Số hạt chắc/bông

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 59)

Qua bảng 4.6 cho thấy vào vụ Hè Thu 2013 thì trung bình số hạt chắc/bông của 16 giống thí nghiệm là 92 hạt/bông, thay đổi từ 61 đến 124 hạt/bông. AGPPS110 là giống có có số hạt chắc/bông cao nhất (124 hạt/bông); OM6075 là giống có số hạt chắc trên bông thấp nhất (61 hạt/bông). Hầu hết các giống thí nghiêm đều có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng VND 95-20 ngoại trừ ba giống OM6075, OM7053 và OM7167.

Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy trung bình số hạt chắc/bông của các giống thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2013-2014 là 98 hạt/bông, thay đổi từ 67 đến 125 hạt/bông; AGPPS135 là giống có số hạt chắc/bông cao nhất (125 hạt/bông); giống đối chứng VND 95-20 có số hạt chắc trên bông thấp nhất 67 hạt/bông. Số hạt chắc/ bông của 16 giống thí nghiệm khác biệt rất ý nghĩa. Các giống OM20, OM22, OM9582, AGPPS105, AGPPS110, AGPPS135 và AGPPS136 có số hạt chắc/bông lớn hơn giống đối chứng.

Số hạt chắc trên bông cũng là một trong các yếu tố cấu thành và tỉ lệ thuận với năng suất lúa trong điều kiện các yếu tố cấu thành năng suất khác ổn định (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên số hạt chắc trên bông (Nguyễn Như Hà, 2006). Qua kết quả hai vụ cho thấy trung bình số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân 2013- 2014 (98 hạt/bông) cao hơn vụ Hè Thu 2013 (92 hạt/bông) 6 hạt/bông. OM20, OM22, OM9582, AGPPS105, AGPPS110 và AGPPS135 là những giống có số hạt chắc/bông cao và tương đối ổn định ở cả hai vụ lúa, ngược lại giống đối chứng VND 95-20 có số hạt chắc/bông thấp ở cả hai vụ.

Một phần của tài liệu chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang (Trang 59)