Vấn đề về nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.Vấn đề về nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm

3.4.1. Tồn tại

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Vấn đề đặt ra đối với nghĩa vụ đóng phí của bên mua bảo hiểm là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm mà không thực hiện nghĩa vụ đóng phí.

Về mặt lí luận ta thấy rằng, một khi bên mua bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro thay cho mình thì họ phải có trách nhiệm với đề nghị này. Bởi vì trước lời đề nghị đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải dự kiến số tiền bảo hiểm, mất nhiều chi phí để tính toán về phí bảo hiểm cũng như các chi phí để định giá hàng hóa, hình thành nên hợp đồng. Việc bên mua bảo hiểm đưa ra đề nghị và tiến hành giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm nhưng sao đó không đóng phí thể hiện sự vô trách nhiệm trước lời đề nghị của mình. Vì vậy, để tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định mà không thu được phí bảo hiểm và nhằm ngăn ngừa việc bên mua bảo hiểm đã tiến hành giao kết hợp đồng mà không chịu đóng phí, pháp luật nên quy định cụ thể hình thức chế tài áp dụng đối với bên mua bảo hiểm khi họ không đóng phí bảo hiểm.

3.4.2. Giải pháp

Người viết xin đưa ra kiến nghị quy định chế tài nhằm bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm và có chế tài thích đáng đối với bên đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm nhưng lại không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như sau:

Sau khi giao kết hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm như đã thỏa thuận thì phải bồi thường những thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm do hành vi này gây ra”.

Với quy định này sẽ góp phần hạn chế được tình trạng không đóng phí sau khi giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm và đền bù được các chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bỏ ra cho việc giao kết hợp đồng.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam 3.5. Vấn đề về chuyển nhƣợng hợp đồng bảo hiểm

3.5.1. Tồn tại

Bản chất của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác sẽ thay thế vị trí pháp lý của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng, theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng từng loại hợp đồng bảo hiểm mà chỉ quy định chung việc chuyển nhượng tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm tại điều 26 như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó”.

Rõ ràng, quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tại điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm còn quá chung chung và mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của bên mua bảo hiểm trong việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cho người thứ ba và việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, mà chưa đề cập đến điều kiện của bên nhận chuyển nhượng, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và hậu quả pháp lý của việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.

Việc chuyển nhượng có cần sự đồng ý của người được bảo hiểm hay không? Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng? Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng cho người khác, thì doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã kê khai không trung thực Giấy yêu cầu bảo hiểm mà theo điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thu phí đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ hay không? Lúc này quyền lợi chính đáng của người nhận chuyển nhượng với tư cách là người “ngay tình” có được bảo vệ hay không và phải giải quyết vấn đề này như thế nào?… Rõ ràng, đây là những nội

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

dung quan trọng nhưng Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã bỏ ngỏ, do vậy khi có tranh chấp phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

3.5.2. Giải pháp

Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng, đặc thù và khá phức tạp, đòi hòi cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, như đã phân tích tại phần những tồn tại của pháp luật, theo người viết thì nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp và hoàn thiện nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Người viết xin đưa ra kiến nghị bổ sung thêm hai khoản 3 và 4 cho Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

“3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng thì mọi quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm chấm dứt; đồng thời quyền, nghĩa vụ của người nhận chuyển nhượng theo hợp đồng bảo hiểm bắt đầu phát sinh và được đảm bảo đầy đủ.

4. Trường hợp sau khi bên mua bảo hiểm đã chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện và có bằng chứng chứng minh tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin mà nếu biết được thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, hoặc chấp nhận bảo hiểm với các điều kiện kèm theo, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đồng thời hoàn trả cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng số phí bảo hiểm mà họ đã đóng (trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng biết được hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin sai sự thật đó của bên mua bảo hiểm).”

Thông qua việc người viết chỉ ra những quy định còn vướng mắc của pháp luật, cũng như việc tìm hiểu, phân tích, đối chiếu những quy định pháp luật với thực tiễn, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn những vướng mắc, bất cập của pháp luật mà theo người viết là phù hợp với thực tiễn, hy vọng sẽ góp phần đưa bảo hiểm hàng hóa trong nước đi vào đời sống sản xuất của các thương nhân Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước ngày càng nhộn nhịp nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Rủi ro do các nhân tố tự nhiên hay con người đều tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, bảo quản hay lưu thông hàng hóa trên thị trường. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa trong nước ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Quy định của pháp luật về hoạt động này là cần thiết và pháp luật đã điều chỉnh vấn đề này.

Việt Nam là nước đi sau trong lĩnh vực bảo hiểm nên đã tiếp thu các kinh nghiệm xây dựng các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trên thế giới. Những quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước hiện nay tương đối phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng luật thì đã xuất hiện nhiều bất cập, mâu thuẫn giữa các quy định của luật chuyên ngành với luật chung. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Quy chế

pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại Việt Nam” người viết đã đưa ra được

những đề xuất, kiến nghị nhằm đóng góp cho những quy định điều chỉnh về bảo hiểm hàng hóa trong nước. Cụ thể như sau:

Người viết đã làm rõ những lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa trong nước, nêu lên được các đặc trưng riêng biệt của loại hình bảo hiểm này so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, từ đó thấy được vai trò to lớn của bảo hiểm hàng hóa trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Từ đây, người viết đã đi sâu vào tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước ở chương 2. Nhìn chung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã có những quy định chung điều chỉnh các loại hình bảo hiểm nhưng chưa có những quy định cụ thể và riêng biệt điều chỉnh nghiệp vụ bảo hiểm cho hàng hóa trong nước nên người viết đã dựa vào những quy định của bảo hiểm tài sản nói chung để lý giải cho những vấn đề liên quan đến bảo hiểm cho hàng hóa, bởi hàng hóa cũng là một loại tài sản của thương nhân. Người viết đã phân tích, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, nêu lên những điều hợp lý cũng như chưa hợp lý của pháp luật khi điều chỉnh hoạt động này.

Thông qua đó, người viết đã nêu lên được những quy định bất cập của pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong nước và đưa ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng của pháp luật về những quy định điều chỉnh hoạt động bảo hiểm hàng hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

trong nước cho phù hợp với thực tiễn, góp phần đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm hàng hóa trong thực tế.

Mục đích cuối cùng và lớn nhất của việc nghiên cứu này là đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý hiệu quả và khả thi hơn để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đối với hoạt động bảo hiểm hàng hóa trong nước một cách tốt nhất.

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự 2005; 2. Luật thương mại 1997;

3. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000; 4. Luật thương mại 2005;

5. Luật doanh nghiệp 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

6. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 ;

7. Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

8. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; 9. Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về

việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

10.Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;

11.Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

12.Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

13.Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

14. Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

15. Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28 tháng 04 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT-BTC và Thông tư số 156/2007/TT-BTC;

16. Thông tư số 03/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm;

17.Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Bùi Tiến Quý – Mạc Văn Tiến – Vũ Quang Thọ: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;

2. Dương Kim Thế Nguyên: Giáo trình Luật thương mại 1A, Trường Đại học Cần Thơ, 2006;

3. Đoàn Nguyễn Minh Thuận: Tập bài giảng pháp luật về bảo hiểm, Trường Đại Học Cần Thơ, 2012;

4. Đỗ Hữu Vinh: Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2003;

5. Đỗ Văn Đại: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, 2007;

6. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Giáo trình đào tạo đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2004; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Học viện tài chính: Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, 2005; 8. Huỳnh Văn Hoài: Tìm hiểu các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và

Quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nƣớc tại Việt Nam

9. Lê Đình Nghị (chủ biên): Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2010;

10.Lê Minh Hùng (chủ biên): Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb Hồng Đức, 2013;

11.Nguyễn Như Tiến: Thị trường bảo hiểm Việt Nam cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội, 2006;

12.Nguyễn Thị Thủy: Các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, tạp chí Khoa học pháp lý, số 5, 2002;

13.Nguyễn Thị Thủy: Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật trong bảo hiểm tài sản, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4, 2006;

14.Nguyễn Thị Thủy: Cơ sở pháp lý cho hoạt động Kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, tạp chí Khoa học pháp lý, số 1, 2001;

15.Nguyễn Thị Thủy: Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2012;

16.Nguyễn Văn Định: Giáo trình bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005;

17.Nguyễn Văn Định, Giáo trình Quản trị Kinh doanh bảo hiểm, Nxb Đại học

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về bảo hiểm hàng hóa trong nước tại việt nam (Trang 63)