Tổng quan về huyện Ngã Năm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 29)

2.3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, cách tỉnh Sóc Trăng 60 km. Huyện có tổng diện tích 24.224,35 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 21.775,22 ha, chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 2.449,13 ha. Huyện có 8 đơn vị hành chính, gồm có 7 xã và 1 thị trấn. Phía Đông giáp thị xã Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang); phía Tây giáp huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu);

13

phía Nam giáp huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng); phía Tây Bắc giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).

Địa hình của huyện Ngã Năm tương đối bằng phẳng. Một số vùng đất thấp như xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên, Tân Long thường bị ngập sâu khoảng từ 2 – 2,5 tháng vào mùa mưa hoặc khi nước thủy triều dâng. Đất đai gồm có 3 nhóm chính là đất phèn, đất mặn và đất nhân tác. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng nhiệt tương đối cao. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,8oC, độ ẩm trung bình từ 83 – 84%. Lượng mưa bình quân 1.840 mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Có 2 hướng gió chính hoạt động trên địa bàn huyện là gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió mùa Tây Nam vào mùa mưa.

Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Ngã Năm

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, 2014)

Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển với các trung tâm đô thị trong vùng, đặc biệt hệ thống đường thủy có nhiều nhánh sông tỏa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt đông giao thương. Bên cạnh đó, do nằm ở cuối nguồn sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng bởi hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng; nằm sâu trong đất liền nên chế độ thủy

14

văn tương đối ổn định và ảnh hưởng không đáng kể đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã và đang tác động đáng kể đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân sống ở các vùng ven sông và vùng trũng của huyện Ngã Năm. Vì thế, việc xây dựng và bảo đảm kiên cố các hệ thống đê bao khép kín, chủ động tưới tiêu đang là vấn đề quan tâm của vùng (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, 2014).

2.3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Người dân trong vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, diện tích trồng lúa đạt 39.773 ha với sản lượng 242.599 tấn; huyện đã tập trung phát triển được 17 cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 2.000 ha. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định với tổng giá trị đạt 220 tỷ đồng, tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.680 tỷ đồng. Ngã Năm còn có lợi thế rất lớn trong việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Nguồn tài nguyên thủy sản chủ yếu là thủy sản nước ngọt rất đa dạng và phong phú.. Ngoài ra, lâm nghiệp cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Năm 2011, Ngã Năm có 829,34 ha đất lâm nghiệp, chiếm 3,8% diện tích đất nông nghiệp. Rừng chủ yếu để phục vụ cho việc sản xuất nên được quan tâm phát triển và có khả năng kết hợp để phát triển du lịch sinh thái (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, 2011).

Về văn hóa – xã hội

Toàn huyện có 19.185 hộ, với 80.423 người gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và một số dân tộc khác; trong đó dân tộc Kinh chiếm 74.259 người, người Hoa chiếm 805 người, người Khmer chiếm 5.535 người, các dân tộc khác chiếm 24 người (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm, 2014). Trong thời gian qua, huyện đã thực hiện tốt Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện xã Vĩnh Biên đạt 13/19 tiêu chí, xã Tân Long đạt 12 tiêu chí, xã Mỹ Quới đạt 12 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 8 đến 9 tiêu chí. Huyện cũng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho nhiều người dân. Xây mới và sửa chữa các phòng học, bàn ghế bị xuống cấp với tổng kinh phí 64 triệu đồng và cấp nhiều suất học bổng cho các học sinh vượt khó học tốt với kinh phí 29 triệu đồng. Vận động quỹ an sinh xã hội được trên 4,1 tỷ đồng và tổ chức xây dựng được 27 căn nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí 887 triệu đồng. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở luôn được quan tâm thực hiện tốt. Đến năm 2013, toàn huyện có 85,57% tổng số hộ dân được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa và 44 ấp đạt khu dân cư văn hóa, 100% cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, có 7/8 xã có Nhà văn hóa, 50 ấp có Nhà sinh hoạt cộng đồng, 26 câu lạc bộ đờn ca tài tử. Các chương trình văn nghệ thường xuyên được tổ chức tại các ấp, nhờ

15

đó đáp ứng các nhu cầu giải trí lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm, 2013).

16

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 29)