PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT GẠO

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 48)

3.5.1 Tỷ lệ xay chà

Thực hiện theo phương pháp của IRRI (1996) - Đo ẩm độ: Từ 12% - 14%.

- Cân trọng lượng 200g lúa cho mỗi giống (do thời gian đề tài không đủ để thực hiện 3 lần lặp lại nên chi làm một lần cho mỗi giống), xay mẫu, cân trọng lượng gạo lức (g). - Lau bóng gạo lức trong khoảng 3 phút, cân trọng lượng gạo trắng (g).

- Phân loại gạo nguyên và gạo bể, cân trọng lượng gạo nguyên (g) Các tỷ lệ xay chà được tính với công thức như sau:

Tỷ lệ gạo lức (%) = (Trọng lượng gạo lức/200) x 100

Bảng 3.8: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo lức (%)

Tốt 1 > 79

Trung bình 2 75 – 79

Kém 3 < 75

Tỷ lệ gạo trắng (%) = (Trọng lượng gạo trắng/200) x 100

Bảng 3.9: Phân loại tỷ lệ gạo trắng IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo trắng (%)

Rất tốt 1 70,1

Tốt 2 65,1 – 70

Trung bình 3 60,1 – 65

Kém 4 < 65

Tỷ lệ gạo nguyên (%) = (Trọng lượng gạo nguyên/200) x 100

Bảng 3.10: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)

Rất tốt 1 57

Tốt 2 48 – 56.9

29

Kém 4 30– 38.9

3.5.2. Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo

Thực hiện bằng cách đo chiều dài và chiều rộng của 10 hạt gạo trắng và sau đó tính trung bình chiều dài, chiều rộng của 1 hạt, đơn vị tính bằng mm và tính tỷ lệ dài/rộng. Sau đó phân loại hạt theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).

Bảng 3.11: Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Cấp độ Loại Hạt Chiều dài gạo trắng Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng

1 Rất dài ≥ 7,00 Thon > 3,0

3 Dài 6,00 – 6,99 Trung bình 2,1 – 3,0

5 Trung bình 5,00 – 5,99 Mập 1,1 – 2,0

9 Ngắn < 5,00 Tròn < 1,1

3.5.3 Độ bạc bụng

Độ bạc bụng là phần trăm diện tích bị bạc bụng của gạo chà trắng.

Bảng 3.12: Phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt RRI (1998)

Cấp Mức độ bạc bụng

0 Không bạc bụng

1 Vùng bạc bụng ít hơn 10% diện tích hạt

5 Vùng bạc bụng trung bình 10 – 20% diện tích hạt 9 Vùng bạc bụng hơn 20% diện tích hạt

Tỷ lệ bạc bụng được thực hiện bằng cách điếm 100 hạt cho mỗi mẫu cho mỗi lần lặp lai (3 lần lặp lại), sau đó điếm tổng số bạc bụng, tỷ lệ bạc bụng của từng giống bao gồm tổng phần trăm bạc bụng, phần trăm bạc bụng cấp 1, cấp 5 và cấp 9.

3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thô và phần mềm IRRISTAT để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.

Dùng thống kê mô tả (các số đo trung bình, các số đo biến động) để mô tả và trình bày số liệu.

Phân tích phương sai ANOVA (phép thử F và Duncan) để so sánh các số liệu trung bình của các nghiệm thức (giống).

30

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG

31

Nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân 2013 – 2014 từ 24,5 0C – 25,5 0C. Theo nhận định

của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì nhiệt độ này không thích hợp cho năng suất cao ở vùng ĐBSCL. Vào tháng 12 và tháng 1 có những ngày nhiệt độ giảm xuống còn 15

0C, 16 0C; khoảng nhiệt làm cho cây lúa tăng trưởng chậm chạp từ đó kéo dài thời

gian sinh trưởng của các giống (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, sáng sớm có sương mù bất thường; đây là những yếu tố bất lợi cho cây lúa nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

4.1.2 Ánh sáng

Tổng số giờ nắng của tháng của tháng 12 là 172,2 giờ, tháng 1 là 122,3 giờ nắng.

Tổng số giờ nắng trong 2 tháng này được xem là cao nhất trong 25 gần đây (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Nhìn chung, điều kiện ánh sáng trọng vụ ĐX thuận lợi cho cây lúa quang hợp và phát triển tốt.

4.1.3 Lượng mưa

Lượng mưa qua các tháng có sự thay đổi rõ rệch, tháng 12/2013 có lượng mưa là 18,9 mm, tuy nhiên đến tháng 1 chỉ có 0,1 mm (lượng mưa thấp nhất so với các năm gần đây), lượng mưa vào tháng 02 là 26,2 mm, tháng 3 có lượng mưa 31,2 mm cao hơn so với cùng kì năm 2013 (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Đây là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa; tuy nhiên, với các biện pháp chủ động nguồn nước tưới và tưới nước hợp lý vào các giai đoạn thì không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.

4.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.2.1 Đặc tính nông học 4.2.1 Đặc tính nông học

4.2.1.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy)

Thời gian sinh trưởng của 16 giống thí nghiệm ở vụ Hè Thu 2013 qua bảng 4.1 có sự chênh lệch với nhau, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 106 ngày, thay đổi từ 98 đến 112 ngày. AGPPS105 là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất (112 ngày); ba giống OM9582, OM9586 và AGPPS135 có thời gian sinh trưởng bằng nhau (110 ngày); AGPPS110 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (98 ngày). OM36L là giống có thời gian sinh trưởng bằng với giống đối chứng VND 95-20.

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa ở vụ Đông Xuân 2013- 2014 cũng có sự chênh lệch với nhau thay đổi từ 105 đến 110 ngày, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm là 107 ngày. OM9582 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (110 ngày); OM36L, OM121, OM6075, OM7167,

32

AGPPS105 là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (105 ngày); hai giống OM240 và OM7053 có thời gian sinh trưởng là 109 ngày, bằng thời gian sinh trưởng của giống đối chứng VND 95-20. Sự chênh lệch thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm so với giống đối chứng tối đa là 3-4 ngày.

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy) của 16 giống lúa thí nghiệm Vụ Hè Thu 2013 và Vụ ĐX 2013 -2014

TT Tên giống

Thời gian sinh trưởng (ngày) Vụ HT 2013 (*) Vụ ĐX 2013-2014 1 OM20 105 106 2 OM22 108 106 3 OM36L 103 105 4 OM121 101 105 5 OM240 107 109 6 OM6075 105 105 7 OM7053 107 109 8 OM7167 107 105 9 OM9582 110 110 10 OM9586 110 107 11 AGPPS105 112 105 12 AGPPS110 98 106 13 AGPPS135 110 106 14 AGPPS136 105 107 15 GKG4 104 108 16 VND 95-20 (ĐC) 103 109 Trung bình 106 107

Nguồn (*): Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam, vụ Hè Thu 2013.

Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) nhận định mùa vụ là một trong những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm thời gian của giai đoạn tăng trưởng. Qua kết quả phân tích cho thấy các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp với điều kiện canh tác ở ĐBSCL và thời gian sinh trưởng của 16 giống thí nghiệm có chênh lệch giữa hai vụ lúa.

33

Chiều cao cây lúa từ 90 – 100cm được coi là chiều cao lý tưởng cho năng suất cao trong một số điều kiện cây lúa có thể cao đến 120cm. Với các giống lúa có chiều cao lúa thấp hơn 100cm thì chống chịu đỗ ngã tốt hơn (Vũ Anh Pháp, 2011).

Qua kết quả quan sát trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm nhận thấy chiều cao các giống lúa thí nghiệm tăng dần từ giai đoạn 20 ngày đến giai đoạn thu hoạch. Cụ thể qua bảng 4.2 cho thấy:

Giai đoạn 20 NSKC: Chiều cao trung bình của các giống lúa ở giai đoạn này là 30,2 cm, thay đổi từ 25,8 đến 32,1 cm. Hai giống lúa OM36L và AGPPS136 có chiều cao cao nhất (32,1 cm) trong bộ giống thí nghiệm; giống đối chứng VND 95-20 có chiều thấp nhất (25,8 cm). Chiều cao cây của các giống lúa lúc 20 NSKC khác biệt nhau rất ý. Các giống có chiều cao cây lớn hơn giống đối chứng.

Giai đoạn 40 NSKC: Lúc này cây lúa nảy chồi, vươn lóng và chiều cao tăng nhanh. Trung bình chiều cao cây của 16 giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn này là 56,8 cm, thay đổi từ 49,4 đến 63,7 cm, chiều cao. Chiều cao cây của các giống lúc 40 NSKC có sự khác biệt rất ý nghĩa. OM7053 là giống có chiều cao cao nhất (63,7 cm); AGPPS 105 là giống có chiều cao thấp nhất (49,4 cm). Ở mức ý nghĩa 1% chiều cao của hai giống OM121, OM240, OM7167, AGGPS105 và AGPPS110 không khác biệt so với giống đối chứng VND 95-20.

Giai đoạn trổ: Qua bảng 4.2 cho thấy bộ giống có chiều cao trung bình 88,8 cm, thay đổi từ 78,1 đến 93,1 cm. Ở giai đoạn này sự phát triển chiều cao cây bắt đầu chậm lại và dần ổn định, OM9586 là giống có chiều cao cao nhất (93,1 cm); giống VND 95-20 có chiều cao thấp nhất (78,1 cm). Chiều cao cây của 16 giống thí nghiệm lúc trổ khác biệt rất ý nghĩa. Các giống điều có chiều cao cao hơn giống lúa đối chứng.

Giai đoạn thu hoạch: Vào giai đoạn này hầu như chiều cao cây lúa đã ổn định và đạt chiều cao tối đa. Chiều cao trung bình của các giống lúc này là 95,3 cm, biến thiên từ 87,6 đến 102,4 cm. Chiều cao cây ở giai đoạn thu hoạch khác biệt không ý nghĩa. OM7053 là giống có chiều cao cao nhất (102,4 cm); OM20 là giống có chiều cao thấp nhất (87,6 cm). OM36L, OM121 và OM7053 là ba giống có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng.

Bảng 4.2 Diễn biến chiều cao (cm) của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014:

TT Tên giống 20NSKC 40NSKC Trổ Thu hoạch

1 OM20 30,0 ab 57,1 bcd 85,8 bc 87,6 d

34

3 OM36L 32,1 a 63,4 a 92,9 a 100,2 ab

4 OM121 30,5 ab 54,6 cde 92,9 a 100,0 ab

5 OM240 29,2 ab 51,3 ef 84,3 c 93,1 abcd

6 OM6075 31,5 a 57,8 bcd 87,5 abc 92,9 abcd

7 OM7053 30,1 ab 63,7 a 85,3 bc 102,4 a

8 OM7167 29,6 ab 53,4 def 92,4 a 98,1 abc

9 OM9582 31,4 a 59,4 abc 90,8 ab 99,1 abc

10 OM9586 31,8 a 60,6 ab 93,1 a 96,3 abcd

11 AGPPS105 28,0 bc 49,4 f 89,7 abc 94,4 abcd 12 AGPPS110 28,9 ab 50,7 ef 91,6 ab 94,8 abcd 13 AGPPS135 31,2 ab 60,5 ab 91,0 ab 96,8 abcd 14 AGPPS136 32,1 a 59,0 abc 90,1 abc 93,9 abcd

15 GKG4 30,7 ab 58,3 bc 84,4 c 92,3 bcd

16 VND 95-20 25,8 c 50,4 ef 78,1 d 90,0 cd

Trung bình 30,2 56,8 88,8 95,3

F ** ** ** Ns

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ** khác biệt rất ý nghĩa thống kê ở mức 1%, * khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Ghi chú: NSKC: ngày sau khi cấy.

Nhìn chung chiều cao của các giống lúa thí nghiệm thay đổi liên trong suốt quá trình phát triển. Trong suốt theo dõi thì chiều cao của hai giống OM20 và VND 95-20 là thấp nhất và có chiều cao lần lượt là 87,6 cm và 90,0 cm. OM7053, OM36L và OM121 là ba giống lúa có chiều cao lần lượt là 102,4 cm, 100,2 cm và 100 cm vượt trội nhất trong các giống thí nghiệm. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao của các giống lúa thí nghiệm được coi là chiều cao lí tưởng để cho năng suất cao.

4.2.1.3 Chiều dài bông

Qua kết quả thí nghiệm (Bảng 4.2) cho thấy trung bình chiều dài bông của 16 giống thí nghiệm là 21,7 cm, thay đổi từ 19,7 đến 23,3 cm. Giống đối chứng VND 95-20 là giống có chiều dài bông dài nhất (23,3 cm) trong bộ giống thí nghiệm; OM6075 là giống có chiều dài bông thấp nhất (19,7 cm). Chiều dài bông của các giống lúa thí

35

nghiệm khác biệt không ý nghĩa. Hai giống OM6075 và OM7167 có chiều dài bông thấp hơn giống đối chứng.

Bảng 4.3 Số lá xanh, cấp đổ ngã và chiều dài bông của 16 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013 – 2014:

TT Tên giống Chiều dài bông (cm) Số lá xanh/bụi Đổ ngã (cấp)

1 OM20 22,7 ab 21 e 1

2 OM22 22,3 abc 24 cde 1

3 OM36L 22,7 ab 26 bcde 1

4 OM121 21,0 abc 26 bcde 1

5 OM240 20,7 abc 30 bc 1 6 OM6075 19,7 c 27 bcde 1 7 OM7053 23,0 ab 28 bcd 1 8 OM7167 20,3 bc 29 bcde 1 9 OM9582 22,7 ab 31 b 1 10 OM9586 21,3 abc 28 bcd 1

11 AGPPS105 21,3 abc 26 bcde 1

12 AGPPS110 22,3 abc 30 bc 1 13 AGPPS135 21,0 abc 23 de 1 14 AGPPS136 21,3 abc 23 de 1 15 GKG4 21,0 abc 24 cde 1 16 VND 95-20 23,3 a 38 a 1 Trung bình 21,7 27 F ns **

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ** khác biệt rất ý nghĩa thống kê ở mức 1%, * khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, ns khác biệt không ý nghĩa. Ghi chú: Độ cứng cây; (1) cây không bị đổ ngã.

Theo Nguyễn Bích Hà Vũ và Huỳnh Như Điền (2005), hiện nay nông dân có xu hướng chọn các dòng có chiều dài bông khoảng 20 – 25cm và bông to, hạt khít, tỷ lệ chắc cao, khối lượng 1000 hạt cao. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa thí nghiệm đều đạt được yêu cầu của người sản xuất về chiều dài bông của thị trường.

36

Theo Võ Tòng Xuân (1986) số lá xanh duy trì được càng lâu càng có lợi cho việc nâng cao năng suất hạt. Trung bình số lá xanh/bụi của các giống thí nghiệm được ghi nhận ở giai đoạn trổ (Bảng 4.2) là 27 lá/bụi, thay đổi từ 21 đến 38 lá/bụi. Số lá xanh/bụi của 16 giống thí nghiệm khác biệt rất ý nghĩa. Giống đối chứng VND 95-20 có số lá xanh trên bụi cao nhất (38 lá/bụi) trong bộ giống thí nghiệm; OM20 là giống có số lá xanh/bụi thấp nhất (21 lá/bụi). Sự chênh lệch số lá xanh trên bụi giữa các giống thí nghiệm với giống đối chứng khá cao tối ta lên đến 17 lá/bụi.

4.2.1.5 Đặc tính đổ ngã của cây lúa

Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm (Bảng 4.2) nhận thấy khí hậu, thời tiết rất thuận lợi không có gì thay đổi thất thường nên hầu hết 16 giống thí nghiệm đều không bị đổ ngã dẫn đến năng suất được đảm bảo.

4.2.1.6 Số chồi/m2

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thông thường số chồi hữu hiệu thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được chồi tối đa. Qua bảng 4.4 nhìn

chung số chồi/m2 thay đổi theo từng giai đoạn, số chồi/m2 tăng nhanh từ giai đoạn 20

NSKC đến giai đoạn 40 NSKC và giảm dần ở giai đoạn trổ do ở giai đoạn này thì số chồi vô hiệu chết dần.

Giai đoạn 20 NSKC: Qua bảng 4.4 cho thấy trung bình số chồi/m2 lúc này là 164 chồi,

thay đổi từ 137 đến 219 chồi/m2. OM20 là giống có số chồi/m2 cao nhất 219 chồi/m2;

AGPPS136 là giống có số chồi/m2 thấp nhất 137 chồi/m2. Số chồi/m2 lúc 20 NSKC

của bộ giống thí nghiệm khác biệt rất ý nghĩa. AGPPS110, AGPPS135 và AGPPS136

là ba giống có số chồi/m2thấp hơn giống đối chứng.

Giai đoạn 40 NSKC (Bảng 4.4) lúc này số chồi/m2 đạt tối đa với trung bình là 521

chồi/m2, thay đổi từ 416 đến 747 chồi/m2. Số chồi/m2 của bộ giống thí nghiệm lúc 40

NSKC khác biệt rất ý nghĩa. Giống có số chồi/m2 cao nhất là giống đối chứng VND

95-20 (747 chồi/m2); giống có số chồi/ m2 thấp nhất là AGPPS135 (416 chồi/m2), qua

đây đó có thể thấy khả năng nảy chồi của các giống thí nghiệm thấp hơn giống đối chứng.

Giai đoạn trổ: trung bình số chồi/m2 (Bảng 4.4) lúc này là 316 chồi/m2, dao động từ

276 đến 475 chồi/m2. Giống đối chứng VND 95-20 có số chồi/m2 cao nhất (475

chồi/m2); giống có số chồi/m2 thấp nhất là AGPPS135 (276 chồi/m2). Số chồi/m2 của

các giống thí ngiệm giai đoạn này khác biệt rất ý nghĩa. Các giống trong bộ giống thí

nghiệm có số chồi/m2 thấp hơn giống đối chứng.

Bảng 4.4 Diễn biến số chồi/m2 của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân năm 2013

37 TT Tên giống 20NSKC 40NSKC Trổ 1 OM20 219 a 605 b 342 b

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)