Bảo hiểm cho rủi ro cháy, nổ

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Bảo hiểm cho rủi ro cháy, nổ

Thông tư 220/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có quy định: hàng hóa là một trong những đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Nổ là phản ứng hóa học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.42

Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:43

 Hàng hóa tự lên men hay tự tỏa nhiệt.

 Hàng hóa chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

 Những thiệt hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ. Thiệt hại xảy ra do các thiết bị điện bị quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

 Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.

Thực tế cho thấy thiệt hại do cháy, nổ gây ra đối với hàng hóa là rất lớn, thế nhưng phần lớn các thương nhân đều có tâm lý chủ quan, đánh cược hàng hóa của

42

Điều 13 Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

43

Điều 16 Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

mình vào “may rủi” nên các tiểu thương hầu như không có thói quen mua bảo hiểm cháy, nổ cho hàng hóa của mình.

Vụ cháy chợ Quảng Ngãi vào đầu tháng 2 năm 2012 đã gây ra thiệt hại hơn 200 tỉ đồng mà không tiểu thương nào có bảo hiểm về hàng hóa. Không những thế, đến nay tại các chợ lớn, hầu hết các tiểu thương đều thờ ơ hoặc viện ra đủ mọi lý do để trốn tránh việc mua bảo hiểm cháy, nổ. Bởi họ cho rằng hỏa hoạn trên diện rộng là điều khó xảy ra, đặc biệt là đối với các chợ lớn như chợ Quảng Ngãi, nên việc mua bảo hiểm là việc thừa thãi và mất thời gian.44

Mặt khác, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa đối với rủi ro cháy, nổ còn liên quan đến hóa đơn, chứng từ và việc này khiến các tiểu thương trốn mua bảo hiểm bằng mọi cách. Thêm vào đó là công tác quản lý việc mua hay không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các thương nhân lại chưa được kiểm tra một cách thường xuyên và chặt chẽ, chính vì thế quy định này vẫn chỉ mang tính hình thức. Một khi hỏa hoạn xảy ra thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là các thương nhân.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)