Chuyển biến về nhận thức

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 55)

Từ kết quả đánh giá khả năng áp dụng từng yếu tố kỹ thuật trong 1P5G của các hộ được tập huấn kỹ thuật 1P5G thể hiện ở Bảng 4.22 cho thấy, đối với 1 phải (sử dụng giống xác nhận) đa số các hộ đánh giá dễ áp dụng do nguồn lúa giống được cung cấp đầy đủ tại địa phương và những hộ này nhận ra lợi ích của việc sử dụng giống lúa chất lượng cao giúp hạt nảy mầm và lên đều, góp phần làm giảm hao hụt nên dễ dàng giảm giống nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm chi phí giống và chi phí thuê lao động sạ.

39

Bảng 4.22: Đánh giá khả năng áp dụng từng yếu tố kỹ thuật trong 1P5G của nông dân

Chỉ tiêu Dễ Trung bình Khó Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 phải 32 80 5 12,5 3 7,5 Giảm giống 28 70 7 17,5 5 12,5 Giảm phân 4 10 33 82,5 2 5 Giảm thuốc 5 12,5 30 75 5 12,5 Giảm nước 4 10 30 75 6 15 Giảm thất thoát 25 62,5 13 37,5 2 5

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Về thực hiện 5 giảm, các hộ đánh giá giảm giống và thất thoát sau thu hoạch áp dụng dễ hơn so với 3 giảm còn lại (chiếm 70% đối với giảm giống và 62,5% đối với giảm thất thoát). Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp đã được áp dụng rộng rãi ở địa phương, giúp hạn chế nhân công tham gia thu hoạch nên không những giảm chi phí thu hoạch, tiết kiệm thời gian thu hoạch mà còn hạn chế được thất thoát lúa nên nông dân dễ dàng áp dụng. Bên cạnh đó, có 12,5% số hộ đánh giá khó giảm giống do chưa có biện pháp quản lý chuột và ốc bươu vàng, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp dễ dẫn đến cây lúa chết vào giai đoạn đầu vụ. Ngoài ra, 5% số hộ đánh giá khó giảm thất thoát sau thu hoạch do mưa bão thường xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của máy gặt đập liên hợp.

Riêng về giảm phân, thuốc và nước thì đa số các hộ đánh giá tập trung ở mức độ trung bình, trong đó 5 – 15% số hộ đánh giá khó áp dụng. Theo ý kiến của các hộ, việc giảm phân, thuốc và nước còn tùy thuộc vào các điều kiện khách quan (như điều kiện thời tiết, đặc điểm đất đai và tình hình dịch bệnh) nên khó để đánh giá dễ dàng áp dụng do hiện nay thời tiết xấu chuyển biến thất thường và áp lực sâu bệnh ngày càng cao nên nông dân lo lắng giảm phân, thuốc, nước sẽ làm giảm năng suất và lợi nhuận của họ.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)