Thời gian sinh trưởng (lúa cấy)

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 51)

Thời gian sinh trưởng của 16 giống thí nghiệm ở vụ Hè Thu 2013 qua bảng 4.1 có sự chênh lệch với nhau, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 106 ngày, thay đổi từ 98 đến 112 ngày. AGPPS105 là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất (112 ngày); ba giống OM9582, OM9586 và AGPPS135 có thời gian sinh trưởng bằng nhau (110 ngày); AGPPS110 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (98 ngày). OM36L là giống có thời gian sinh trưởng bằng với giống đối chứng VND 95-20.

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa ở vụ Đông Xuân 2013- 2014 cũng có sự chênh lệch với nhau thay đổi từ 105 đến 110 ngày, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm là 107 ngày. OM9582 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (110 ngày); OM36L, OM121, OM6075, OM7167,

32

AGPPS105 là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (105 ngày); hai giống OM240 và OM7053 có thời gian sinh trưởng là 109 ngày, bằng thời gian sinh trưởng của giống đối chứng VND 95-20. Sự chênh lệch thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm so với giống đối chứng tối đa là 3-4 ngày.

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy) của 16 giống lúa thí nghiệm Vụ Hè Thu 2013 và Vụ ĐX 2013 -2014

TT Tên giống

Thời gian sinh trưởng (ngày) Vụ HT 2013 (*) Vụ ĐX 2013-2014 1 OM20 105 106 2 OM22 108 106 3 OM36L 103 105 4 OM121 101 105 5 OM240 107 109 6 OM6075 105 105 7 OM7053 107 109 8 OM7167 107 105 9 OM9582 110 110 10 OM9586 110 107 11 AGPPS105 112 105 12 AGPPS110 98 106 13 AGPPS135 110 106 14 AGPPS136 105 107 15 GKG4 104 108 16 VND 95-20 (ĐC) 103 109 Trung bình 106 107

Nguồn (*): Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam, vụ Hè Thu 2013.

Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) nhận định mùa vụ là một trong những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm thời gian của giai đoạn tăng trưởng. Qua kết quả phân tích cho thấy các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp với điều kiện canh tác ở ĐBSCL và thời gian sinh trưởng của 16 giống thí nghiệm có chênh lệch giữa hai vụ lúa.

33

Chiều cao cây lúa từ 90 – 100cm được coi là chiều cao lý tưởng cho năng suất cao trong một số điều kiện cây lúa có thể cao đến 120cm. Với các giống lúa có chiều cao lúa thấp hơn 100cm thì chống chịu đỗ ngã tốt hơn (Vũ Anh Pháp, 2011).

Qua kết quả quan sát trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm nhận thấy chiều cao các giống lúa thí nghiệm tăng dần từ giai đoạn 20 ngày đến giai đoạn thu hoạch. Cụ thể qua bảng 4.2 cho thấy:

Giai đoạn 20 NSKC: Chiều cao trung bình của các giống lúa ở giai đoạn này là 30,2 cm, thay đổi từ 25,8 đến 32,1 cm. Hai giống lúa OM36L và AGPPS136 có chiều cao cao nhất (32,1 cm) trong bộ giống thí nghiệm; giống đối chứng VND 95-20 có chiều thấp nhất (25,8 cm). Chiều cao cây của các giống lúa lúc 20 NSKC khác biệt nhau rất ý. Các giống có chiều cao cây lớn hơn giống đối chứng.

Giai đoạn 40 NSKC: Lúc này cây lúa nảy chồi, vươn lóng và chiều cao tăng nhanh. Trung bình chiều cao cây của 16 giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn này là 56,8 cm, thay đổi từ 49,4 đến 63,7 cm, chiều cao. Chiều cao cây của các giống lúc 40 NSKC có sự khác biệt rất ý nghĩa. OM7053 là giống có chiều cao cao nhất (63,7 cm); AGPPS 105 là giống có chiều cao thấp nhất (49,4 cm). Ở mức ý nghĩa 1% chiều cao của hai giống OM121, OM240, OM7167, AGGPS105 và AGPPS110 không khác biệt so với giống đối chứng VND 95-20.

Giai đoạn trổ: Qua bảng 4.2 cho thấy bộ giống có chiều cao trung bình 88,8 cm, thay đổi từ 78,1 đến 93,1 cm. Ở giai đoạn này sự phát triển chiều cao cây bắt đầu chậm lại và dần ổn định, OM9586 là giống có chiều cao cao nhất (93,1 cm); giống VND 95-20 có chiều cao thấp nhất (78,1 cm). Chiều cao cây của 16 giống thí nghiệm lúc trổ khác biệt rất ý nghĩa. Các giống điều có chiều cao cao hơn giống lúa đối chứng.

Giai đoạn thu hoạch: Vào giai đoạn này hầu như chiều cao cây lúa đã ổn định và đạt chiều cao tối đa. Chiều cao trung bình của các giống lúc này là 95,3 cm, biến thiên từ 87,6 đến 102,4 cm. Chiều cao cây ở giai đoạn thu hoạch khác biệt không ý nghĩa. OM7053 là giống có chiều cao cao nhất (102,4 cm); OM20 là giống có chiều cao thấp nhất (87,6 cm). OM36L, OM121 và OM7053 là ba giống có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng.

Bảng 4.2 Diễn biến chiều cao (cm) của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014:

TT Tên giống 20NSKC 40NSKC Trổ Thu hoạch

1 OM20 30,0 ab 57,1 bcd 85,8 bc 87,6 d

34

3 OM36L 32,1 a 63,4 a 92,9 a 100,2 ab

4 OM121 30,5 ab 54,6 cde 92,9 a 100,0 ab

5 OM240 29,2 ab 51,3 ef 84,3 c 93,1 abcd

6 OM6075 31,5 a 57,8 bcd 87,5 abc 92,9 abcd

7 OM7053 30,1 ab 63,7 a 85,3 bc 102,4 a

8 OM7167 29,6 ab 53,4 def 92,4 a 98,1 abc

9 OM9582 31,4 a 59,4 abc 90,8 ab 99,1 abc

10 OM9586 31,8 a 60,6 ab 93,1 a 96,3 abcd

11 AGPPS105 28,0 bc 49,4 f 89,7 abc 94,4 abcd 12 AGPPS110 28,9 ab 50,7 ef 91,6 ab 94,8 abcd 13 AGPPS135 31,2 ab 60,5 ab 91,0 ab 96,8 abcd 14 AGPPS136 32,1 a 59,0 abc 90,1 abc 93,9 abcd

15 GKG4 30,7 ab 58,3 bc 84,4 c 92,3 bcd

16 VND 95-20 25,8 c 50,4 ef 78,1 d 90,0 cd

Trung bình 30,2 56,8 88,8 95,3

F ** ** ** Ns

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ** khác biệt rất ý nghĩa thống kê ở mức 1%, * khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Ghi chú: NSKC: ngày sau khi cấy.

Nhìn chung chiều cao của các giống lúa thí nghiệm thay đổi liên trong suốt quá trình phát triển. Trong suốt theo dõi thì chiều cao của hai giống OM20 và VND 95-20 là thấp nhất và có chiều cao lần lượt là 87,6 cm và 90,0 cm. OM7053, OM36L và OM121 là ba giống lúa có chiều cao lần lượt là 102,4 cm, 100,2 cm và 100 cm vượt trội nhất trong các giống thí nghiệm. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao của các giống lúa thí nghiệm được coi là chiều cao lí tưởng để cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 51)