Vai trò của giống lúa trong canh tác

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 28)

Theo Huỳnh Quốc Quân (1999), giống là yếu tố then chốt cho năng suất cao nhưng năng suất cao trong điều kiện sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu và với những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh.

Giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2006) năng suất hạt của cây lương thực tăng khoảng 30 đến 50% nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới. Nhận định về vai trò của giống thì theo Đào Duy Cầu (2004) cho rằng giống tốt là loại giống có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh,

9

cỏ hại và thích ứng được với một số điều kiện canh tác nhất định. Ở khía cạnh khác theo Đỗ Khắc Thịnh (2011) nhận định giống là tiền đề cho mọi biện pháp kĩ thuật là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất.

Theo cục trồng trọt (2006) hạt giống khỏe là hạt giống phải đạt những yêu cầu sau: - Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng.

- Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phải có sức sống mạnh.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.

Hạt giống tốt sẽ làm lúa nảy mầm và lớn đều (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998). Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nêu bật vai trò quan trọng của việc sử dụng các giống kháng sâu bệnh trong sản xuất.

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)