Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và phỏng vấn sâu nông hộ canh tác lúa tại địa bàn nghiên cứu bằng bản câu hỏi soạn sẵn. Từ các kết quả thu thập được có thể đánh giá sự thay đổi hiểu biết, nhận thức và hành vi của nông dân về kỹ thuật 1P5G; biết được những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng kỹ thuật đồng thời đánh giá được khả năng ứng dụng kỹ thuật 1P5G trong tương lai. Tiến trình thu thập số liệu được thể hiện qua Hình 3.1.
Đề tài chỉ giới hạn thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác lúa, đánh giá hiệu quả của khóa tập huấn và dự đoán khả năng mở rộng của gói kỹ thuật 1P5G. Về thiết kế các mô hình thí nghiệm, tổ chức tập huấn và mô hình trình diễn do được thực hiện trong dự án “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng”, đề tài chỉ tham khảo các số liệu trong dự án và đánh giá các kết quả đạt được nên các khâu tổ chức tập huấn, mô hình trình diễn cũng như thiết kế mô hình thí nghiệm không được đề cập trong bài.
Điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác lúa tại vùng nghiên cứu để nhận ra những khó khăn và thách thức của nông dân
Thiết kế các mô hình thí nghiệm kỹ thuật 1P5G có sự tham gia của người dân
Dự đoán khả năng mở rộng gói kỹ thuật 1P5G trong sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt tiến trình nghiên cứu
Tổ chức tập huấn kỹ thuật 1P5G và các mô hình trình diễn cho nông dân
Đánh giá hiệu quả của lớp tập huấn và mô hình trình diễn qua sự thay đổi hiểu biết, nhận thức và kỹ thuật canh tác của nông dân
17