốc: Q0 = a0 - b0 - c0

a. Năm 2012 so với năm 2011.

Mức ảnh hưởng của nhân tố a:

Δa = a1 - b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )

Δa = a1 - a0 = 17.165.454 - 13.682.303 = 3.483.151 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố b:

Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0 )

Δb = -b1 + b0 = -14.426.565 + 11.345.018 = -3.081.547 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố c:

Δc = a1 - b1 – c1 - ( a1 – b1 - c0 )

Δc = -c1 + c0 = -2.516.457 + 2.161.368 = -355.089 (ngàn đồng)

Tổng hợp nhân tố làm tăng lợi nhuận:

Doanh thu: 3.483.151 (ngàn đồng)

Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn : -3.081.547 (ngàn đồng) Chi phí : -364.089 (ngàn đồng) ΔQ = Q1 – Q0 = a1 – b1 – c1 - (a0 – b0 – c0 ) = Δa + Δb + Δc = 3.483.151 - 3.081.547 - 364.089 = 46.515 (ngàn đồng)

Như vậy, lợi nhuận đạt được năm 2012 tăng so với năm 2011.

b. Năm 2013 so với năm 2012.

Δa = a1 - b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )

Δa = a1 - a0 =15.516.667 - 17.165.454 = -1.648.787 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố b:

Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0 )

Δb = -b1 + b0 = -13.062.496 + 14.426.565 = 1.364.069 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố c:

Δc = a1 - b1 – c1 - ( a1 – b1 - c0 )

Δc = -c1 + c0 = -2.286.375 + 2.516.457 = 230.082 (ngàn đồng)

Tổng hợp nhân tố làm tăng lợi nhuận:

Giá vốn : 1.364.069 (ngàn đồng) Chi phí : 230.082 (ngàn đồng)

Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Doanh thu: -1.648.787 (ngàn đồng)

ΔQ = Q1 – Q0 = a1 – b1 – c1 - (a0 – b0 – c0 ) = Δa + Δb + Δc

= -1.648.787 + 1.364.069 + 230.082 = -54.636 (ngàn đồng)

Như vậy, lợi nhuận đạt được năm 2013 giảm so với năm 2012.

c. Sáu tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013.

Mức ảnh hưởng của nhân tố a:

Δa = a1 - b0 - c0 - ( a0 - b0 - c0 )

Δa = a1 - a0 =8.086.302 – 6.516.947 = 1.569.355 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố b:

Δb = a1 - b1 - c0 - ( a1 - b0 - c0 )

Δb = -b1 + b0 = -6.718.667 + 5.224.998 = -1.493.669 (ngàn đồng)

Mức ảnh hưởng của nhân tố c:

Δc = a1 - b1 – c1 - ( a1 – b1 - c0 )

Δc = -c1 + c0 = -1.275.158 + 1.209.783 = -65.375 (ngàn đồng)

Doanh thu: 1.569.355 (ngàn đồng)

Tổng hợp các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn : -1.493.669 (ngàn đồng) Chi phí : -65.375 (ngàn đồng) ΔQ = Q1 – Q0 = a1 – b1 – c1 - (a0 – b0 – c0 ) = Δa + Δb + Δc = 1.569.355 - 1.493.669 - 65.375 = 10.311 (ngàn đồng)

Như vậy, lợi nhuận đạt được 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.10 Tổng hợp biến động các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của

công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

(1). Biến động doanh thu (Δa) 3.483.151 (1.648.787) 1.569.355 (2). Biến động giá vốn hàng bán

(Δb)

(3.081.547) 1.364.069 (1.493.669) (3). Biến động chi phí (Δc) (355.089) 230.082 (65.375) (4) Biến động lợi nhuận (ΔQ)

(1) + (2) + (3)

46.515 (54.636) 10.311

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Qua phân tích trên ta thấy được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm hoạt động, mức lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2011 tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tăng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao vào năm 2012.

Năm 2012 lợi nhuận tăng so với năm 2011 là do các nhân tố làm tăng lợi nhuận là 3.483.151 ngàn đồng trong khi đó nhân tố làm giảm lợi nhuận

là 3.445.636 ngàn đồng nên làm lợi nhuận năm 2012 tăng 46.515 ngàn đồng so với năm 2011.

Năm 2013 lợi nhuận giảm so với năm 2012 là do các nhân tố làm giảm lợi nhuận là 1.648.787 ngàn đồng trong khi các nhân tố làm tăng lợi nhuận chỉ có 1.594.151 ngàn đồng làm lợi nhuận năm 2013 giảm 54.636 so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 là do các nhân tố làm tăng lợi nhuận là 1.569.355 ngàn đồng trong khi đó nhân tố làm giảm lợi nhuận là 1.559.044 ngàn đồng nên làm lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 tăng 10.311 ngàn đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.

4.4.3. Môi trường pháp luật

Trong quá trình hoạt động của công ty, công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, đường lối, chính sách của nhà nước đề ra, thực hiện theo quy định nghề nghiệp, vệ sinh môi trường. Hằng năm phải kiểm tra môi trường nơi làm việc sản xuất và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, cuối năm 2014, công ty phải hoàn thiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP được ban hành bởi Bộ Y tế.

4.4.4. Giá cả

Như ta đã biết giá cả là một yếu tố quyết định trong việc tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các đơn vị kinh doanh đều cố gắng giảm mọi chi phí để giảm giá thành, để sản phẩm đưa vào thị trường có sức cạnh tranh mạnh, giá cả là yếu tố quan trọng, do đó các đơn vị kinh doanh đều có sự cạnh tranh về giá cả.

Doanh thu của công ty cũng phụ thuộc vào giá cả, vì vậy công ty cần phải vừa ổn định mức giá thích hợp cho khách hàng của mình, mà phải phù hợp với đối thủ cạnh tranh về giá cả. Vì vậy công ty phải đưa ra chiến lược giá cho mình để đảm bảo nguồn doanh thu cho mối kỳ kinh doanh sao cho phù hợp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất có thể.

4.4.5. Đối thủ cạnh tranh

Từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường thì cũng là thời điểm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh ngày càng thể hiện mạnh vai trò của mình để giữ vững vị thế của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì mỗi đơn vị kinh doanh phải có chiến lược kinh doanh riêng và công ty cũng không ngoại lệ. Định kỳ,công ty đều có các cuộc họp ban lãnh đạo công ty nhằm đưa ra những chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển

nhằm cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Vì các công ty bao bì khác cũng như mọi công ty, họ luôn phải tìm mọi điểm yếu của đối thủ để làm mục tiêu tấn công.

4.4.6. Nhân sự

Từ bảng 3.1 ta thấy số lượng lao động có trình độ Đại học chiếm 11,7%, đó là những cán bộ phục vụ tại các bộ phận văn phòng, là cơ quan đầu não của công ty. Từ khi thành lâp đến nay, đội ngũ này luôn tâm huyết với nghề nghiệp, với công ty. Họ là những người cực kỳ quan trọng đề xuất cho ban lãnh đạo những chương trình, chủ trương, những kế hoạch kịp thời để giải quyết nhanh, hiệu quả.

Bên cạnh đó bộ máy kế toán của công ty khá vững vàng, phản ánh số liệu một cách chính xác và kịp thời. Riêng đối với một số bộ phận, công ty cần tạo điều kiện giúp nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp nhằm nâng cao trình độ hiện tại, giúp phát triển trình độ mặt bằng chung cho công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng kế hoạch kỹ thuật & đầu tư.

Ngoài ra, số lượng lao động đạt trình độ trung cấp chiếm 29,4% , số lượng công nhân chiếm 58,8%. Đây là những lao động có trình độ học vấn bình thường, việc phân bổ các lao động này tùy thuộc vào khả năng của từng người, từng công việc cụ thể. Một số lượng nhỏ có trình độ khá giỏi sẽ được sắp xếp làm quản lý các bộ phận nhỏ giúp mang lại thuận lợi cho công ty trong việc truyền đạt thông tin qua lại giữa các cấp trong công ty.

4.5 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH4.5.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 4.5.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét tài sản có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ đó ta có biện pháp điều chỉnh kịp thời.Từ số liệu bảng cân đối kế toán, ta tính toán ra được bảng sau:

Bảng 4.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

(1) Tài sản lưu động 2.898.879 3.622.373 4.661.433 3.926.870 4.532.965 (2) Nợ ngắn hạn 3.695.900 3.349.979 4.248.036 3.545.912 6.534.760 (3) Tỉ số lưu động (1)/(2) (lần) 0,78 1,08 1,10 1,11 0,69

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao hay thấp.

Tỷ số thanh khoản của công ty vào năm 2011 là 0,78 < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác thì tài sản lưu động của công ty không đủ để bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Như vậy, vào năm 2011 tình hình thanh khoản của công ty là không tốt. Tỷ số như thế khiến công ty phải hoạt động cẩn thận và không để bất kỳ rủi ro nào xảy ra. Do đó tuy trong năm 2011 tỷ số thanh khoản của công ty thấp nhưng không có vấn đề gi ảnh hường đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Sang năm 2012, tỷ số thanh khoản của công ty là 1,08 > 1. Điều này cho thấy giá trị tài sản lưu động của công ty trong năm này lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn. So với năm trước thì tình hình thanh khoản của công ty đã được cải thiện và có phần tăng khá cao. Điều này cho thấy công ty đã có những thay đổi trong chính sách hoạt động, rút kinh nghiệm kinh doanh của kỳ trước. Đây có thể xem là chiều hướng phát triển tôt đối với công ty.

Đến năm 2013 thì tỷ số thanh khoản của công ty lại tiếp tục tăng tuy không tăng cao nhưng điều đó cũng cho thấy sự ổn định của chính sách thanh toán nợ của công ty.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số thanh khoản của công ty là 0,69 < 1. Điều này cho thấy giá trị tài sản lưu động của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn. Điều này có thể lí giải do công ty cần khoản vay không chỉ trang trải hoạt động kinh doanh như năm trước mà còn để đầu tư trang thiết bị cho quy trình GMP.

Tóm lại: Ở thời điểm 2011 vốn lưu động của công ty có khả năng thanh toán thấp tức một đồng nợ chỉ có 0,78 đồng vốn đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán của công ty năm 2012 là 1,08 tăng 0,3 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này là 1,10 tức 1 đồng nợ có 1,10 đồng vốn đảm bảo. Điều này cho thấy qua 3 năm hoạt động, tình hình thanh khoản của công ty đã

được cải thiện ngày một tốt hơn, giúp việc kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và hiệu quả, công ty cần phát huy chiều hướng này.

4.5.2. Phân tích các chỉ tiêu về tài sản

Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của các khoản mục mà công ty đã đầu tư vào đó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế nào?

Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta tính được các tỷ số về quản trị tài sản như sau:

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th đầu

năm 2013

6th đầu năm 2014

(1) Doanh thu thuần 13.677.998 17.161.034 15.514.019 6.515.888 8.085.748 (2) Vốn lưu động 2.898.879 3.622.373 4.661.433 3.926.870 4.532.965 (3) Tài sản cố định 3.410.110 3.959.778 3.574.797 4.189.783 6.356.550 (4) Tổng tài sản 6.308.989 7.582.151 8.236.230 8.116.653 10.889.515 (5) Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) (lần) 4,72 4,74 3,33 1,70 1,78 (6) Vòng quay vốn cố định (1)/(3) (lần) 4,01 4,33 4,34 1,55 1,27 (7) Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (lần) 2,17 2,26 1,88 0,80 0,74

4.5.2.1 Vòng quay vốn lưu động

Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 55)