PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 62)

6. Các nhận xét khác:

4.5 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

4.5.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét tài sản có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ đó ta có biện pháp điều chỉnh kịp thời.Từ số liệu bảng cân đối kế toán, ta tính toán ra được bảng sau:

Bảng 4.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

(1) Tài sản lưu động 2.898.879 3.622.373 4.661.433 3.926.870 4.532.965 (2) Nợ ngắn hạn 3.695.900 3.349.979 4.248.036 3.545.912 6.534.760 (3) Tỉ số lưu động (1)/(2) (lần) 0,78 1,08 1,10 1,11 0,69

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao hay thấp.

Tỷ số thanh khoản của công ty vào năm 2011 là 0,78 < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác thì tài sản lưu động của công ty không đủ để bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Như vậy, vào năm 2011 tình hình thanh khoản của công ty là không tốt. Tỷ số như thế khiến công ty phải hoạt động cẩn thận và không để bất kỳ rủi ro nào xảy ra. Do đó tuy trong năm 2011 tỷ số thanh khoản của công ty thấp nhưng không có vấn đề gi ảnh hường đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Sang năm 2012, tỷ số thanh khoản của công ty là 1,08 > 1. Điều này cho thấy giá trị tài sản lưu động của công ty trong năm này lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn. So với năm trước thì tình hình thanh khoản của công ty đã được cải thiện và có phần tăng khá cao. Điều này cho thấy công ty đã có những thay đổi trong chính sách hoạt động, rút kinh nghiệm kinh doanh của kỳ trước. Đây có thể xem là chiều hướng phát triển tôt đối với công ty.

Đến năm 2013 thì tỷ số thanh khoản của công ty lại tiếp tục tăng tuy không tăng cao nhưng điều đó cũng cho thấy sự ổn định của chính sách thanh toán nợ của công ty.

Sang 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số thanh khoản của công ty là 0,69 < 1. Điều này cho thấy giá trị tài sản lưu động của công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn. Điều này có thể lí giải do công ty cần khoản vay không chỉ trang trải hoạt động kinh doanh như năm trước mà còn để đầu tư trang thiết bị cho quy trình GMP.

Tóm lại: Ở thời điểm 2011 vốn lưu động của công ty có khả năng thanh toán thấp tức một đồng nợ chỉ có 0,78 đồng vốn đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán của công ty năm 2012 là 1,08 tăng 0,3 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này là 1,10 tức 1 đồng nợ có 1,10 đồng vốn đảm bảo. Điều này cho thấy qua 3 năm hoạt động, tình hình thanh khoản của công ty đã

được cải thiện ngày một tốt hơn, giúp việc kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và hiệu quả, công ty cần phát huy chiều hướng này.

4.5.2. Phân tích các chỉ tiêu về tài sản

Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của các khoản mục mà công ty đã đầu tư vào đó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế nào?

Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta tính được các tỷ số về quản trị tài sản như sau:

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th đầu

năm 2013

6th đầu năm 2014

(1) Doanh thu thuần 13.677.998 17.161.034 15.514.019 6.515.888 8.085.748 (2) Vốn lưu động 2.898.879 3.622.373 4.661.433 3.926.870 4.532.965 (3) Tài sản cố định 3.410.110 3.959.778 3.574.797 4.189.783 6.356.550 (4) Tổng tài sản 6.308.989 7.582.151 8.236.230 8.116.653 10.889.515 (5) Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) (lần) 4,72 4,74 3,33 1,70 1,78 (6) Vòng quay vốn cố định (1)/(3) (lần) 4,01 4,33 4,34 1,55 1,27 (7) Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (lần) 2,17 2,26 1,88 0,80 0,74

4.5.2.1 Vòng quay vốn lưu động

Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh.

Qua bảng phân tích, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012, vòng quay vốn lưu động của công ty là 4,74 tăng 0,02 so với năm 2011. Sang năm 2013, vòng quay vốn lưu động của công ty giảm đáng kể còn 3,33 tức một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 3,33 đồng doanh thu, thấp hơn những năm trước.

Sang 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn lưu động của công ty là 1,78 tăng 0,08 so với 6 tháng đầu năm 2013, tức một đồng vốn lưu động tạo ra 1,78 đồng doanh thu trong 6 tháng.

4.5.2.2 Vòng quay vốn cố định

Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy vòng quay vốn cố định năm 2012 tăng 0,32 vòng so với năm 2011. Năm 2013 tỷ số này tăng 0,01 so với năm 2012 tức 4,34 vòng nghĩa là một đồng vốn tài sản cố định sẽ đem lại 4,33 đồng doanh thu cho công ty.

Sang 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn cố định của công ty là 1,27 giảm 0,28 so với 6 tháng đầu năm 2013, tức một đồng vốn cố định tạo ra 1,27 đồng doanh thu trong 6 tháng. Nguyên nhân giảm là do tài sản cố định của công ty tăng lên vì đầu tư cho quy trình GMP.

4.5.2.3 Vòng quay tổng tài sản

Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy vòng quay tổng tài sản biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 vòng quay tổng tài sản của công ty là 2,17 thì sang năm 2012 vòng quay tăng lên 0,09 tức vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2012 là 2,26. Năm 2013 vòng quay tổng tài sản giảm còn 1,88. Tức một đồng vốn tạo ra 1,88 đồng doanh thu.

Sang 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,74 giảm 0,06 so với 6 tháng đầu năm 2013, tức một đồng vốn tạo ra 0,74 đồng doanh thu trong 6 tháng.

4.5.2.4 kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu.

Bảng 4.13 Kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH Phúc Đức 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng

đầu năm 2014

1. Doanh thu thuần 13.677.998 17.161.034 15.514.019 8.085.748

2. Bình quân giá trị khoản phải thu

836.216 1.241.041 1.225.993 1.233.986

3. Vòng quay khoản phải thu (vòng)

16,36 13,83 12,65 6,55

4. Kỳ thu tiền bình quân (ACP) (ngày)

22,31 26,39 28,85 27,86

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH Phúc Đức là khá thấp. Điều này cho thấy công ty ít bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn bán chịu tương đối ngắn, dưới 30 ngày. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty nhìn chung tăng dần nhưng đều nhỏ hơn 30 ngày, đối với tình hình kinh tế biến động như trong năm 2012 và 2013 thì tỷ số này của công ty là hợp lý và rất tốt.

Và cũng như đã nói ở trên, việc thu hồi các khoản phải thu nhanh trong năm sẽ khiến cho nguồn vốn của công ty được điều hòa, thuận lợi cho vấn đề về vốn và trong việc sản xuất kinh doanh.

4.5.2.5 Tỷ số hoạt động tồn kho

Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty, chúng ta có thể sử dùng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho.

Bảng 4.14 Tỷ số hoạt động tồn kho của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng

đầu năm 2014

1. Doanh thu thuần 13.677.998 17.161.034 15.514.019 8.085.748

2. Bình quân giá trị hàng tồn kho 1.197.038 1.451.897 2.690.157 2.568.414 3. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 11,43 11,82 5,77 3.15 4. Số ngày tồn kho (ngày) 31,93 30,88 63,23 57,94

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Dựa vào số liệu đã được tính toán, vòng quay hàng tồn kho của công ty vào năm 2011 là 11,43 đã tăng lên thành 11,82 vào năm 2012. Riêng trong năm 2013, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm mạnh chỉ còn 5,77 cho thấy trong năm 2013, hàng tồn kho ứ đọng nhiều do sản lượng sản xuất tăng hơn so với các năm trước và nguyên nhân đã được biết là khách hàng đầu tư nhiều vào những mặt hàng giá thành thấp của công ty, lượng sản xuất tăng nhưng doanh thu lợi nhuận không cao. Vì thế số ngày tồn kho của năm 2013 tăng lên cao gấp đôi so với năm 2012 và 2011, do đó tỷ số thanh khoản xuống thấp, công ty cần đưa ra những chiến thuật hợp lý cho việc kinh doanh trong năm tới. Sang 6 tháng đầu năm 2014 số ngày tồn kho ổn định so với năm 2013.

Tóm lại: Nhìn vào hiệu quả sử dụng các nguồn vốn có thể cho thấy một đồng vốn có thể tạo ra hơn một đồng doanh thu nên có thể nói công ty làm ăn có hiệu quả.

4.5.3 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty TNHH Phúc Đức 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng

đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1. Lợi nhuận sau thuế 131.937 166.822 125.846 61.624 72.133 2. Doanh thu thuần 13.677.998 17.161.034 15.514.019 6.515.888 8.085.748 3. Vốn chủ sở hữu 1.675.312 1.831.014 1.948.472 1.845.323 2.024.532 4. Tổng tài sản 6.308.989 7.582.151 8.236.230 8.116.653 10.889.515 5. ROS (%) 0,96 0,97 0,81 0,95 0,89 6. ROA (%) 2,09 2,20 1,53 0,76 0,66 7. ROE (%) 7,88 9,11 6,46 3,34 3,56

Nguồn: Phòng kế toán công ty

4.5.3.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Năm 2012, trong 100 đồng doanh thu thì có 0,97 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng so với năm 2011 là 0,01 đồng. Đến năm 2013, trong 100 đồng doanh thu thì có 0,81 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,16 đồng so với năm 2012. Sự giảm xuống của tỷ số trong năm 2013 cho thấy hàng hóa của doanh nghiệp chưa tiêu thụ được tốt. Tỷ suất này được cải thiện nhẹ lên 0,89 vào 6 tháng đầu năm 2014. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của doanh nghiệp không cao cho thấy doanh nghiệp cần có những biện pháp để cải thiện.

4.5.3.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Dựa vào bảng tính, ta thấy nhìn chung chỉ tiêu này có chiều hướng tăng

nhẹ từ năm 2011 đến 2012 và giảm xuống năm 2013. Tỉ suất này trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm 0,1% so với 6 tháng đầu năm 2013, ở mức 0,66%, tức 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,66 đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng.

Tỷ số trên biến động thất thường, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có chiều hướng giảm xuống là điều đáng lo ngại. Công ty cần có những biện pháp để cải thiện tình hình như trong năm 2013.

4.5.3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, đây là mối quan tâm với các nhà đầu tư, để có 1 đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đầu tư.

Trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 9,11 đồng lợi nhuận, tăng 1,23 đồng so với năm 2011. Năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 6,46 đồng lợi nhuận giảm 2,65 đồng so với năm 2012. Tỉ suất này trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013, ở mức 3,56%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 3,56 đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng.

Tuy chỉ số này khá cao nhưng doanh nghiệp cần chú ý đến việc tăng giảm của chỉ số này và cần có những phương hướng, kế hoạch cụ thể để cải thiện nó trong tương lai.

Nhìn chung, các tỷ số trên có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2012 và giảm thiểu vào năm 2013. Tình hình cho thấy năm 2013 là một năm khá vất vả của công ty, lợi nhuận thu được không cao. Công ty cần có những biện pháp tích cực để cải thiện tình hình.

4.6 ĐỔI MỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN GMP4.6.1. Quy trình sản xuất hiện tại của công ty 4.6.1. Quy trình sản xuất hiện tại của công ty

Quy trình sản xuất hiện tại của công ty trải qua 6 bước cơ bản:

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 4.4 Quy trình sản xuất bao bì y tế hiện tại của công ty

Quy trình sản xuất hiện tại của công ty được đánh giá là khá hiệu quả, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng thấp dưới 0,5%. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và các tiêu chuẩn do bộ y tế đề ra, tháng 6 năm 2013 công ty đã xây dựng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn GMP. Quy trình sẽ đưa vào vận hành vào tháng 11 năm 2014.

4.6.2. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP

4.6.2.1 Khái niệm tiêu chuẩn GMP

Nguyên liệu Máng Nóng chảy Sản Phẩm Khuôn Kiểm tra

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.

Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.

4.6.2..2 Các yêu cầu theo tiêu chuẩn GMP

- Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)