Nhân tố lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 26)

6. Các nhận xét khác:

2.1.2.3.Nhân tố lợi nhuận

Khái niệm, nội dung về lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất

lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá thành tiêu thụ của toàn bộ số lượng hàng hóa. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.

Các bộ phận cấu thành lợi nhuận

a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.

Lợi nhuận = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN

Trong đó:

DT: Doanh thu.

GVHB: Giá vốn hàng bán.

CPBH: Chi phí bán hàng.

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiền đề cho việc tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng hay phúc lợi…là điều kiện để nâng cao đời sống công nhân viên.

b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:

+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.

+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn. dài hạn. + Lợi nhuận từ cho thuê tài sản.

+ Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ, lãi cho vay.

+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

c. Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp, là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới, bao gồm:

+ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán nay mới phát hiện ra …

Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như chi về thanh lý hợp đồng, chi về việc vi phạm hợp đồng, … sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật nâng cao sức lao động để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở của các chính sách phân phối đúng đắn. Lợi nhuận giữ lại được đưa vào các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên

Nói tóm lại Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của đơn vị kinh doanh, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, kết quả của các chính sách, biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận

+ Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp. + Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận.

+ Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phúc đức (Trang 26)