Kích thước và hình dạng hạt gạo

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 63)

44

Bên cạnh chỉ tiêu về phẩm chất xay chà thì hình dạng và kích thước hạt gạo cũng được các nhà chọn lọc quan tâm (Trần Hữu Phúc, 2012). Qua bảng 4.8 cho thấy chiều dài hạt của các giống lúa có sự chênh lệch với nhau, trung bình chiều dài hạt của bộ giống là 6,94 mm, biến thiên từ 6,36 đến 7,19 mm. OM6075 là giống có chiều dài hạt dài nhất (7,19 mm); AGPPS105 là giống có chiều dài hạt ngắn nhất (6,36 mm) trong bộ giống thí nghiệm. OM7167, OM121 là hai giống có chiều dài hạt tương đương với giống đối chứng. Dựa theo tiêu chuẩn phân loại chiều dài hạt gạo của IRRI (1996), một số giống OM20, OM36L, OM121, OM6075, OM7053, OM7167, OM9586, AGPPS136 và VND 95-20 (ĐC) có chiều dài hạt xếp vào loại rất dài.

Trung bình chiều rộng của các giống lúa thí nghiệm (Bảng 4.8) là 2,19 mm, thay đổi từ 2,10 đến 2,31 mm. Giống có chiều rộng hạt dài nhất là GKG4 (2,31 mm) ; AGPPS135 là giống có chiều rộng hạt ngắn nhất (2,10 mm). Đa số 16 giống thí nghiệm có chiều rộng hạt dài hơn giống đối chứng ngoại trừ giống OM240 có chiều rộng hạt tương đương với giống lúa đối chứng và ba giống AGPPS135, OM6075 và OM6075 có chiều rộng hạt ngắn hơn giống đối chứng.

Theo Lê Doãn Diên (1990) hình dạng hạt càng mãnh, dài và độ bạc bụng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp; kiểu hạt hơi thon, hơi tròn hoặc tròn và không bạc bụng thì khi chà hạt sẽ ít gãy và có tỷ lệ gạo nguyên cao. Dựa vào tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo nguyên, người ta phân loại gạo thành bốn dạng khác nhau: thon dài, trung bình, mập và tròn.

Dựa vào bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ D/R của bộ giống có sự chênh lệch với nhau, trung bình tỷ lệ D/R của các giống là 3,2, thay đổi từ 2,9 đến 3,4. Giống có tỷ lệ D/R cao nhất là OM6075 (D/R= 3,4); GKG4 và AGPPS105 là hai giống có tỷ lệ D/R thấp nhất (D/R=2,9). OM36L, OM7053 và AGPPS136 là những giống có tỷ lệ D/R tương đương với giống đối chứng VND 95-20. Dựa theo phân loại dạng hạt của IRRI (1996), đa số 16 giống thí nghiệm thuộc dạng hạt thon dài ngoại trừ hai giống GKG4 và AGPPS105 có dạng hạt trung bình.

4.2.4.3 Độ bạc bụng

Qua bảng 4.8 cho thấy trung bình độ bạc bụng của các giống lúa thí nghiệm là 7,6%, biến thiên từ 2,0 đến 28,4%. OM36L là giống lúa có độ bạc bụng cao nhất (28,4%); OM240 là giống có độ bạc bụng thấp nhất (2,0%).Đa số các giống lúa thí nghiệm có độ bạc bụng cao hơn giống lúa đối chứng ngoại trừ OM121, OM7053, OM240 và AGPPS110. Theo phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt IRRI (1998), hầu hết bộ giống thí nghiệm có độ bạc bụng ở mức cấp 1 ngoại trừ một số giống như OM20, AGPPS135 và OM36L.

45

Độ bạc bụng tuy không ảnh hưởng đến phẩm chất cơm nhưng ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng và phẩm chất xay chà. Gạo thường gãy ở điểm có vết bạc bụng, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu (Lê Thu Thủy và ctv, 2002). Vì vậy đa số các giống có độ bạc bụng thấp dược ưa chuộng hơn các giống lúa có độ bạc bụng cao.

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)