Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 42)

Giấy, viết, thước và các thanh tre để đo đạt và ghi nhận các chỉ tiêu ngoài đồng như chiều cao cây, số chồi, mức độ thiệt hại do sâu bệnh.

Các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm có máy đo ẩm độ, máy đếm 1000 hạt, máy tách chắc lép, thước kẻ, cân điện tử, máy tách vỏ trấu, máy lau bóng gạo,…

3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM 3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 từ 11/2013 đến 04/2014 tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp Định Thành – huyện Thoại Sơn –

An Giang trên diện tích 700 m2.

Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và được chia thành 3 dãy. Mỗi lần lặp lại có 16 nghiệm thức tương ứng với 16

giống lúa, kích thức mỗi nghiệm thức là 10m2. Trong cùng một dãy, các lô thí nghiệm

được xếp liền nhau với khoảng cách 30cm và khoảng cách giữa các dãy với nhau là 30cm.

Đất thí nghiệm: Đất phù sa ngập lũ hàng năm tại Định Thành – huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang.

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 16 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013-2014

REP1 REP2 REP3

9 3 4 12 14 8 5 13 2 16 5 11 14 12 7 2 7 13 4 10 12 3 8 15 10 2 6 8 1 14 13 11 5 6 15 1 11 4 3 15 16 10 1 9 16 7 6 9 3.1.4 Phương pháp canh tác

23

Lịch canh tác

Bắt đầu gieo hạt vào ngày 17/12/2013, sau 17 ngày mạ được đem đi cấy (24/12/2013). Thu hoạch vào ngày 07/04/2014.

Làm mạ

Chọn vị trí làm mạ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, gần nguồn nước tưới tiêu. Làm mạ theo phương pháp mạ sân, trộn mụn dừa (loại bỏ tơ sợi dừa) và bùn (không được sử dụng bùn nơi có nhiễm phèn) theo tỉ lệ 3:1 và 1kg phân DAP. Sau khi trộn hỗn hợp đều thì cho vào khung làm bằng cây độ dài hỗn hợp khi cho vào khung khoảng từ 1,5cm – 2cm, dưới khung lót một miếng cao su chống thắm nước và khung có chiều dài 1,2m và rộng 0,6m. Sau khi gieo giống vào khung xong thì rắc thêm một lớp mỏng mụn dừa. Mỗi ngày tưới 2 lần, nếu thấy khô có thể tăng lần tưới lên và trời trưa quá nắng thì nên lấy miếng cước đậy giống lại. Sau khi gieo 5 - 7 ngày phun phân bón lá loại 30 – 10 – 10 hoặc thêm ½ muỗng canh Ure/8 lít (đều chỉnh cho mạ khỏe và đều cây). Nếu có sâu thì phun thuốc Cyperan 10EC, liều lượng 25cc/8 lít.

Chuẩn bị đất cấy

Đất được dọn sạch cỏ, sau đó xới, trục và san bằng mặt ruộng, diệt ốc bươu vàng, đấp bờ xung quanh ruộng để giữ nước trong ruộng thí nghiệm. Sau đó tiến hành phân lô thí nghiệm và bón lót.

Cấy mạ

Mạ được cấy ở tuổi 17 ngày sau khi gieo. Mạ trong từng khung được cuộn tròn cho vào bao và chuyển ra rải đều trên ruộng, nên để qua một đêm để cho đâm rễ mới. Và cấy mạ xuống ruộng với mật độ 15cm x 15cm, cấy 1 tép/bụi. Mạ dư để cuối lô để sau này dặm lại.

Chăm sóc

Sau khi cấy 3 ngày thì tiến hành cấy dặm lại những cây bị chết, bị nổi và cho nước vào ruộng khoảng 3cm, sau đó tăng dần nhưng không quá 10cm, đảm bảo đủ nước trong thời gian sinh trưởng phát triển cây lúa. Làm cỏ bằng tay lúc 15 NSKC và 30 NSKC và trước khi lúa trổ bông, thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại.

24

Phân bón áp dụng theo công thức:

Đối với lúa cao sản ngắn ngày, bón phân nuôi đòng (18 ngày trước khi trổ) cho năng suất cao hơn bón đón đòng (30 ngày trước khi trổ) (Võ Tòng Xuân & ctv, 1997).

Sử dụng phân Ure (46% N), DAP (16% N – 48% P2O5) và KCL (60% K2O) và

bón theo công thức 90 kg N – 60 kg P2O5 – 60 kg K2O/ha tương đương khoảng 16,25

kg Ure – 12,5 kg DAP – 10 kg KCL cho khoảng 1000 m2.

Bảng 3.3: Các thời điểm bón phân và khối lượng phân bón sử dụng

Thời điểm Ure DAP KCL

Bón lót (trước khi cấy) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 1/2 (3,5kg) Bón thúc lần 1 (7 – 10 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 0

Bón thúc lần 2 (15 – 20 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 1/3 (≈ 3,2kg) 0

Bón thúc lần 3 (35 – 37 NSKC) 1/4 (≈ 2.7kg) 0 1/2 (3,5kg)

3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NÔNG HỌC

Thu thập số liệu thứ cấp về thành phần năng suất, năng suất và phẩm chất hạt của vụ Hè Thu 2013 qua Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa mới ngắn ngày tại các tỉnh Nam Bộ của Trung tâm khảo nghiệm kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam năm 2013.

Số liệu về đặc tính nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng suất, phẩm chất hạt của vụ Đông Xuân 2013-2014 là số liệu sơ cấp.

3.2.1 Thời gian sinh trưởng

Được tính từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch (lúc 80 – 85% số hạt trên bông chín).

Bảng 3.4: Phân nhóm lúa theo thời gian sinh trưởng

Tên gọi Nhóm giống Thời gian sinh trưởng (ngày)

A0 Cực ngắn ngày < 90

A1 Ngắn ngày 90 – 105

A2 Tương đối ngắn ngày 106 – 120

Nguồn: Nguyễn Thành Hối, 2011

3.2.2 Chiều cao cây (cm)

Ghi nhận vào các thời điểm 20 NSKC, 40 NSKC, khi lúa trổ và trước khi thu hoạch. Chọn 4 điểm cho mỗi lô, chọn một bụi ở mỗi điểm để đo chiều cao cây (cố định bụi này). Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất khi lúa chưa trổ và từ mặt đất đến chóp bông cao nhất khi lúa trổ. Tính chiều cao trung bình.

25

Chiều cao trung bình/bụi = Tổng chiều cao 4 bụi/4

3.2.3 Chiều dài bông (cm)

Đo chiều dài bông vào lúc thu hoạch, chọn ngẫu nhiên 10 bông trên lô và đo từ cổ bông đến chóp bông. Tính chiều dài bông trung bình.

Chiều dài bông trung bình/bông = Tổng chiều dài 10 bông/10

3.2.4 số chồi

Ghi nhận vào cùng một thời điểm với chiều cao cây. Chọn 4 điểm cho mỗi lô, chọn 4 bụi ở mỗi điểm để đếm số chồi. Được tính là một chồi nếu chồi đó đủ 3 lá. Tính số chồi trung bình.

Số chồi trung bình/bụi = Tổng số chồi của 16 bụi/16

3.2.5 Tính đổ ngã

Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị đổ ngã. Đánh giá theo các cấp như sau:

Bảng 3.5: Các cấp độ đánh giá mức độ đổ ngã của cây lúa

Cấp Mức độ 1 Đứng thẳng 3 50% hơi xiên 5 75% hơi xiên 7 75% ngã 9 Ngã rạp 3.2.6 Số lá xanh/bụi

Đếm số lá xanh/bụi vào lúc thu hoạch và chọn ngẫu nhiên 10 bụi/lô.

3.3 KHẢO SÁT THIỆT HẠI SÂU BỆNH 3.3.1 Rầy nâu (Brown planthopper) 3.3.1 Rầy nâu (Brown planthopper)

Tính chống chịu rầy nâu được đánh giá và phân cấp theo bảng 3.6

26

Cấp Đánh giá Mô tả

0 Rất kháng Không bị thiệt hại 1 Kháng Vài cây hơi vàng

2 Hơi kháng Lá bị vàng một phần nhưng chưa cháy rầy

3 Hơi nhiễm Lá vàng thật sự, có 10 – 25% bị cháy rầy các chồi khác bị lùn 7 Nhiễm >50% cây bị héo hay cháy rầy, số cây còn lại bị lùn

8 Rất nhiễm Tất cả các cây đều chết

3.3.2 Bệnh đạo ôn (Rice blast)

Tính chống chịu bệnh đạo ôn được đánh giá và phân cấp theo bảng 3.7

Bảng 3.7: Phân cấp thiệt hại do bệnh đạo ôn theo IRRI (1996)

Cấp Đánh giá Mô tả

0 Rất kháng Không có vết bệnh trên lá.

1 Kháng Có những đốm nâu nhỏ bằng đầu kim gút hay lớn hơn và chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

2 Kháng Vết nhỏ gần tròn tới những vết thon dài nhạt, vết cháy xám có đường kính khoảng 1 – 2mm với viền xung quanh rõ ràng.

3 Hơi kháng Mức độ tổn thương giống như cấp 2, nhưng xuất hiện nhiều hơn ở mặt trên lá lúa.

4 Hơi kháng Vết bệnh khoảng 3mm hay lớn hơn, mức độ thiệt hại nhỏ hơn 4% diện tích lá.

5 Hơi nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 4 – 10% diện tích lá. 6 Nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 11 – 25% diện tích lá. 7 Nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 26 – 50% diện tích lá. 8 Rất nhiễm Bệnh gây hại trong khoảng 51 – 75% diện tích lá. 9 Rất nhiễm Mức độ gây hại trên 75% diện tích lá, giống cháy rụi.

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 3.4.1 Thành phần năng suất 3.4.1 Thành phần năng suất

Lấy mẫu ngoài đồng bằng cách chọn 3 điểm ngẫu nhiên cho mỗi nghiệm thức, mỗi điểm gặt 4 bụi để lấy chỉ tiêu, tổng cộng là 12 bụi cho mỗi nghiệm thức.

27 Thực hiện theo thứ tự các bước sau:

+ Đếm tổng số bông của 12 bụi (P).

+ Tách tất cả các hạt lép, hạt chắc để riêng, đếm tất cả các hạt lép (U).

+ Cân trọng lượng hạt chắc (W), đơn vị gam.

+ Đếm ngẫu nhiên 1000 hạt chắc, cân trọng lượng 1000 hạt (w), đơn vị gam.

+ Đo ẩm độ. Tất cả trọng lượng đều quy về ẩm độ 14% theo công thức sau:

  86 100 0 0 % 14 H W W   

(W0: trọng lượng mẫu lúc cân, H0: ẩm độ lúc cân)

Số bông/m2 = 27 . 0 ) 15 , 0 15 , 0 ( 12 P P    Số hạt chắc/bông = Trọng lượng 1000 hạt = w14% Tỷ lệ hạt chắc = 3.4.2 Năng suất

3.4.2.1 Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha), tính theo công thức sau:

NSLT = [(Số bông/m2) x (Số hạt chắc/bông) x (Khối lượng 1.000 hạt)]/100

3.4.2.2 Năng suất thực tế (NSTT)

Gặt 5m2 lúa ở mỗi lô, làm sạch, phơi khô, cân trọng lượng hạt chắc và đo độ ẩm lúc

cân, quy về ẩm độ chuẩn 14%.

Năng suất thực tế (tấn/ha), tính theo công thức: 2 1000 000 . 10 5 14% % 14    W W NSTT P w W   % 14 % 14 1000 U W w W w          % 14 % 14 % 14 % 14 1000 1000

28

3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT GẠO 3.5.1 Tỷ lệ xay chà 3.5.1 Tỷ lệ xay chà

Thực hiện theo phương pháp của IRRI (1996) - Đo ẩm độ: Từ 12% - 14%.

- Cân trọng lượng 200g lúa cho mỗi giống (do thời gian đề tài không đủ để thực hiện 3 lần lặp lại nên chi làm một lần cho mỗi giống), xay mẫu, cân trọng lượng gạo lức (g). - Lau bóng gạo lức trong khoảng 3 phút, cân trọng lượng gạo trắng (g).

- Phân loại gạo nguyên và gạo bể, cân trọng lượng gạo nguyên (g) Các tỷ lệ xay chà được tính với công thức như sau:

Tỷ lệ gạo lức (%) = (Trọng lượng gạo lức/200) x 100

Bảng 3.8: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo lức (%)

Tốt 1 > 79

Trung bình 2 75 – 79

Kém 3 < 75

Tỷ lệ gạo trắng (%) = (Trọng lượng gạo trắng/200) x 100

Bảng 3.9: Phân loại tỷ lệ gạo trắng IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo trắng (%)

Rất tốt 1 70,1

Tốt 2 65,1 – 70

Trung bình 3 60,1 – 65

Kém 4 < 65

Tỷ lệ gạo nguyên (%) = (Trọng lượng gạo nguyên/200) x 100

Bảng 3.10: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996)

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)

Rất tốt 1 57

Tốt 2 48 – 56.9

29

Kém 4 30– 38.9

3.5.2. Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo

Thực hiện bằng cách đo chiều dài và chiều rộng của 10 hạt gạo trắng và sau đó tính trung bình chiều dài, chiều rộng của 1 hạt, đơn vị tính bằng mm và tính tỷ lệ dài/rộng. Sau đó phân loại hạt theo tiêu chuẩn của IRRI (1996).

Bảng 3.11: Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

Cấp độ Loại Hạt Chiều dài gạo trắng Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng

1 Rất dài ≥ 7,00 Thon > 3,0

3 Dài 6,00 – 6,99 Trung bình 2,1 – 3,0

5 Trung bình 5,00 – 5,99 Mập 1,1 – 2,0

9 Ngắn < 5,00 Tròn < 1,1

3.5.3 Độ bạc bụng

Độ bạc bụng là phần trăm diện tích bị bạc bụng của gạo chà trắng.

Bảng 3.12: Phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt RRI (1998)

Cấp Mức độ bạc bụng

0 Không bạc bụng

1 Vùng bạc bụng ít hơn 10% diện tích hạt

5 Vùng bạc bụng trung bình 10 – 20% diện tích hạt 9 Vùng bạc bụng hơn 20% diện tích hạt

Tỷ lệ bạc bụng được thực hiện bằng cách điếm 100 hạt cho mỗi mẫu cho mỗi lần lặp lai (3 lần lặp lại), sau đó điếm tổng số bạc bụng, tỷ lệ bạc bụng của từng giống bao gồm tổng phần trăm bạc bụng, phần trăm bạc bụng cấp 1, cấp 5 và cấp 9.

3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thô và phần mềm IRRISTAT để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.

Dùng thống kê mô tả (các số đo trung bình, các số đo biến động) để mô tả và trình bày số liệu.

Phân tích phương sai ANOVA (phép thử F và Duncan) để so sánh các số liệu trung bình của các nghiệm thức (giống).

30

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG

31

Nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân 2013 – 2014 từ 24,5 0C – 25,5 0C. Theo nhận định

của Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì nhiệt độ này không thích hợp cho năng suất cao ở vùng ĐBSCL. Vào tháng 12 và tháng 1 có những ngày nhiệt độ giảm xuống còn 15

0C, 16 0C; khoảng nhiệt làm cho cây lúa tăng trưởng chậm chạp từ đó kéo dài thời

gian sinh trưởng của các giống (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, sáng sớm có sương mù bất thường; đây là những yếu tố bất lợi cho cây lúa nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

4.1.2 Ánh sáng

Tổng số giờ nắng của tháng của tháng 12 là 172,2 giờ, tháng 1 là 122,3 giờ nắng.

Tổng số giờ nắng trong 2 tháng này được xem là cao nhất trong 25 gần đây (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Nhìn chung, điều kiện ánh sáng trọng vụ ĐX thuận lợi cho cây lúa quang hợp và phát triển tốt.

4.1.3 Lượng mưa

Lượng mưa qua các tháng có sự thay đổi rõ rệch, tháng 12/2013 có lượng mưa là 18,9 mm, tuy nhiên đến tháng 1 chỉ có 0,1 mm (lượng mưa thấp nhất so với các năm gần đây), lượng mưa vào tháng 02 là 26,2 mm, tháng 3 có lượng mưa 31,2 mm cao hơn so với cùng kì năm 2013 (Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, 2014). Đây là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa; tuy nhiên, với các biện pháp chủ động nguồn nước tưới và tưới nước hợp lý vào các giai đoạn thì không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.

4.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.2.1 Đặc tính nông học 4.2.1 Đặc tính nông học

4.2.1.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy)

Thời gian sinh trưởng của 16 giống thí nghiệm ở vụ Hè Thu 2013 qua bảng 4.1 có sự chênh lệch với nhau, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 106 ngày, thay đổi từ 98 đến 112 ngày. AGPPS105 là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nhất (112 ngày); ba giống OM9582, OM9586 và AGPPS135 có thời gian sinh trưởng bằng nhau (110 ngày); AGPPS110 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (98 ngày). OM36L là giống có thời gian sinh trưởng bằng với giống đối chứng VND 95-20.

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa ở vụ Đông Xuân 2013- 2014 cũng có sự chênh lệch với nhau thay đổi từ 105 đến 110 ngày, trung bình thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm là 107 ngày. OM9582 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (110 ngày); OM36L, OM121, OM6075, OM7167,

32

AGPPS105 là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (105 ngày); hai giống OM240 và OM7053 có thời gian sinh trưởng là 109 ngày, bằng thời gian sinh trưởng của giống đối chứng VND 95-20. Sự chênh lệch thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm so với giống đối chứng tối đa là 3-4 ngày.

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy) của 16 giống lúa thí nghiệm Vụ Hè Thu 2013 và Vụ ĐX 2013 -2014

TT Tên giống

Thời gian sinh trưởng (ngày) Vụ HT 2013 (*) Vụ ĐX 2013-2014 1 OM20 105 106 2 OM22 108 106 3 OM36L 103 105 4 OM121 101 105 5 OM240 107 109 6 OM6075 105 105 7 OM7053 107 109 8 OM7167 107 105 9 OM9582 110 110 10 OM9586 110 107 11 AGPPS105 112 105 12 AGPPS110 98 106 13 AGPPS135 110 106 14 AGPPS136 105 107

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)