TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 27)

2.3.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng

2.3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Cần Thơ 62 km. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích khu vực ĐBSCL) và đường bờ biển dài 72 km với 3 cửa sông lớn đổ ra biển. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Hiện tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu; các huyện Ngã Năm, Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề; và 109 đơn vị hành chính cấp xã gồm 80 xã, 17 phường, 12 thị trấn.

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,8oC. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm. Đất đai được chia thành 6 nhóm chính gồm đất cát, đất gley, đất phù sa, đất mặn, đất phèn và đất nhân tác.

11

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch được pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô và ngọt hóa vào mùa mưa. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể sử dụng nước tưới tiêu trong nông nghiệp, nhưng điều kiện nước mặn và nước lợ nơi đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú. Rừng ở nơi đây thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm mặn với tổng diện tích 11.356 ha gồm có nhiều loại cây như tràm, bần, đước, dừa nước. Bên cạnh đó, do có đường bờ biển dài 72 km với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh nên mỗi năm người dân đã thu được nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Nhờ vào các điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi nên Sóc Trăng rất có tiềm năng trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, thủy - hải sản, nông – lâm nghiệp biển, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2014).

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

12

2.3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Sóc Trăng chủ yếu sản xuất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm 84,64% diện tích tự nhiên. Trong đó, cây lúa được xem là sản phẩm chủ lực của vùng. Năm 2012, tổng sản lượng lúa ước đạt trên 2,2 triệu tấn, tăng trên 285.000 tấn so với năm 2010. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái. Diện tích cây ăn trái vào năm 2012 là 26.988 ha với sản lượng 200.000 tấn trái. Chăn nuôi cũng là một ngành nghề truyền thống đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Năm 2012, tổng đàn heo đạt 317.000 con, đàn bò đạt 23.620 con và gia cầm đạt 5,3 triệu con. Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng rất lớn về việc khai thác thủy sản do có vị trí địa lý, sông ngòi, chế độ nước thích hợp nên có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng sinh thái (nước ngọt, nước mặn, nước lợ). Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2012 đạt 64.434 ha, tổng sản lượng đạt 181.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 388 triệu USD (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014).

Về văn hóa – xã hội

Năm 2012, dân số tỉnh Sóc Trăng khoảng 11,33 triệu người, gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa; trong đó, người Kinh chiếm số lượng đông nhất với 408.000 người, chiếm 30,71% dân số của vùng. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí mới là 24,31%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 14,07%. Vì thế, tỉnh ủy và các cấp ủy luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Nhờ đó, đến năm 2012, toàn tỉnh có 12.250 hộ thoát nghèo và 4.284 hộ nghèo mới phát sinh; toàn tỉnh chỉ còn 62.682 hộ nghèo, chiếm 20,1% tổng số hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 13,95%. Ngoài ra, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 44.944 lao động; đào tạo nghề cho 52.695 người, qua đó tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến cuối năm 2012 đã được nâng lên đạt 38%. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, cung cấp điện - nước sinh hoạt, bảo đảm điều kiện đi lại cho người dân được quan tâm phát triển, nhất là đối với các dân tộc vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (Cổng thông tin điện tử thành phần Tạp chí Dân tộc, 2013).

2.3.2 Tổng quan về huyện Ngã Năm

2.3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, cách tỉnh Sóc Trăng 60 km. Huyện có tổng diện tích 24.224,35 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 21.775,22 ha, chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 2.449,13 ha. Huyện có 8 đơn vị hành chính, gồm có 7 xã và 1 thị trấn. Phía Đông giáp thị xã Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang); phía Tây giáp huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu);

13

phía Nam giáp huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng); phía Tây Bắc giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).

Địa hình của huyện Ngã Năm tương đối bằng phẳng. Một số vùng đất thấp như xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên, Tân Long thường bị ngập sâu khoảng từ 2 – 2,5 tháng vào mùa mưa hoặc khi nước thủy triều dâng. Đất đai gồm có 3 nhóm chính là đất phèn, đất mặn và đất nhân tác. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng nhiệt tương đối cao. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,8oC, độ ẩm trung bình từ 83 – 84%. Lượng mưa bình quân 1.840 mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Có 2 hướng gió chính hoạt động trên địa bàn huyện là gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió mùa Tây Nam vào mùa mưa.

Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Ngã Năm

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, 2014)

Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển với các trung tâm đô thị trong vùng, đặc biệt hệ thống đường thủy có nhiều nhánh sông tỏa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt đông giao thương. Bên cạnh đó, do nằm ở cuối nguồn sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng bởi hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng; nằm sâu trong đất liền nên chế độ thủy

14

văn tương đối ổn định và ảnh hưởng không đáng kể đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã và đang tác động đáng kể đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân sống ở các vùng ven sông và vùng trũng của huyện Ngã Năm. Vì thế, việc xây dựng và bảo đảm kiên cố các hệ thống đê bao khép kín, chủ động tưới tiêu đang là vấn đề quan tâm của vùng (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, 2014).

2.3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Người dân trong vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, diện tích trồng lúa đạt 39.773 ha với sản lượng 242.599 tấn; huyện đã tập trung phát triển được 17 cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 2.000 ha. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định với tổng giá trị đạt 220 tỷ đồng, tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.680 tỷ đồng. Ngã Năm còn có lợi thế rất lớn trong việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Nguồn tài nguyên thủy sản chủ yếu là thủy sản nước ngọt rất đa dạng và phong phú.. Ngoài ra, lâm nghiệp cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Năm 2011, Ngã Năm có 829,34 ha đất lâm nghiệp, chiếm 3,8% diện tích đất nông nghiệp. Rừng chủ yếu để phục vụ cho việc sản xuất nên được quan tâm phát triển và có khả năng kết hợp để phát triển du lịch sinh thái (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, 2011).

Về văn hóa – xã hội

Toàn huyện có 19.185 hộ, với 80.423 người gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và một số dân tộc khác; trong đó dân tộc Kinh chiếm 74.259 người, người Hoa chiếm 805 người, người Khmer chiếm 5.535 người, các dân tộc khác chiếm 24 người (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm, 2014). Trong thời gian qua, huyện đã thực hiện tốt Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện xã Vĩnh Biên đạt 13/19 tiêu chí, xã Tân Long đạt 12 tiêu chí, xã Mỹ Quới đạt 12 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 8 đến 9 tiêu chí. Huyện cũng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho nhiều người dân. Xây mới và sửa chữa các phòng học, bàn ghế bị xuống cấp với tổng kinh phí 64 triệu đồng và cấp nhiều suất học bổng cho các học sinh vượt khó học tốt với kinh phí 29 triệu đồng. Vận động quỹ an sinh xã hội được trên 4,1 tỷ đồng và tổ chức xây dựng được 27 căn nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí 887 triệu đồng. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở luôn được quan tâm thực hiện tốt. Đến năm 2013, toàn huyện có 85,57% tổng số hộ dân được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa và 44 ấp đạt khu dân cư văn hóa, 100% cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, có 7/8 xã có Nhà văn hóa, 50 ấp có Nhà sinh hoạt cộng đồng, 26 câu lạc bộ đờn ca tài tử. Các chương trình văn nghệ thường xuyên được tổ chức tại các ấp, nhờ

15

đó đáp ứng các nhu cầu giải trí lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm, 2013).

16

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và phỏng vấn sâu nông hộ canh tác lúa tại địa bàn nghiên cứu bằng bản câu hỏi soạn sẵn. Từ các kết quả thu thập được có thể đánh giá sự thay đổi hiểu biết, nhận thức và hành vi của nông dân về kỹ thuật 1P5G; biết được những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng kỹ thuật đồng thời đánh giá được khả năng ứng dụng kỹ thuật 1P5G trong tương lai. Tiến trình thu thập số liệu được thể hiện qua Hình 3.1.

Đề tài chỉ giới hạn thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác lúa, đánh giá hiệu quả của khóa tập huấn và dự đoán khả năng mở rộng của gói kỹ thuật 1P5G. Về thiết kế các mô hình thí nghiệm, tổ chức tập huấn và mô hình trình diễn do được thực hiện trong dự án “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng”, đề tài chỉ tham khảo các số liệu trong dự án và đánh giá các kết quả đạt được nên các khâu tổ chức tập huấn, mô hình trình diễn cũng như thiết kế mô hình thí nghiệm không được đề cập trong bài.

Điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác lúa tại vùng nghiên cứu để nhận ra những khó khăn và thách thức của nông dân

Thiết kế các mô hình thí nghiệm kỹ thuật 1P5G có sự tham gia của người dân

Dự đoán khả năng mở rộng gói kỹ thuật 1P5G trong sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu

Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt tiến trình nghiên cứu

Tổ chức tập huấn kỹ thuật 1P5G và các mô hình trình diễn cho nông dân

Đánh giá hiệu quả của lớp tập huấn và mô hình trình diễn qua sự thay đổi hiểu biết, nhận thức và kỹ thuật canh tác của nông dân

17

3.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài chọn huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng do nơi đây có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa với việc xây dựng các cánh đồng mẫu và sản xuất lúa chất lượng cao qua các giống đặc sản như ST5 và ST20. Ngoài ra, đây là nơi chịu ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn nên có nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất lúa vào mùa khô. Trong đó, 2 xã được chọn là xã Vĩnh Biên và xã Vĩnh Quới bị ảnh hưởng nhiều nhất.

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với tổng số mẫu 60, bao gồm các hộ nông dân sản xuất lúa trên 2 năm để đánh giá hiện trạng canh tác lúa tại vùng nghiên cứu. Đồng thời, liên hệ với UBND xã, Trạm khuyến nông và Hội nông dân ở xã Vĩnh Biên và xã Vĩnh Quới để chọn ngẫu nhiên 40 nông dân tham gia lớp tập huấn thỏa mãn các điều kiện như có nhu cầu trao đổi, học hỏi về kỹ thuật 1P5G; có diện tích đất canh tác lúa; là người trực tiếp sản xuất và có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa (từ 2 năm trở lên); đặc biệt phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu.

Bảng 3.1: Số mẫu điều tra trong nghiên cứu

Điều tra hiện trạng Tham gia tập huấn

Số mẫu (hộ) Tỷ lệ (%) Số mẫu (hộ) Tỷ lệ (%)

Vĩnh Biên 30 50 20 50

Vĩnh Quới 30 50 20 50

Tổng 60 100 40 100

3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng canh tác lúa ở huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ:

 Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; báo cáo tổng kết của UBND - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngã Năm;

 Các bài báo, sách, trang web và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài;

 Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng số liệu của dự án nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng” do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tài trợ, Trường Đại học Cần

18

Thơ phối hợp với Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng thực hiện trong năm 2013.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và thực hiện phỏng vấn nông hộ.

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia: Chọn ra 2 nhóm (mỗi nhóm 10

người bao gồm nông dân, cán bộ địa phương và cán bộ ngành nông nghiệp) ở xã Vĩnh Biên và xã Vĩnh Quới am hiểu địa bàn nghiên cứu. Sau đó, tiến hành thảo luận nhóm với nội dung liên quan đến hiện trạng sản xuất lúa, những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình sản xuất.

Phỏng vấn nông hộ: dựa vào các kết quả thảo luận nhóm để hoàn thành

một bản câu hỏi (Phụ lục 1) và thực hiện phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân tại 2 xã nghiên cứu (mỗi xã 30 hộ).

 Nội dung phỏng vấn

 Thông tin về nông hộ: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số nhân khẩu và lao động, diện tích đất canh tác lúa và tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trước đây;

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 27)