Bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Bồi thường tổn thất

Một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hóa là nguyên tắc bồi thường. Bồi thường tổn thất là vấn đề trọng tâm của kinh doanh bảo hiểm nói chung, đây được xem là một sự hoàn trả tương xứng. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần lẫn vật chất. Và lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua cách xử sự khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nhận thức được vai trò của công tác bồi thường nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới đã nêu lên triết lý kinh doanh. Chẳng hạn như: “Hãy đối xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn gặp tổn thất” (Doanh nghiệp Bảo hiểm tài sản Clubb Corporation) hay “Bồi thường là cơ hội để chúng tôi thực hiện cam kết của mình” (Tập đoàn bảo hiểm Quốc tế Mỹ - AIA).

Theo nguyên tắc bồi thường, khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải được đưa về trạng thái tài chính ban đầu như khi chưa có tổn thất xảy ra. Người được bảo hiểm không thể được bồi thường nhiều hơn quyền lợi bảo hiểm mà họ có. Điều đó cho thấy, người được bảo hiểm không được kiếm lời qua bảo hiểm. Nhiều nhất, người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn mức đầy đủ.55

Trường hợp bên mua mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị hàng hóa nhưng tổn thất một phần thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ bồi thường theo tổn thất thực tế. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của hàng hóa được bảo hiểm tại

55

Khái niệm đầy đủ ở đây có thể hiểu, bên mua bảo hiểm mất cái gì, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại đúng giá trị của phần hàng hóa đã bị mất. Quy định này là phù hợp với mục tiêu của bảo hiểm tài sản. Bởi vì bảo hiểm tài sản là bảo vệ quyền lợi vật chất của chủ sở hữu đối với tài sản, do vậy bên được bảo hiểm không thể nhận được một quyền lợi vật chất nhiều hơn những gì mình có thông qua quan hệ bảo hiểm.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là các bên có thể không cần phải xác định số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong nước.56

Tùy theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mà hàng hóa bị tổn thất thường được bồi thường dưới ba hình thức đó là: sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại, thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác hoặc trả tiền bồi thường. Cụ thể:

Đối với trƣờng hợp sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại

Theo cách này, doanh nghiệp bảo hiểm tự đứng ra lo việc sửa chữa hoặc thanh toán chi phí mà bên được bảo hiểm bỏ ra để sửa chữa hàng hóa bị thiệt hại. Cách bồi thường này được áp dụng đối với những hàng hóa mà doanh nghiệp bảo hiểm có dịch vụ sửa chữa hiện đại, đảm bảo khôi phục được công dụng của hàng hóa một cách tốt nhất. Phương thức bồi thường này có ưu điểm là các bên không cần phải lập các chứng từ trong sửa chữa hàng hóa vì do chính doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện công việc này. Vấn đề trục lợi khi áp dụng phương thức này rất khó xảy ra. Tuy nhiên nó cũng bất lợi cho bên được bảo hiểm, khi trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực này không cao có thể dẫn đến tình trạng hàng hóa sau khi sửa chữa thì tính năng sử dụng sẽ giảm nhiều so với trước khi bị tổn thất.

Đối với trƣờng hợp thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác

Với hình thức này, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động hay ủy quyền cho người được bảo hiểm thay hàng hóa bị hư hỏng hay bị mất bằng một hàng hóa khác cùng loại, cùng tính năng, tác dụng. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lựa chọn phương thức bồi thường này trong trường hợp hàng hóa tổn thất có giá trị thấp và chi phí thay thế hàng hóa ít.

Đối với trƣờng hợp trả tiền bồi thƣờng

Theo phương thức này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho bên được bảo hiểm một số tiền bằng với giá trị tổn thất của hàng hóa được bảo hiểm. Thông thường cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đều thích lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền vì tiện lợi cho cả hai bên.

Quan hệ bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa có sự khác biệt so với bồi thường trong quan hệ dân sự thông thường. Cụ thể, trong quan hệ dân sự thông

56 Nguyễn Thị Thủy, Cơ sở pháp lý cho hoạt động Kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, tạp chí Khoa

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

thường, tổ chức, cá nhân chỉ phải bồi thường cho người khác khi họ là người có lỗi trong việc gây ra sự thiệt hại này, trừ một số trường hợp ngoại lệ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.57

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong quan hệ dân sự thông thường dựa vào các yếu tố: hành vi vi phạm, lỗi, thiệt hại xảy ra và quan hệ nhân quả. Do đó, trong quan hệ dân sự thông thường, người gây thiệt hại phải bồi thường cho những thiệt hại thực tế mà mình gây ra. Trong bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm bồi thường phát sinh từ nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.58

Pháp luật đã quy định như thế bởi lẽ một khi hai bên đã không thống nhất được với nhau về hình thức bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm không thể nào tiếp cận được hàng hóa đó để sửa chữa cũng như thay thế hàng hóa khác vì nó thuộc quyền quản lý của bên mua bảo hiểm. Cho nên bồi thường bằng tiền là cách giải quyết thuận tiện và hợp lý nhất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường bằng hình thức thay thế hàng hóa bị thiệt hại bằng hàng hóa khác hoặc trả tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi hàng hóa bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của hàng hóa đó.

Cho dù rủi ro được bảo hiểm có gây ra hư hỏng hoặc mất mát, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không bồi thường cho những hư hại, mất mát do bên mua bảo hiểm cố ý gây ra hoặc do việc thực hiện nghĩa vụ đề phòng và hạn chế tổn thất của họ một cách cẩu thả. Người ta cho rằng hư hỏng hoặc mất mát như vậy không phải do hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm mà do lỗi của bên mua bảo hiểm. Thông thường, phần hư hỏng, mất mát được cho là do lỗi của bên mua bảo hiểm sẽ được khấu trừ vào số tiền bồi thường tổn thất. Điều này muốn nói rằng người được bảo hiểm phải gánh chịu tổn thất nếu do lỗi bất cẩn của họ trong việc đề phòng hạn chế tổn thất gây ra. Đối với bảo hiểm hàng hóa trong nước, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường trong trường hợp hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của hàng hóa đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.59

57

Điều 623, 624 Bộ luật dân sự, 2005.

58

Khoản 2, Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

59

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)