Bệnh đạo ôn (Rice blast )

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 37)

Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đạo ôn. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra.

Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công mọi bộ phận của cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng hình mắt én, hai đầu dẹp, giữa phình ra có màu xám tro, chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông làm tắt nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lửng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bào tử của loại nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao 24-25 m, thậm chí có thể bay xa đến 10.000m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát từ 24-

28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành

dịch. Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bão hòa

nước; ở 24oC bào tử cần 6 giờ, ở 28oC mất 8 giờ; vượt quá 28oC bào tử phát tri ển

kém. Bào tử xâm nhập vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố pyricularin gây độc cho cây. Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phượng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa chét...

Ở ĐBSCL bệnh cháy lá thường xảy ra thành dịch vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch

trùng vào sau các đêm mát trời (khoảng 230C), có sương mù dày (trời ẩm ướt). Vào

tháng 8 dương lịch ở một số vùng gặp trời mưa lâm râm kéo dài trong nhiều ngày làm bệnh cháy lá có thể bộc phát và gây thiệt hại nặng (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Ngoài ra bệnh còn xuất hiện và phát triển khi ruộng thiếu nước và bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày. Để ngừa bệnh nên diệt sạch cỏ dại, rơm rạ; xử lý hạt giống trước khi gieo sạ; gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

18

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)