2.7.1 Rầy nâu
Do tình hình thâm canh tăng vụ như hiện nay tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, rất có khả năng bùng phát thành dịch. Ở những vùng bị dịch nặng xảy ra hiện tượng “cháy rầy” làm mất trắng một số diện tích lúa như ở Bắc bộ năm 1986-1987 hay 1992 -1993. Ở Nam bộ đặc biệt trong các năm từ 2006 đến 2009, mỗi năm hàng trăm nghìn hecta lúa bị nhiễm rầy kèm theo dịch vàng lùn, lùn xoắn lá. Biến động độc tính của quần thể rầy nâu ở Việt Nam (theo chiều hướng tăng lên) đặt ra những thách thức to lớn cho các nhà chọn giống lúa.
Rầy nâu rất nhỏ, có cánh màu nâu. Chúng sinh sản và phát triển rất nhanh, từ lúc trứng nở đến khi trưởng thành có thể chỉ từ 10 ngày – 15 ngày, do đó trong một vụ lúa có thể có đến 3 lứa rầy kế tiếp nhau. Ngoài việc thích hút nhựa làm cho cây lúa kém phát triển, bông lép, lá bị vàng úa, cây không ngừng tăng trưởng rồi héo khô đi trong vòng 4 ngày – 5 ngày. Rầy nâu là môi giới truyền bệnh Lúa lùn xoắn lá làm cho cây lúa tuy vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xo ăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép (Võ Tòng Xuân, 1986).
16
Rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gần đây đã có những diễn biến phức tạp. Thời gian bùng phát và gây hại mạnh bắt đầu từ năm 2005, và kéo dài với tốc độ lây truyền bệnh nhanh, trên phạm vi rộng (Cục trồng trọt, 2006). Gần đây, quần thể rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển thành một biotype mới (hoặc hỗn hợp vài biotype) rất khác biệt, không giống với các biotype đã biết ở Viện Lúa Quốc tế (Nguyễn Văn Luật, 1998; Nguyễn Công Thuật và ctv, 2000). Rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các nòi sinh học (Biotype) mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao.
Vì vậy cách phòng trị hữu hiệu là dùng các giống lúa kháng rầy nâu, làm vệ sinh đồng ruộng để rầy nâu không còn chỗ ẩn nấp, bố trí thời vụ sớm và tập trung, thăm đồng thường xuyên, dùng bẫy đèn để theo dõi sự phát triển của các lứa rầy và để diệt rầy có cánh từ các nơi khác mới di trú đến (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trứng rầy nâu Rầy nâu con Trứng rầy nâu Rầy nâu con
Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn Hình 1. Rầy nâu
17
Hình 2: Ruộng lúa bị thiệt hại do rầy nâu
Nguồn: Ngân hàng kiến thức trồng lúa, www.vaas.org.vn)
2.7.2 Bệnh đạo ôn (Rice blast)
Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đạo ôn. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra.
Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công mọi bộ phận của cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng hình mắt én, hai đầu dẹp, giữa phình ra có màu xám tro, chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lửng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bào tử của loại nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao 24-25 m, thậm chí có thể bay xa đến 10.000m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát từ 24-
28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành
dịch. Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bão hòa
nước; ở 24oC bào tử cần 6 giờ, ở 28oC mất 8 giờ; vượt quá 28oC bào tử phát tri ển
kém. Bào tử xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố pyricularin gây độc cho cây. Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phượng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa chét...
Ở ĐBSCL bệnh cháy lá thường xảy ra thành dịch vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch
trùng vào sau các đêm mát trời (khoảng 230C), có sương mù dày (trời ẩm ướt). Vào
tháng 8 dương lịch ở một số vùng gặp trời mưa lâm râm kéo dài trong nhiều ngày làm bệnh cháy lá có thể bộc phát và gây thiệt hại nặng (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Ngoài ra bệnh còn xuất hiện và phát triển khi ruộng thiếu nước và bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày. Để ngừa bệnh nên diệt sạch cỏ dại, rơm rạ; xử lý hạt giống trước khi gieo sạ; gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
18
2.8 PHẨM CHẤT GẠO
Phẩm chất hạt không những chịu ảnh hưởng từ giống mà còn chịu ảnh hưởng từ môi trường, chế độ canh tác và điều kiện kỹ thuật khi thu hoạch lúa. Theo Nguyễn Thị Trâm (2001) chất lượng lúa được đánh giá thông qua ba nhóm là:
- Chất lượng dinh dưỡng. - Chất lượng thương phẩm.
- Chất lượng ăn uống và chế biến.
2.8.1 Tỉ lệ xay chà
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) tỷ lệ xay chà gồm: Tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ xay chà phụ thuộc vào máy móc, phương pháp xay chà và phụ thuộc vào giống.
Theo Khush et al (1979) tỷ lệ gạo trắng thường khoảng 70%, tỷ lệ gạo nguyên khoảng 50%. Tuy nhiên tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn, đây là tính trạng di truyền và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là trong suốt thời kì hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch.
Hình 3 : Một số hình ảnh về bệnh đạo ôn (cháy lá)
19
2.8.1.1 Tỉ lệ gạo lức
Là tỷ lệ hạt gạo vừa tách vỏ trấu, hạt gạo chưa được chà trắng, tỷ lệ gạo lức chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt thóc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Lê Xuân Thái (2003), tỷ lệ gạo lức lớn thể hiện khả năng vận chuyển chất khô của cây lúa vào hạt ở giai đoạn vào chắc đầy đủ. Tỷ lệ gạo lức và tỷ lệ gạo trắng ít biến động trước những bất lợi bởi môi trường (Bùi Chí Bửu, 1997).
2.8.1.2Tỷ lệ gạo trắng
Tỷ lệ gạo trắng vụ đông xuân (ĐX) cao hơn vụ hè thu (HT) do cường độ bức xạ cao hơn, đã giúp cây lúa tăng quá trình quang hợp, tăng sự tích lũy chất khô ở hạt, làm hạt
no hơn dẫn đến tỷ lệ gạo trắng cao hơn (Lê Thu Thủy và ctv., 2005).
2.8.1.3 Tỷ lệ gạo nguyên
Tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay chà bị biến động rất lớn, đây là một đặc tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch (Khush et al, 1979). Thời điểm thu hoạch cho tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là 25 – 30 ngày sau khi lúa trổ, nếu thu hoạch trước hoặc sau thời điểm này thì tỷ lệ gạo nguyên sẽ giảm (Bùi Chí Bửu, 1997). Các điều kiện bất lợi của môi trường như: bị nhiễm mặn hay ngộ độc phèn trong giai đoạn vào chắc sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ gạo nguyên (Trần Hữu Phúc, 2008).
Tỷ lệ gạo nguyên có liên quan chặt chẽ đến độ bạc bụng của hạt gạo, hạt gạo thường gãy ở những điểm có vết bạc bụng, ngoài yếu tố môi trường thì yếu tố bạc bụng còn do đặc tính của giống (Lê Xuân Thái, 2003).
2.8.2 Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo
Chiều dài hạt là thuộc tính ổn định định nhất, được điều khiển bởi đa gen và ít chịu ảnh hưởng của môi trường (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011). Chiều dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dung của từng quốc gia. Sở thích về chiều dài hạt thay đổi rất lớn từ vùng này đến vùng khác, có thị trường thích hạt tròn, có nơi thích hạt gạo dài trung bình, nhưng hạt gạo thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay là hơn 7mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì kích thước và dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính giống. Hạt thon dài thường dễ gãy nứt hơn hạt tròn và do đó, tỷ lệ xay xát thấp. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng là do di
20
truyền, lai tạo, yếu tố môi trường ảnh hưởng rất ít. Trong nhiều trường hợp tương quan giữa chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt không chặt chẽ, chiều dài hạt được coi là tính trạng chính để phân tích về tính di truyền của kích thước hạt (Nguyễn Thành Phước, 2003).
2.8.3 Độ bạc bụng
Bạc bụng là phần đục của hạt gạo. Khi nấu thì bạc bụng sẽ biến mất và không ảnh hưởng đến mùi vị của cơm. Tuy nhiên, nó làm giảm cấp của gạo và giảm tỷ lệ xay xát. Bạc bụng là do sự trục trặc trong quá trình tạo hạt và phơi sấy.
Bạc bụng chủ yếu là do sự sắp xếp không chặt chẽ của những hạt tinh bột trong nội nhũ, tạo ra nhiều khoảng trống làm cho hạt gạo bị đục (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Phạm Văn Duệ (2006) ngoài đặc tính do di truyền thì độ bạc bụng còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao bạc bụng càng nhiều và ngược lại nhiệt độ thấp thì bạc bụng ít hoặc không có bạc bụng.
Tỷ lệ bạc bụng là chỉ tiêu đánh giá phẩm chất gạo trên thị trường, bạc bụng là do đặc tính di truyền và chịu tác động lớn của điều kiện môi trường trong giai đoạn lúa vào chắc đến chín, thời điểm thu hoạch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng của hạt. Thời gian thu hoạch tốt nhất là 25 ngày sau khi trổ 50%. Thu hoạch càng muộn (32 – 40 ngày sau khi trổ 50%) thì tỷ lệ bạc bụng càng cao (Lê Xuân Thái và ctv, 2005).
21
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Định Thành (TTNC và SXGNN Định Thành) – huyện Thoại Sơn – An Giang.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện vào vụ Đông Xuân vụ ĐX 2013 – 2014 từ 11/2013 đến 04/2014
3.1.2 Giống lúa
Gồm 16 giống lúa thuộc bộ giống khảo nghiệm quốc gia được Trung tâm khảo kiểm
nghiệm giống cây trồng phía Nam (Bộ NN và PTNT) cung cấp, lấy giống VND 95-20
làm giống đối chứng.
Bảng 3.1: Danh sách các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013-2014:
TT Tên giống Nguồn gốc
1 OM20 OM336/OM3649//OM6162 2 OM22 OM6976*3/FL478-67 3 OM36L 4 OM121 OM3536/Jasmine85 5 OM240 OM5464/IR64 6 OM6075 OM1490 ĐB 7 OM7053 OM4059/OM3649 8 OM7167 Khoong luang/MLT250 9 OM9582 OM6976/OM5166 10 OM9586 OM5490/OM6978 11 AGPPS105 OM7347/KDM105 12 AGPPS110 OM7347/KDM105//OM7347 13 AGPPS135 OM6932/BC15 14 AGPPS136
15 GKG4 OM5637/Lúa Dài Thái Lan 16 VND 95-20
22
3.1.2 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
Giấy, viết, thước và các thanh tre để đo đạt và ghi nhận các chỉ tiêu ngoài đồng như chiều cao cây, số chồi, mức độ thiệt hại do sâu bệnh.
Các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm có máy đo ẩm độ, máy đếm 1000 hạt, máy tách chắc lép, thước kẻ, cân điện tử, máy tách vỏ trấu, máy lau bóng gạo,…
3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM 3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 từ 11/2013 đến 04/2014 tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp Định Thành – huyện Thoại Sơn –
An Giang trên diện tích 700 m2.
Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và được chia thành 3 dãy. Mỗi lần lặp lại có 16 nghiệm thức tương ứng với 16
giống lúa, kích thức mỗi nghiệm thức là 10m2. Trong cùng một dãy, các lô thí nghiệm
được xếp liền nhau với khoảng cách 30cm và khoảng cách giữa các dãy với nhau là 30cm.
Đất thí nghiệm: Đất phù sa ngập lũ hàng năm tại Định Thành – huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang.
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 16 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013-2014
REP1 REP2 REP3
9 3 4 12 14 8 5 13 2 16 5 11 14 12 7 2 7 13 4 10 12 3 8 15 10 2 6 8 1 14 13 11 5 6 15 1 11 4 3 15 16 10 1 9 16 7 6 9 3.1.4 Phương pháp canh tác
23
Lịch canh tác
Bắt đầu gieo hạt vào ngày 17/12/2013, sau 17 ngày mạ được đem đi cấy (24/12/2013). Thu hoạch vào ngày 07/04/2014.
Làm mạ
Chọn vị trí làm mạ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, gần nguồn nước tưới tiêu. Làm mạ theo phương pháp mạ sân, trộn mụn dừa (loại bỏ tơ sợi dừa) và bùn (không được sử dụng bùn nơi có nhiễm phèn) theo tỉ lệ 3:1 và 1kg phân DAP. Sau khi trộn hỗn hợp đều thì cho vào khung làm bằng cây độ dài hỗn hợp khi cho vào khung khoảng từ 1,5cm – 2cm, dưới khung lót một miếng cao su chống thắm nước và khung có chiều dài 1,2m và rộng 0,6m. Sau khi gieo giống vào khung xong thì rắc thêm một lớp mỏng mụn dừa. Mỗi ngày tưới 2 lần, nếu thấy khô có thể tăng lần tưới lên và trời trưa quá nắng thì nên lấy miếng cước đậy giống lại. Sau khi gieo 5 - 7 ngày phun phân bón lá loại 30 – 10 – 10 hoặc thêm ½ muỗng canh Ure/8 lít (đều chỉnh cho mạ khỏe và đều cây). Nếu có sâu thì phun thuốc Cyperan 10EC, liều lượng 25cc/8 lít.
Chuẩn bị đất cấy
Đất được dọn sạch cỏ, sau đó xới, trục và san bằng mặt ruộng, diệt ốc bươu vàng, đấp bờ xung quanh ruộng để giữ nước trong ruộng thí nghiệm. Sau đó tiến hành phân lô thí nghiệm và bón lót.
Cấy mạ
Mạ được cấy ở tuổi 17 ngày sau khi gieo. Mạ trong từng khung được cuộn tròn cho vào bao và chuyển ra rải đều trên ruộng, nên để qua một đêm để cho đâm rễ mới. Và cấy mạ xuống ruộng với mật độ 15cm x 15cm, cấy 1 tép/bụi. Mạ dư để cuối lô để sau này dặm lại.
Chăm sóc
Sau khi cấy 3 ngày thì tiến hành cấy dặm lại những cây bị chết, bị nổi và cho nước vào ruộng khoảng 3cm, sau đó tăng dần nhưng không quá 10cm, đảm bảo đủ nước trong thời gian sinh trưởng phát triển cây lúa. Làm cỏ bằng tay lúc 15 NSKC và 30 NSKC và trước khi lúa trổ bông, thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại.
24
Phân bón áp dụng theo công thức:
Đối với lúa cao sản ngắn ngày, bón phân nuôi đòng (18 ngày trước khi trổ) cho năng suất cao hơn bón đón đòng (30 ngày trước khi trổ) (Võ Tòng Xuân & ctv, 1997).
Sử dụng phân Ure (46% N), DAP (16% N – 48% P2O5) và KCL (60% K2O) và
bón theo công thức 90 kg N – 60 kg P2O5 – 60 kg K2O/ha tương đương khoảng 16,25
kg Ure – 12,5 kg DAP – 10 kg KCL cho khoảng 1000 m2.
Bảng 3.3: Các thời điểm bón phân và khối lượng phân bón sử dụng
Thời điểm Ure DAP KCL
Bón lót (trước khi cấy) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 1/2 (3,5kg) Bón thúc lần 1 (7 – 10 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 0
Bón thúc lần 2 (15 – 20 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 0
Bón thúc lần 3 (35 – 37 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 0 1/2 (3,5kg)
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NÔNG HỌC
Thu thập số liệu thứ cấp về thành phần năng suất, năng suất và phẩm chất hạt của vụ Hè Thu 2013 qua Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa mới ngắn ngày tại các tỉnh Nam Bộ của Trung tâm khảo nghiệm kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam năm 2013.
Số liệu về đặc tính nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng suất, phẩm chất hạt của vụ Đông Xuân 2013-2014 là số liệu sơ cấp.
3.2.1 Thời gian sinh trưởng
Được tính từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch (lúc 80 – 85% số hạt trên bông chín).
Bảng 3.4: Phân nhóm lúa theo thời gian sinh trưởng