Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận kỹ thuật 1P5G

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 60)

Qua cuộc khảo sát cho thấy để nông dân tin tưởng chấp nhận kỹ thuật 1P5G cần đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung ở 4 lĩnh vực cơ bản sau:

 Lợi ích và rủi ro của cộng đồng khi áp dụng kỹ thuật;

 Đặc điểm của kỹ thuật;

 Đặc điểm của nông dân có khả năng ứng dụng kỹ thuật;

 Lợi ích tương đối của kỹ thuật. Lợi ích và rủi ro của kỹ thuật 1P5G

Khi áp dụng 1P5G thì lợi nhuận và năng suất là 2 vấn đề rất được nông dân quan tâm do phần lớn nông dân có sinh kế phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất lúa và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vì thế hầu hết các hộ xem tối đa hóa lợi nhuận là động lực chính. Trong khi đó, các yếu tố như tối thiểu hóa thiệt hại và đem lại lợi ích cho cộng đồng chưa được nhiều nông dân quan tâm do những thiệt hại, rủi ro trong sản xuất (sâu bệnh, dịch hại) vẫn ở mức độ có khả năng chấp nhận và ít ảnh hưởng đến cộng đồng. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay thì hầu hết nông dân nhận ra họ đang phải đối mặt với các trở ngại nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán, nhất là xâm nhập mặn gây thất thoát trong sản xuất lúa và ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của họ. Ngoài ra, 50% nông dân không có chiến lược quản lý dài hạn cho hoạt động sản xuất lúa của mình do không tìm ra các giải pháp hữu hiệu cũng như những cơ hội từ sự quan tâm, hỗ trợ phát triển từ ngành nông nghiệp ở địa phương (Bảng 4.26).

Bảng 4.26: Ảnh hưởng lợi ích và rủi ro của kỹ thuật 1P5G

Tiêu chí đánh giá Mức độ

1. Nông dân xem tối đa hóa lợi nhuận/năng suất như là động lực chính Hầu hết 2. Nông dân xem lợi ích cho cộng đồng địa phương như là động lực chính Phần nhỏ 3. Nông dân xem tối thiểu hóa thiệt hại sản xuất như là động lực chính Phần nhỏ 4. Nông dân phụ thuộc chính vào các hoạt động sản xuất lúa mà lợi ích từ kỹ

thuật 1P5G cho sinh kế của họ

Phần lớn 5. Nông dân có chiến lược quản lý dài hạn (>10 năm) cho hoạt động sản xuất lúa

của chính họ

50% 6. Tỷ lệ nông dân đang gặp trở ngại ngắn hạn nghiêm trọng (ví dụ lũ lụt, hạn hán,

xâm nhập mặn) Hầu hết

44 Đặc điểm của kỹ thuật 1P5G

Để kỹ thuật 1P5G được nông dân chấp nhận thì quy trình kỹ thuật phải không quá phức tạp và phải đem lại hiệu quả. Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.27, nông dân cho rằng kỹ thuật 1P5G dễ thực hiện, ít tốn chi phí và công lao động nên dễ dàng thử nghiệm với quy mô lớn trong điều kiện nguồn lực giới hạn. Ngoài ra, các hộ lân cận mô hình thử nghiệm có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của kỹ thuật này như giảm được các yếu tố giống, phân bón, thuốc BVTV, nước và thất thoát đồng thời cũng dễ dàng đánh giá hiệu quả của kỹ thuật thông qua việc tăng năng suất, giảm chi phí và tăng thu nhập. Tuy nhiên, để giới thiệu kỹ thuật này rộng rãi đến người dân thì địa phương cần phải thường xuyên xây dựng mô hình trình diễn, các buổi hội thảo đầu bờ nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và học hỏi thêm kỹ thuật 1P5G.

Bảng 4.27: Ảnh hưởng đặc điểm của kỹ thuật 1P5G

Tiêu chí đánh giá Mức độ

7. Kỹ thuật 1P5G có được thử nghiệm dễ dàng không trong điều kiện nguồn lực có giới hạn trước khi áp dụng trong quy mô lớn

Dễ dàng 8. Sự phức tạp của kỹ thuật 1P5G có cho phép đánh giá dễ dàng ảnh hưởng của

sử dụng kỹ thuật 1P5G

Không khó 9. Phạm vi kỹ thuật 1P5G có thể thấy được bởi nông dân đã áp dụng nó khi nó

được sử dụng tại địa phương

Dễ dàng

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Đặc điểm của nông dân có khả năng ứng dụng kỹ thuật 1P5G

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.28, trên 50% nông dân đã tham gia các buổi tập huấn, hội thảo tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật 1P5G do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức; đồng thời, họ cũng nhận biết được các thông tin về địa điểm thử nghiệm và có điều kiện tham quan các mô hình. Từ đó, cho thấy nông dân rất quan tâm đến kỹ thuật 1P5G nên phần lớn các hộ tham gia thảo luận tổ/nhóm để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi thêm kỹ thuật. Tuy nhiên, dù đã tham gia các khóa tập huấn nhưng nông dân vẫn chưa hiểu sâu về kỹ thuật hoặc trong quá trình sản xuất đã phát sinh một số hạn chế và rủi ro nên chưa biết cách xử lý, do đó mà hầu hết nông dân yêu cầu hỗ trợ thêm về mặt kiến thức và kỹ năng mới để áp dụng kỹ thuật 1P5G đạt hiệu quả hơn.

45

Bảng 4.28: Ảnh hưởng đặc điểm của nông dân có khả năng ứng dụng kỹ thuật 1P5G

Tiêu chí đánh giá Mức độ

10. Nông dân tiếp cận tư vấn (khuyến nông, các công ty) cung cấp kỹ thuật 1P5G 50% 11. Nông dân tham gia tổ/nhóm nông dân để thảo luận về kỹ thuật canh tác 1P5G Phần lớn 12. Nông dân sẽ cần phát triển kiến thức và kỹ năng mới để áp dụng kỹ thuật 1P5G Hầu hết 13. Nông dân nhận biết việc áp dụng hoặc thử nghiệm của kỹ thuật 1P5G trong địa

phương của họ

50%

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2014

Lợi ích tương đối của kỹ thuật 1P5G

Kết quả điều tra ở Bảng 4.29 cho thấy, nông dân đánh giá kỹ thuật 1P5G không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều. Xét về hiệu quả, kỹ thuật giúp giảm rủi ro trong canh tác và tăng lợi nhuận khi áp dụng trong thời gian dài (sau 1 – 2 năm). Bên cạnh việc giúp tăng lợi nhuận thì nông dân còn đánh giá áp dụng kỹ thuật giúp thuận tiện hơn trong quản lý nông hộ do ít tốn công lao động và thời gian chăm sóc. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng nông dân dễ dàng chuyển đổi sang sản xuất theo mô hình hoặc kỹ thuật mới với mong muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Bảng 4.29: Ảnh hưởng lợi ích tương đối của kỹ thuật 1P5G

Tiêu chí đánh giá Mức độ

14. Mức chi phí đầu tư cho lợi ích hàng năm tiềm năng từ sử dụng kỹ thuật 1P5G

Vừa phải 15. Mức độ nào kỹ thuật 1P5G có thể được chuyển đổi trở lại (ví dụ dễ hoặc

khó trở lại sử dụng kỹ thuật trước đó hoặc chuyển sang kỹ thuật mới khác)

Dễ dàng 16. Phạm vi sử dụng kỹ thuật mới có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận/năng suất

của nông nghiệp trong các năm sử dụng kỹ thuật 1P5G

Tăng lợi nhuận vừa phải 17. Phạm vi việc sử dụng kỹ thuật 1P5G có thể có ảnh hưởng đến lợi

nhuận/năng suất của nông nghiệp trong tương lai

Tăng lợi nhuận nhiều

18. Bao lâu sau khi kỹ thuật 1P5G được áp dụng lần đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận/năng suất trong tương lai được nhận thấy

1 – 2 năm 19. Phạm vi sử dụng kỹ thuật 1P5G đem lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất cho

cộng đồng

Tăng lợi nhuận vừa phải 20. Bao lâu sau khi kỹ thuật 1P5G được áp dụng lần đầu sẽ mang đến lợi ích

kỳ vọng hoặc gây ra tổn thất cho cộng đồng được nhận thấy

1 – 2 năm 21. Phạm vi sử dụng kỹ thuật 1P5G ảnh hưởng mức độ bị tác động của rủi ro

trong canh tác

Giảm rủi ro ít 22. Phạm vi sử dụng kỹ thuật 1P5G ảnh hưởng đến việc dễ dàng và thuận

tiện trong quản lý nông hộ trong các năm sử dụng kỹ thuật 1P5G

Thuận tiện

46 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Adop tion Lev el (% ) Time (years)

Adoption Level S-Curve

Thời gian áp dụng (năm)

Mức độ c hấ p nh ận c ao nhấ t (%)

Hình 4.6: Kết quả dự đoán khả năng chấp nhận kỹ thuật 1P5G của nông dân

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2014)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)