Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.2.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Đầu tiên,doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận

trong hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm là khoản thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm và nó cũng tạo nên một quỹ chung để thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Để đảm bảo cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường và thuận lợi thì doanh nghiệp có quyền thu phí từ bên mua bảo hiểm.

Phương thức đóng phí bảo hiểm là cách thức mà bên mua bảo hiểm tiến hành đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm: đóng một lần hay chia làm nhiều lần. Vì phí bảo hiểm được tính dựa vào mức độ rủi ro của hàng hóa bảo hiểm nên có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn

70

Khoản 1, 2 Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

71

Khoản 3 Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

72

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến gia tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng ý tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.73

Hai là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung

cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Trung thực là nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm, để bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm trước thông tin sai sự thật từ phía bên mua bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm, pháp luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, nhận hay từ chối bảo hiểm và tính phí bảo hiểm hợp lý. Đây là quyền của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời cũng là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm mà người viết đã trình bày chi tiết ở phần trên.74

Ba là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp

đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong các hành vi sau đây:

 Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường.

 Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 18 của Luật Kinh doanh bảo hiểm2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.75

73

Điều 20, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.

74

Xem lại trang 39 – 40.

75

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

Ngoài ra, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.76

Trên cơ sở những điều luật đã được trích dẫn thì có thể thấy quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thu phí đến thời điểm đình chỉ hợp đồng là không đảm bảo sự công bằng giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp người cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng là doanh nghiệp bảo hiểm, thấy rõ có độ chênh và phân biệt quyền lợi giữa hai chủ thể chính trong cùng một điều luật. Và cách xử lý như vậy cũng không phù hợp với quy định chung của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu. Vì thế, vấn đề này sẽ được người viết nghiên cứu sâu hơn ở chương tiếp theo và sẽ đề ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

Bốn là, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số

tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với hàng hóa.

Hay nói cách khác, tham gia vào quan hệ bảo hiểm hàng hóa trong nước có thể làm phát sinh việc chuyển yêu cầu bồi hoàn.77

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thay đổi về chủ thể hưởng quyền chứ không phải là sự thay đổi nội dung của quan hệ. Do vậy, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội dung công việc đã được xác định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.78

76

Khoản 2, Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

77

Chuyển yêu cầu bồi hoàn là việc bên có quyền trong quan hệ dân sự chuyển quyền của mình sang cho một chủ thể khác thực hiện thay. Xem Điều 309 Bộ luật dân sự 2005.

78

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không quy định điều này, nên áp dụng quy định chuyển giao quyền yêu cầu theo Điều 309 Bộ Luật dân sự 2005.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

Cụ thể nội dung của quyền này đó là: doanh nghiệp bảo hiểm được dùng quyền của người được bảo hiểm để đòi người thứ ba gây ra thiệt hại phải bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.79 Cơ sở thực hiện nguyên tắc thế quyền dựa trên tính chất bồi thường tổn thất của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Số tiền mà người được bảo hiểm được bồi thường không vượt quá lợi ích bảo hiểm của họ. Nếu pháp luật không có quy định này thì khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất vì rủi ro bảo hiểm do người thứ ba gây ra, người mua bảo hiểm có thể vừa đòi người thứ ba bồi thường thiệt hại, lại vừa có thể nhận tiền bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, người mua bảo hiểm đã nhận được một khoản giá trị gấp đôi số tổn thất, điều này trái với nguyên tắc của bồi thường nói chung.

Bên cạnh các quyền thì doanh nghiệp bảo hiểm còn có các nghĩa vụ cơ bản phải thực hiện trong hợp đồng song vụ.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 51)