ĐỔI MỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN GMP

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 70)

6. Các nhận xét khác:

4.6 ĐỔI MỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN GMP

4.6.1. Quy trình sản xuất hiện tại của công ty

Quy trình sản xuất hiện tại của công ty trải qua 6 bước cơ bản:

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 4.4 Quy trình sản xuất bao bì y tế hiện tại của công ty

Quy trình sản xuất hiện tại của công ty được đánh giá là khá hiệu quả, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng thấp dưới 0,5%. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và các tiêu chuẩn do bộ y tế đề ra, tháng 6 năm 2013 công ty đã xây dựng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn GMP. Quy trình sẽ đưa vào vận hành vào tháng 11 năm 2014.

4.6.2. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP

4.6.2.1 Khái niệm tiêu chuẩn GMP

Nguyên liệu Máng Nóng chảy Sản Phẩm Khuôn Kiểm tra

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.

Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau.

4.6.2..2 Các yêu cầu theo tiêu chuẩn GMP

- Yêu cầu về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp. Xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân.

- Yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến: phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp.

- Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.

- Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát.

- Yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm:

Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi

sinh, không thay đổi chất lượng. . . và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.

Tóm lại, GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp.

4.7 DỰ BÁO TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

Bảng 4.16 Dự báo doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty trong năm 2014

Đvt: 1000 đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty

4.7.1. Dự báo doanh thu 2014

Sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo doanh thu 2014. Do doanh thu cũng như chi phí và lợi nhuận của công ty có nhiều biến động, các đơn đặt hàng của khách hàng không ổn định nên ta chọn  =0,6 để dự báo. 2013  y = 0,6 x 13.682.303 + (1 - 0,6) x 17.165.454 = 15.075.563 2014  y =0,6 x 15.075.563 + (1 - 0,6) x 15.516.667= 15.252.004

Doanh thu 2014 được dự báo là 15.252.004 ngàn đồng, giảm 264.663 ngàn đồng, tương đương 1,71%. Dự báo này hoàn toàn có cơ sở vì những tháng cuối năm 2014 tới đây công ty sẽ đưa vào vận hành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, vì vậy có thể công ty phải tạm ngưng sản xuất một thời gian ngắn để thử nghiệm quy trình.

4.7.2. Dự báo chi phí 2014Năm Doanh Năm Doanh thu Dự báo doanh thu Chi phí Dự báo chi phí Lợi nhuận Dự báo lợi nhuận 2011 13.682.303 - 13.506.386 - 175.917 - 2012 17.165.454 13.682.303 16.943.022 13.506.386 222.432 175.917 2013 15.516.667 15.075.563 15.348.871 14.881.040 167.796 194.523 2014 - 15.252.004 - 15.068.172 - 183.832

2013  y = 0,6 x 13.506.386 + (1 - 0,6) x 16.943.022 = 14.881.040 2014  y =0,6 x 14.881.040 + (1 - 0,6) x 15.348.871 = 15.068.172

Chi phí sản xuất 2014 được dự báo là 15.068.172 ngàn đồng, giảm 280.699 ngàn đồng, tương đương 1,83%. Chi phí sản xuất được dự báo giảm do sản lượng giảm.

4.7.3. Dự báo lợi nhuận 2014

2013  y = 0,6 x 175.917 + (1 - 0,6) x 222.432 = 194.523 2014  y =0,6 x 194.523 + (1 - 0,6) x 167.796 = 183.832

Lợi nhuận ròng 2014 được dự báo là 183.832 ngàn đồng, tăng 16.036 ngàn đồng, tương đương 9,6%. Chi phí sản xuất được dự báo tăng mặc dù doanh thu giảm là do hiệu quả sản xuất của công ty ngày càng được nâng cao.

4.7.4. Dự báo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn2015-2020. 2015-2020.

Do chưa có doanh thu, chi phí, lợi nhuận của năm 2014 nên không thể sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho các năm tiếp theo. Nhưng với việc hoàn thành quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP thì chắc chắn rằng doanh thu, lợi nhuận của công ty sẽ tăng đáng kể vì sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và chi phí hoạt động của công ty cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn do các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh được quản lý chặt chẽ hơn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC ĐỨC

Tăng hiệu quả kinh doanh nói riêng và năng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung, là vấn đề mang tính lâu dài cà cấp bách. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sau khi phân tích tình hình hoạt động tại đơn vị, đã rút ra những hạn chế nhất định trong tổ chức thực hiện, để tăng doanh thu và đạt mức lợi nhuận thì công ty cần áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu kinh doanh. Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng bất cứ đơn vị hay cá nhân nào bên cạnh những khả năng phát triển cũng có những hạn chế, khó khăn.

Vì vậy, mà mỗi tổ chức kinh doanh cần đưa ra các biện pháp giải quyết cho mình, kết quả đạt được hay không phụ thuộc vào nỗ lực, tiềm năng của mỗi đơn vị và Công ty TNHH Phúc Đức cũng không nằm ngoài quy luật này. Vì vậy thông qua những nghiên cứu về hoạt động của công ty trong thời gian qua tôi xin đề ra một số giải pháp để công ty có thể tham khảo từ đó có thể góp phần cũng cố hoạt động của mình.

5.1. ĐẨY MẠNH NHANH QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH TIÊUCHUẨN THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẢM. CHUẨN THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT BAO BÌ DƯỢC PHẢM.

Theo quy định của Bộ Y tế,, các cơ sở sản xuất thuốc, bao bì phải tiến hành đăng ký thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn “ Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” nhằm đáp ứng việc sản xuất thuốc đạt chất lượng tốt, độ sạch hơp lý, có lợi cho người tiêu dùng.

Theo quy định này, cơ sở sản xuất, kinh doanh bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc sẽ thực hiện cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đào tạo nhân sự, tu bổ nhà xưởng, nâng cấp trang thiết bị, đưa ra quy trình sản xuất hiệu quả với nguyên vật liệu sạch, có kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện vệ sinh mọi mặt trong sản xuất, … Qua đó, sản phẩm được sản xuất ra sẽ đạt tiêu chuẩn hợp lý về chất lượng và độ sạch, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các loại dược phẩm, hoạt chất dược dụng, bảo đảm tính khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh doanh.

Do đó, công ty cần đẩy mạnh nhanh việc thực hiện theo tiêu chuẩn này để phù hợp yêu cầu thực tế, giúp công ty có được thêm những khách hàng mới, những khách hàng lớn và giúp công ty tạo uy tín đối với các khách hàng của mình. Từ đó, việc kinh doanh của công ty sẽ ngày càng phát triển.

5.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHẰM THUHÚT CÁC NGUỒN TÀI TRỢ HÚT CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

Đối với công ty hiện nay thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh là rất quan trọng, đặc biệt đưa ra chiến lược chung cho toàn công ty thì công ty cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, cần phải phát huy triệt để các điểm mạnh đó và đồng thời hết sức khắc phục những thiếu sót, những điểm yếu của mình. Cần phải lập ra một kế hoạch quản lý nghiêm ngặt đối với việc sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bào sự hoạt động hiệu quả, đồng thời tạo uy tín đối với khách hàng của mình.

Trong giai đoạn hiện nay công ty cần phải nhanh chóng tranh thủ sự hỗ trợ vốn từ các nguồn tài trợ để đầu tư mở rộng quy mô, trang bị máy móc thiết bị, cũng như bổ sung nguồn vốn để cải tiến điều kiện sản xuất và nâng công suất hoạt động. Để có thể thu hút được các nguồn tài trợ cũng như đầu tư thì điều cần thiết đối với công ty là phải xây dựng những kế hoạch, những dự án mang tính khả thi về lâu và dài vừa mang lại hiệu quả về mặt xã hội vừa mang lại lợi ích về mặt kinh tế. Đây là điều kiện để công ty tăng hiệu quả kinh doanh.

5.3. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY

Ngoài những chiến lược, kế hoạch định hướng cho tương lai, nhân tố con người cũng là nhân tố quan trọng và có thể xem là nhân tố quyết định đến việc làm ăn của công ty. Vì những kế hoạch hay chiến lược cũng là do con người đề ra và do con người thực hiện.

Hiểu được điều này, công ty cần cố gắng cải thiện chất lượng lao động tại công ty, tổ chức huấn luyện, đào tạo nhân viên ở từng bộ phận, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của họ. Quản lý tốt việc bố trí nhân viên ở từng khâu, từng bộ phận, tránh tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm làm việc dẫn đến sản xuất bị đình trệ.

Công ty phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đầy đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lí, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.

Mặt khác, sự hợp lý trong quá trình luân chuyển thông tin trong công ty cũng được chú trọng, thông tin cung cấp cho từng bộ phận, phòng ban phải

tránh sai sót, phải kịp thời và nhanh chóng, sự dễ dàng thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các cấp trong công ty cũng phần nào đẩy nhanh hiểu quả làm việc tại công ty, tránh trì trệ công việc, giúp các bộ phận có thể nắm bắt công việc của nhau một cách dễ dàng, từ đó các sai lầm xảy ra là rất ít và có thể dễ dàng khắc phục ngay. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.

5.4. MỞ RỘNG QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VỚI KHÁCH HÀNG

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các đơn vị kinh doanh mở rộng theo hướng mở rộng qui mô và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Nếu đơn vị biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của đơn vị. Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.

+ Để tồn tại trong thị trường có sự cạnh tranh phải tạo sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh… Bất cứ đơn vị kinh doanh nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm của khách hàng đối với đơn vị mình.

+ Giải quyết tôt mối quan hệ không những đối với các đơn vị tiêu thụ mà còn đối với các đơn vị cung ứng.

+ Hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật.

5.5. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN5.5.1. Vốn cố định 5.5.1. Vốn cố định

Sử dụng vốn hợp lý cũng là cách giúp công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Công ty cần chú ý đối với việc mua sắm máy móc thiết bị mới, nâng cao khoa học kỹ thuật. Cần hiểu rõ công dụng, tránh sử dụng không đúng cách hay lãng phí.

Thực hiện kiểm kê, giám sát chặt chẽ việc trích lập khấu hao tài sản cố định ở các nhà máy, phòng ban.

Tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị, tránh tình trạng hư hỏng và có kế hoạch giải quyết kịp thời.

5.5.2. Vốn lưu động

Trong hoạt động kinh doanh của công ty luôn cần có một số vốn nhất định, do đó việc huy động vốn bổ sung để đáp ứng nhu cầu giúp cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn là việc cần thiết. Nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu là từ vay ngân hàng.

Việc công ty cần làm hiện nay là làm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Rút ngắn vòng quay vốn lưu động giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu cho công ty. Khi vòng quay vốn lưu động được rút ngắn, một khối lượng vốn lưu động được dư ra và có thể rút khỏi luân chuyển để sử dụng cho mục đích khác. Trong trường hợp vốn lưu động dư ra do tốc độ luân chuyển mà lớn hơn nhu cầu vốn lưu động tăng thêm do tăng lượng hoạt động kinh doanh thì sẽ có một lượng vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc tiết kiệm được một đồng là rất quan trọng, nó giúp hạ thấp các khoản mục chi phí đến mức hợp lý, góp phần quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh và đứng vững trên thương trường.

+ Không nên dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lợi, nhưng cũng không được quá ít vì sẽ không đảm bảo khả năng chi tiêu và giải quyết những nhu cầu cần thiết.

+ Hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt nhất là với các khoản chi tiêu có giá trị lớn, tăng cường khả năng thanh toán bằng chuyển khoản để giảm bớt chi phí vận chuyển, bảo quản và thất thoát.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)