Cấp giống

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 45)

Ngoài chủng loại giống thì cấp giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Qua kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 4.4, đa số các hộ sử dụng giống xác nhận trở lên ở cả 3 vụ, riêng vụ Hè Thu chiếm tỷ lệ cao nhất với 71,7%. Tỷ lệ số hộ sử dụng các giống xác nhận, nguyên chủng cao do nhóm hộ sản xuất tập trung ở vùng xây dựng cánh đồng mẫu và nằm trong hợp tác xã của huyện, hơn nữa do đặc thù của giống ST5 và ST20 nên nông dân ý thức được việc cần phải sử dụng giống tốt. Trong 3 vụ, số nông dân sử dụng giống xác nhận, nguyên chủng ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân do các hộ canh tác 2 vụ/năm có thời gian nghỉ kéo dài từ vụ Hè Thu đến vụ Đông Xuân nên lợi nhuận thu được từ vụ Hè Thu đã tiêu hao đáng kể, do đó nhiều hộ bị hạn chế về vốn để mua giống xác nhận, nguyên chủng gieo sạ cho vụ Đông Xuân. Ngoài ra, ở vụ Thu Đông các hộ thường có thói quen sản xuất với diện tích nhỏ để lấy giống gieo sạ cho vụ tiếp theo nên sử dụng ít giống xác nhận, nguyên chủng hơn. Bên cạnh các hộ sử dụng giống xác nhận, nguyên chủng thì vẫn còn khá nhiều hộ sử dụng các giống lúa hàng hóa được sản xuất qua nhiều vụ để gieo sạ do giá giống lúa xác nhận, nguyên chủng cao. Tuy nhiên, các giống lúa hàng hóa thường bị lẫn tạp và mang nhiều mầm bệnh nên sâu bệnh phát triển nhiều có thể gây ảnh hưởng đến năng suất lúa.

60% 40% 71.7% 28.3% 52.5% 47.5% 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Đông Xuân

Hè Thu Thu Đông

Hàng hóa

Xác nhận trở lên

Hình 4.4: Cấp giống lúa của các hộ ở từng vụ

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2013)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng ứng dụng gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa ở huyện ngã năm, sóc trăng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)