PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 34)

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng canh tác lúa ở huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ:

 Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; báo cáo tổng kết của UBND - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngã Năm;

 Các bài báo, sách, trang web và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài;

 Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng số liệu của dự án nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng” do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tài trợ, Trường Đại học Cần

18

Thơ phối hợp với Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng thực hiện trong năm 2013.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và thực hiện phỏng vấn nông hộ.

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia: Chọn ra 2 nhóm (mỗi nhóm 10

người bao gồm nông dân, cán bộ địa phương và cán bộ ngành nông nghiệp) ở xã Vĩnh Biên và xã Vĩnh Quới am hiểu địa bàn nghiên cứu. Sau đó, tiến hành thảo luận nhóm với nội dung liên quan đến hiện trạng sản xuất lúa, những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình sản xuất.

Phỏng vấn nông hộ: dựa vào các kết quả thảo luận nhóm để hoàn thành

một bản câu hỏi (Phụ lục 1) và thực hiện phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân tại 2 xã nghiên cứu (mỗi xã 30 hộ).

 Nội dung phỏng vấn

 Thông tin về nông hộ: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số nhân khẩu và lao động, diện tích đất canh tác lúa và tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trước đây;

 Thông tin về kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế: Mùa vụ, cách sử dụng giống, lượng phân bón và thuốc BVTV, cách quản lý nước, chăm sóc, thu hoạch, chi phí, năng suất và thu nhập.

Nội dung 2: Đánh giá sự chuyển biến về hiểu biết, nhận thức và kỹ thuật canh tác của nông dân sau khi tham gia khóa tập huấn.

- Thu thập số liệu: Kiểm tra đầu khóa và cuối khóa những nông dân tham gia lớp tập huấn thông qua bản câu hỏi phỏng vấn nhanh (Phụ lục 2), các kết quả thảo luận nhóm về những chuyên đề trong từng buổi tập huấn. Qua các thông tin và số liệu thu thập được có thể đánh giá sự hiểu biết, nhận thức của nông dân thay đổi như thế nào sau khóa tập huấn. Ở vụ lúa tiếp theo, phỏng vấn trực tiếp 40 hộ đã tham gia tập huấn (chọn ngẫu nhiên) để đánh giá những thay đổi trong kỹ thuật canh tác và hiệu quả sản xuất của nhóm nông dân này sau thời gian tập huấn.

19

Nội dung 3: Đánh giá khả năng mở rộng gói kỹ thuật 1P5G của nông dân ở vùng nghiên cứu.

- Sử dụng công cụ ADOPT để đánh giá khả năng mở rộng gói kỹ thuật 1P5G của nông dân ở vùng nghiên cứu. ADOPT là công cụ mô phỏng khả năng chấp nhận và phổ triển kỹ thuật mới. Công cụ ADOPT giúp mô phỏng mức độ chấp nhận cao nhất của kỹ thuật mới và thời gian cần thiết để đạt được mức độ chấp nhận đó, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và phổ triển kỹ thuật mới nhằm đề ra những biện pháp nâng cao khả năng chấp nhận. Công cụ ADOPT được sử dụng trong đề tài này nhằm mô phỏng khả năng chấp nhận của nông dân về việc ứng dụng kỹ thuật 1P5G dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập được, đồng thời dự đoán được khả năng ứng dụng của kỹ thuật trong tương lai và các yếu tố giới hạn khả năng mở rộng của kỹ thuật. Từ các kết quả phân tích thông tin và số liệu thu thập được, xác định những khó khăn, nguyên nhân hạn chế ứng dụng kỹ thuật 1P5G của nông dân để đưa ra các giải pháp nhằm giúp nông dân tự tin áp dụng kỹ thuật này một cách hiệu quả.

Trước tập huấn

Tập huấn và trình diễn ngoài đồng

Kết thúc tập huấn

Sau tập huấn

Thực hiện kiểm tra đầu khóa bằng bản câu hỏi phỏng vấn nhanh nhằm đánh giá hiểu biết, nhận thức của nông dân về kỹ thuật 1P5G.

Thực hiện kiểm tra cuối khóa bằng bản câu hỏi phỏng vấn nhanh nhằm đánh giá sự cải thiện về hiểu biết, nhận thức của nông dân về kỹ thuật 1P5G sau khi tham gia khóa tập huấn.

Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu về kỹ thuật canh tác lúa và hiệu quả kinh tế để đánh giá việc áp dụng kỹ thuật 1P5G của nông dân.

Hình 3.2: Sơ đồ tóm tắt tiến trình đánh giá sự chuyển biến về hiểu biết, nhận thức và kỹ thuật canh tác của nông dân

Quan sát sự tham gia, mức độ quan tâm học hỏi của nông dân.

20

- Thu thập số liệu: Sử dụng bản câu hỏi được hoàn thành dựa trên 22 biến của công cụ ADOPT (Phụ lục 3) để thực hiện thảo luận nhóm 10 nông dân am hiểu về kỹ thuật 1P5G và địa bàn nghiên cứu cùng với 5 cán bộ địa phương. Sau đó, chuyển đổi số liệu theo định dạng mà công cụ ADOPT yêu cầu. Nội dung của các câu hỏi thuộc 4 lĩnh vực ảnh hưởng đến sự chấp nhận kỹ thuật 1P5G được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Các lĩnh vực và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1P5G trong canh tác lúa của công cụ ADOPT

Lợi ích tương đối cho nông dân

- Các trở ngại ngắn hạn. - Quy mô sản xuất. - Vấn đề rủi ro. - Vấn đề lợi ích. - Vấn đề môi trường. - Tầm nhìn quản lý.

Nhóm nông dân ảnh hưởng khả năng tìm hiểu về kỹ thuật 1P5G

- Kiến thức và kỹ năng phù hợp hiện tại. - Tư vấn hỗ trợ.

- Nhóm liên quan.

- Nhận thức về kỹ thuật 1P5G.

Đặc điểm khả năng có thể học được của kỹ thuật 1P5G

- Khả năng dễ thử nghiệm của kỹ thuật. - Tính phức tạp của kỹ thuật.

- Khả năng quan sát và đánh giá hiệu quả của kỹ thuật.

Lợi ích tương đối của kỹ thuật 1P5G

- Lợi ích trong năm. - Lợi ích trong tương lai. - Thời gian đến khi thu lợi. - Lợi ích về môi trường.

- Thời gian đến khi có lợi về môi trường. - Khả năng điều chỉnh cho dễ dàng/thuận tiện.

- Chi phí dự chi cho chấp nhận kỹ thuật. - Khả năng trở lại tình trạng sản xuất cũ. - Rủi ro.

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Sử dụng phần mềm Exel và SPSS để phân tích và xử lý số liệu điều tra. Các phương pháp phân tích đối với từng mục tiêu cụ thể như sau:

Nội dung 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích tần số và giá trị trung bình): Nhằm mô tả các đặc điểm cơ bản của nông hộ, điều kiện và thực trạng sản xuất lúa của nông dân tại vùng nghiên cứu.

- Thống kê mô tả là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mô tả đặc điểm nông hộ bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.

21

- Phương pháp phân tích tần số là việc lập và sắp xếp các dữ liệu thành từng nhóm khác nhau, được trình bày thành các bảng hoặc biểu đồ. Sau đó, đếm số quan sát rơi và giới hạn của từng nhóm để xác định tần số.

- Giá trị trung bình: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

Nội dung 2

- Sử dụng phương pháp phân tích tần số để biết được tần suất xuất hiện hay tỷ lệ % đạt được từng tiêu chí trong kỹ thuật 1P5G nhằm đánh giá những hiểu biết, nhận thức và hành vi về kỹ thuật 1P5G trước và sau tập huấn.

- Sử dụng kiểm định T-Test để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật 1P5G sau khi nông dân đưa vào sản xuất thực tế.

Nội dung 3

Sử dụng công cụ ADOPT để dự đoán khả năng phát triển của gói kỹ thuật 1P5G trong tương lai. Phân tích độ nhạy để xác định các yếu tố giới hạn khả năng mở rộng của kỹ thuật để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

22

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 34)