Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.Pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc

Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về thời gian xuất hiện của hoạt động bảo hiểm. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ…đã chú ý nhiều đến khu vực Đông Dương. Các hiệp hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp thương mại lớn. Ngoài việc buôn bán các doanh nghiệp này còn mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm.

Ở miền Nam, vào năm 1926 có chi nhánh đầu tiên của Doanh nghiệp Franco- Asietique. Đến năm 1929, các doanh nghiệp của Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo Việt Doanh nghiệp chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1945, bảo hiểm hoạt động với tư cách là một dịch vụ tài chính. Từ năm 1952 trở về sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng với nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.38

Giai đoạn

37

Điều 389 Bộ luật dân sự 2005.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57 doanh nghiệp bảo hiểm dưới nhiều loại hình pháp lý: doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Sau 1975, một số doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân ở miền nam đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

Trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở nghiên cứu hoạt động bảo hiểm ở các nước phát triển trên thế giới, nghị định số 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm với nhiều tổ chức trong và ngoài quốc doanh để nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm.

Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Bởi lẽ theo quan điểm của mọi người và đặc biệt là các nhà làm luật thì đây là hoạt động thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó ít ai chú ý đến việc mua bảo hiểm hay ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề mua bảo hiểm cho hàng hóa trong nước. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa X và có hiệu lực ngày 01/04/2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Do hiện nay một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không còn phù hợp nữa nên Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 10 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011.

Trên đây là cơ sở lý luận chung nêu lên một cách khái quát về bảo hiểm hàng hóa trong nước. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể như thế nào để điều chỉnh vấn đề này thì người viết sẽ trình bày cụ thể ở chương 2: Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

CHƢƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG NƢỚC

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 31)